Theo dữ liệu mới nhất được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giải mật, bằng chứng mà FBI sử dụng để điều tra cái gọi là “thông đồng Nga” của Tổng thống Trump không hề tồn tại.

Embed from Getty Images

Cựu điệp viên Anh Christopher Steele là người đã viết Hồ sơ chống Trump (Nguồn: TOLGA AKMEN / Getty images).

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra chỉ thị cho phép giải mật toàn bộ tài liệu liên quan đến vụ “thông đồng Nga”, FBI đã tiến hành giải mật hơn 94 trang tài liệu vào ngày 8/10. Hiện Fox News đã có được tài liệu này.

Một số nguồn tin thân cận cho biết, FBI đã sử dụng tài liệu này để làm rõ những thông tin nào có thể được xác minh trong “Hồ sơ Steele” (Steele Dossier) cáo buộc ông Trump “thông đồng Nga”.

Tài liệu được thiết lập như một bảng tính, ở cột bên trái hiển thị thông tin do cựu điệp viên người Anh Christopher Steele đề xuất, còn ở cột bên phải đánh dấu xem thông tin đó có được kiểm chứng hay có ghi chú phân tích hay không.

Ví dụ, Steele cáo buộc ông Trump ở trong “Phòng Tổng thống” tại Khách sạn Ritz-Carlton ở Moscow, thì bên phải của bảng tính ghi chú rằng “không xác nhận rằng ông Trump từng ở đây”, và “Hiện tại không có ‘phòng Tổng thống’ trên trang web của Khách sạn Ritz-Carlton.”

Screen Shot 2020 10 14 at 10.24.21
(Ảnh chụp màn hình tài liệu giải mật)

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận thấy nhiều mục cáo buộc đã được đệ trình mà không qua kiểm chứng hay phân tích, và họ cho rằng những cáo buộc này do ông Steele đưa ra từ những “nguồn tin thứ cấp”.

Hồi tháng trước, Fox News đưa tin, “nguồn tin thứ cấp” của Steele là đối tượng của cuộc điều tra phản gián của FBI từ năm 2009 đến năm 2011, nghi phạm có liên quan đến giới tình báo Nga.

Một nguồn thạo tin về hồ sơ tài liệu giải mật tiết lộ với Fox News: “FBI là một cơ quan thực thi pháp luật ưu việt trên thế giới, và đây có phải là những gì họ đang làm không? Không có gì ở đó cả.”

Tài liệu điện tử này cho thấy FBI chủ yếu dựa vào các báo cáo tin tức, trong khi nguồn tin cho biết, tin tức truyền thông lại quá phụ thuộc vào tin đồn công luận, cứ như vậy dần trở thành “vòng tròn luẩn quẩn”.

Ngoài ra, các nguồn tin còn nói với Fox News rằng trong vấn đề xác minh các nguồn tin như Steele, FBI luôn theo một quy trình đặc thù, cần một ban độc lập thực hiện thẩm tra. Nhưng Steele dường như không bị kiểm tra theo cách đó.

Steele đã đại diện cho Fusion GPS biên soạn Hồ sơ chống Trump. Fusion GPS được thuê để thực hiện các nghiên cứu đối lập do Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) và đội ngũ chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton tài trợ thông qua công ty luật Perkins Coie.

Hồ sơ sau đó được gọi là “Steele Dossier”, bao gồm các tuyên bố cáo buộc ông Trump thông đồng với Nga, được dùng làm cơ sở cho các lệnh của Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISA) nhằm chống lại cựu quản lý chiến dịch tranh cử của TT Trump, Carter Page.

Trước đó, hồi tháng 7, Fox News từng đưa tin rằng, nguồn tin chính trong “Hồ sơ Steele” về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, không phải là quan chức tại nhiệm hoặc cựu quan chức Nga, mà là nhân viên hợp đồng (không phải người Nga) của Steele. Fox News còn cho biết, thông tin mà nguồn tin cung cấp cho Steele là theo kiểu “nguồn tin thứ cấp và tin đồn”.

Có thông tin rằng vào tháng 1 và 3/2017, nguồn cung cấp tin cho Steele đã nói với FBI rằng thông tin trong Hồ sơ chống Trump của Steele là không đáng tin cậy.

Mặc dù FBI đã chú ý vấn đề độ tin cậy của “Hồ sơ Steele” nhưng họ vẫn tiếp tục tìm kiếm các lệnh của Đạo luật FISA để áp dụng cho ông Carter Page.

Việc giải mật các tài liệu điều tra “thông đồng Nga” càng làm nổi lên nhiều nội dung đáng kinh ngạc, những người ủng hộ ông Trump và đồng minh cho rằng những tài liệu này có ý nghĩa lớn, ít nhất chứng minh điều tra của FBI đối với chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump là vô căn cứ, thậm chí là bất hợp pháp.

Hôm 12/10, Tổng thống Trump nói với đông đảo người ủng hộ tại địa điểm vận động tranh cử ở Florida: “Sau cuộc bầu cử, chúng ta sẽ quan tâm đến họ hơn…” Điều này ngụ ý nếu tái đắc cử, ông Trump sẽ truy lùng những người muốn gây tổn hại cho ông thông qua vấn đề “thông đồng Nga”. Dự đoán, vấn đề này liên quan đến nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Obama, bao gồm cả các cựu quan chức FBI, trong tương lai họ có thể phải đối mặt với các vụ kiện và thậm chí phải ngồi tù.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: