Cùng với sự lên men của sự kiện rò rỉ email liên quan đến gia đình ông Biden và cuộc bầu Mỹ sắp đến gần, mối quan hệ giữa ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ  Biden và gia đình của ông với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở thành tâm điểm của dư luận. Qua điều tra, Epoch Times phát hiện giữa gia đình ông Biden, ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình thực sự có một câu chuyện không thể bỏ qua. Tổng thống Trump gần đây đã đưa ra bình luận “Con trai của Biden đi một chuyến đến Trung Quốc là kiếm ngay được 1,5 tỷ đô la” ​​không phải là không có ý.

Tap can binh Joe Biden
Ảnh phải: Ông Tập Cận Bình ( Falt i det fri) – Ảnh trái: Ông Joe Biden (Gage Skidmore)

Ngay từ những năm 1990, trong Quốc hội Mỹ, ông Joe Biden là người thuộc phe thân Cộng ủng hộ ĐCSTQ gia nhập WTO.

Sau khi ông Biden được ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Obama chọn làm người đồng hành tranh cử cùng mình vào năm 2008, gia đình ông Biden bắt đầu thử làm môi giới làm ăn quốc tế, bao gồm cả việc thu hút tiền từ Trung Quốc, giúp các công ty Trung Quốc hoàn thành giao dịch, giành được tài sản và công nghệ của Mỹ. 

1,25 tỷ USD vào năm 2012: Gia đình Biden lấy được giao dịch lớn đầu tiên từ Trung Quốc

Ngày 17/2/2012, đương nhiệm Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden đã có cuộc gặp mặt chính thức lần đầu tiên với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California, Mỹ.

Vào ngày diễn ra cuộc gặp này, trong bản tin ngày 17/2/2017 của Wall Street Journal cho biết “Nhóm khởi nghiệp Trung – Mỹ đã đạt được thỏa thuận chuyển hóa than” (China, U.S. Start-Up Team in Coal-Conversion Deal). Công ty năng lượng GreatPoint của Mỹ đã nhận được khoản đầu tư lên tới 1,25 tỷ USD từ Tập đoàn Vạn Hướng (Wanxiang Group) của Trung Quốc, trong đó có 402 triệu USD đầu tư cổ phần. Giao dịch này không chỉ là khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài lớn nhất mà Mỹ nhận được trong năm đó, mà còn vụ làm ăn lớn đầu tiên từ Trung Quốc mà gia đình Biden ông giành được.

Tháng 9/2008, chỉ vài tuần sau khi ông Biden được công bố là ứng cử viên Phó tổng thống, con trai của ông là Hunter Biden và con riêng của cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là Christopher Heinz, đã cùng sáng lập công ty tư vấn “Seneca Global Advisors”.

Công ty tư vấn Seneca của Hunter Biden sau khi thành lập đã giành được một thương vụ lớn đầu tiên, chính là thúc đẩy Tập đoàn Vạn Hướng Trung Quốc đầu tư vào công ty GreatPoint năm 2012.

Tập đoàn Vạn Hướng là nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn này trên danh nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc, người sáng lập Lỗ Quán Cầu (Lu Guanqiu) là một “doanh nhân hàng đầu” nổi tiếng ở Trung Quốc và có mối quan hệ sâu sắc với chính quyền ĐCSTQ. Khi còn sống, Lỗ Quán Cầu từng là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Vạn Hướng, nhiều lần tháp tùng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thăm Mỹ, trong đó có hai chuyến tháp tùng ông Tập Cận Bình thăm Mỹ.

GreatPoint là một công ty khởi nghiệp về năng lượng ở Mỹ. Trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình mà ông Lỗ Quán Cầu đi theo, Tập đoàn Vạn Hướng không chỉ đồng ý đầu tư 402 triệu USD vốn cổ phần vào Công ty GreatPoint ít được biết đến, mà còn đồng ý góp vốn thành lập một công ty liên doanh khí đốt tự nhiên dựa vào chuyển hóa than ở Tân Cương.

Trong bài báo ngày 8/10/2019 có tên “Mạng lưới lợi ích của Hunter Biden” (Hunter Biden’s web of interests) của Thời báo Tài chính Anh (Financial Times), đã phân tích về thương vụ hợp tác này giữa GreatPoint và Tập đoàn Vạn Hướng.

Financial Times đã chỉ ra trong bài viết, khách hàng của công ty Seneca Global Advisors của Hunter bao gồm GreatPoint. Tuy nhiên, tờ Financial Times nói rằng “không rõ liệu Hunter Biden có trực tiếp tham gia vào việc đạt được giao dịch đầu tư này hay không.”

Sự giao thoa giữa Tập đoàn Vạn Hướng có bối cảnh khác thường và gia đình ông Biden không chỉ giới hạn ở mối quan tâm của họ đối với ngành năng lượng của Mỹ; trên thực tế, trong quá trình lấy được các công nghệ kỹ thuật cao như pin và ô tô của Mỹ, Tập đoàn Vạn Hướng cũng có mối liên hệ phức tạp hệ với gia đình Biden.

Theo CNN đưa tin hồi tháng 8/2012, công ty A123 – một công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, thông báo rằng Tập đoàn Vạn Hướng sẽ mua lại 80% cổ phần của A123 Systems với giá 450 triệu USD và trở thành cổ đông lớn nhất của A123.

A123 là nhà sản xuất pin lithium lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất tại Mỹ vào thời điểm đó, từng là doanh nghiệp ngôi sao trong chính sách năng lượng mới của chính quyền ông Obama. Trong năm 2009 và 2010, công ty này đã nhận được 250 triệu USD tiền hỗ trợ cho vay bởi chính sách năng lượng mới.

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục, tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News) đưa tin vào tháng 1/2013, do công nghệ tiên tiến của A123 và cũng là nhà cung cấp cho quân đội Mỹ, nên đã có thời điểm Ủy ban đầu tư nước ngoài của Quốc hội Mỹ đã lấy lý do an ninh quốc gia và xói mòn công nghệ để phủ quyết kế hoạch đầu tư cổ phần của Tập đoàn Vạn Hướng cho A123. Tuy nhiên, công ty A123 sau đó đã đệ đơn lên tòa án bảo hộ phá sản, Tập đoàn Vạn Hướng sau đó đã mua lại toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của A123 ngoại trừ đơn hàng của của quân đội Mỹ với mức giá 257 triệu USD trong phiên đấu giá của tòa án.

Sau khi mua A123, Tập đoàn Vạn Hướng cũng nhắm đến một nhà sản xuất ô tô điện tiên tiến của Mỹ là Fisker. Mặc dù Fisker chưa bán được một chiếc xe năng lượng xanh nào tại Mỹ, nhưng công ty này đã nhận được 528 triệu USD từ chính quyền Tổng thống Obama để phát triển công nghệ xe thân thiện với môi trường.

Theo một báo cáo của truyền thông địa phương ở Delaware là tờ Delaware Business Now vào tháng 12/2013, khi Fisker tuyên bố phá sản vào năm 2013, các tài liệu phá sản của tòa án cho thấy rằng Hunter Biden là một trong những chủ nợ của công ty ô tô thân thiện với môi trường này.

Năm 2014, Tập đoàn Vạn Hướng đã mua lại công ty xe ô tô Fisker. Công ty A123 khi đó là nhà cung cấp pin cho Fisker.

Tập đoàn Vạn Hướng liên tiếp thu mua lại các công ty công nghệ cao của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng, ô tô, việc này đã khiến cho truyền thông Mỹ chú ý.

Theo một báo cáo tháng 6/2020 của Trung tâm Nghiên cứu Điều tra (IRC) tại Mỹ, năm 2013, News Journal đã hỏi đội ngũ của ông Biden về vai trò của Hunter trong việc mua lại Fisker, nhưng đội ngũ của ông Biden từ chối bình luận.

Hai công ty Mỹ là Fisker và A123 được mua lại bởi Tập đoàn Vạn Hướng, có hai điểm chung: Thứ nhất, họ đều đang nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến với khoản tài trợ khổng lồ bằng tiền thuế của người Mỹ; thứ hai, họ đều có mối quan hệ với gia đình Biden.

Điều đáng nói là mối quan hệ giữa Tập đoàn Vạn Hướng và ĐCSTQ là rất không bình thường, nó đã đóng một vai trò khác trong giao thiệp và thâm nhập nước ngoài của ĐCSTQ, thậm chí còn có ảnh hưởng nhất định đối với Bắc Triều Tiên.

Tháng 10/2016, United Press International (UPI) đưa tin , tháng 9/2016, Mỹ đã trừng phạt Công ty Hồng Tường (Hong Xiang) ở Đan Đông tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc do công ty làm ăn với Triều Tiên. Báo cáo trích dẫn các nguồn tin Triều Tiên nói rằng công ty này chỉ là một công ty Trung Quốc quy mô trung bình trong số nhiều công ty vi phạm lệnh cấm của Mỹ khi có hoạt động làm ăn với Triều Tiên; quy mô kinh doanh của Tập đoàn Vạn Hướng với Bắc Triều Tiên lớn hơn nhiều so với công ty Hồng Tường, thậm chí Tập đoàn Vạn Hướng còn có quyền khai thác khoáng sản độc quyền ở Bắc Triều Tiên.

Truy ngược lại lịch sử các giao dịch công khai giữa tập đoàn Vạn Hướng và gia đình Biden, có thể thấy rằng tập đoàn Vạn Hướng một mặt làm ăn trên quy mô lớn với Bắc Triều Tiên trong khi Bắc Triều Tiên đang bị Mỹ trừng phạt nghiêm khắc. Mặt khác, tập đoàn này cũng còn chi số tiền khổng lồ ở Mỹ để mua lại các công ty Mỹ và công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

1 tỷ USD năm 2013: Thương vụ làm ăn lớn thứ 2 của nhà Biden

Từ ngày 4 đến ngày 5/12/2013, Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden đã đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ mặt ông Tập Cận Bình, con trai Hunter của ông Biden đã đi cùng ông trong chuyến thăm này. Việc kinh doanh lớn mà công ty Seneca của Hunter đã đàm phán cùng sự tiến triển trong mối quan hệ giữa Biden với ĐCSTQ, đều có liên quan mật thiết với nhau về thời gian.

10 ngày sau chuyến thăm này, Hunter Biden đã đã hoàn tất đàm phán thương vụ lớn thứ hai giữa nhà Biden và công ty Trung Quốc dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ – phía Trung Quốc cung cấp khoản tiền 1 tỷ USD vào quỹ đầu tư. 

Ngày 16/12/2013, BHR Partners, một quỹ đầu tư tư nhân được thành lập tại Thượng Hải với quy mô quỹ ban đầu là 1 tỷ USD. Nửa năm sau, theo một báo cáo của Wall Street Journal vào ngày 10/7/2014, quy mô của quỹ BHR đã được nâng từ 1 tỷ USD từ kế hoạch ​​ban đầu lên 1,5 tỷ USD.

Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Cổ phần Bohai Huamei (BHR Partners) là một công ty quỹ tư nhân chuyên đầu tư và mua bán sáp nhập xuyên biên giới. Công ty này do Bohai Industrial Investment Fund Management và Harvest Fund Management của Trung Quốc, cùng Rosemont Seneca Partners và Thornton Group tại Mỹ cùng thành lập. 

Rosemont Seneca Partners được đồng sáng lập bởi Hunter Biden, Christopher Heinz (con trai riêng của cựu Ngoại trưởng John Kerry) và Devon Archer (cựu cố vấn của Ngoại trưởng John Kerry). Tập đoàn Thornton được thành lập bởi Lâm Tuấn Lương (James Lin) và James Bulger (con trai của ông William Bulger – cựu Chủ tịch Thượng viện bang Massachusetts). 

Tổng Giám đốc của Bohai Industrial Investment Fund Management Lý Tường Sinh (Jonathan Li) là Chủ tịch của BHR. Hunter Biden là một trong 9 thành viên Hội đồng quản trị, nắm giữ 10% cổ phần.

001 8
Hình ảnh giới thiệu ngắn về Hunter Biden khi làm quản lý của HBR được đăng trên truyền thông Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh từ internet).

Theo New Yorker đưa tin hồi tháng 7/2019, sau khi hai cha con Hunter và Biden đến thăm Bắc Kinh, Hunter không chỉ gặp Lý Tường Sinh, mà còn giới thiệu Lý với ông Biden. Hunter giải thích với New Yorker rằng cuộc gặp gỡ với Lý Tường Sinh chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ  và hình dung nó như một hoạt động giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, theo cuốn sách xuất bản năm 2018 có tên “Những đế chế bí mật” (Secret Empires: How Our Politicians Hide Corruption and Enrich Their Families and Friends) của Peter Schweizer, một nhà báo điều tra nổi tiếng người Mỹ, mười ngày sau khi Biden rời Trung Quốc, Rosemont Seneca (công ty của Hunter và Christopher Heinz) đã ký một thỏa thuận độc quyền với Ngân hàng Trung Quốc trị giá 1 tỷ USD để sáng lập BHR với sự ủng hộ của chính quyền ĐCSTQ. Cuốn sách của Schweitzer có tên “Tiền của Clinton” (Clinton Cash: The Untold Story of How and Why Foreign Governments and Businesses Helped Make Bill and Hillary Rich” từng thúc đẩy cuộc điều tra của FBI về Quỹ Clinton (Clinton Foundation) vào năm 2015.

Theo hồ sơ chính thức của ĐCSTQ, cơ cấu cổ phần hiện tại của Bohai Huamei (BHR) là 30% cho Bohai Industry, Shanghai Ample Harvest là 30%, Angju Investment là 10%, Thornton Group là 10% và Ulysses Diversified Inc là 10%, Skaneateles LLC là 10%. Trong đó, công ty Skaneateles là đại diện của Hunter Biden tại Trung Quốc.

Vào năm 2019, sau khi vụ bê bối gia đình Biden bị truyền thông Mỹ phanh phui, tháng 10/2019, Hunter cho biết anh ta sẽ từ chức ở Bohai Huamei (BHR). Bohai Huamei (BHR) cũng giải thích rằng Hunter đã không nhận lương trong thời gian Biden làm Phó Tổng thống Mỹ. Đến khi ông Biden giải nhiệm chức Phó Tổng thống, Hunter mới mua 10% cổ phần; đến nay, Hunter vẫn nắm giữ cổ phần, “nhưng không hề can thiệp vào phương hướng đầu tư của Bohai Huamei.”

Mặc dù Bohai Huamei (BHR) chưa công bố quy mô quỹ mà họ quản lý, nhưng theo một tự thuật trên LinkedIn của Lâm Tuấn Lương (James Lin), người sáng lập Thornton Group, cổ đông lớn của BHR thì HBR có ít nhất 6,5 tỷ USD tài sản đang được quản lý.

Điều đáng nói là, theo báo cáo của New York Times vào ngày 3/10/2019, Hunter Biden đã mua 10% cổ phần của Bohai Huamei (BHR) với mức giá 420.000 USD.

Một giao dịch khác mà ĐCSTQ trực tiếp đầu tư vào việc mua tài sản liên quan đến gia đình ông Biden đã xảy ra vào năm 2015. Công ty Rosemont Realty, một công ty bất động sản được thành lập bởi đối tác chính của Hunter Biden là Christopher Heinz (con trai riêng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry), đã được mua lại bởi công ty Gemini. Gemini là một công ty con tại Hồng Kông của Tập đoàn Viễn Dương (Sino-Ocean Group) thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Công ty Rosemont sở hữu bất động sản tại Mỹ trị giá hơn 1 tỷ USD. Được biết, Tập đoàn Viễn Dương cam kết mua tài sản của công ty tại Mỹ này với giá 3 tỷ USD.

Hunter từng là cố vấn cho Rosemont Realty. Sau khi hợp nhất, công ty bất động sản Gemini Rosemont đã đưa ra một tuyên bố vào năm 2019 cho biết rằng Hunter Biden đã từng làm việc tại Rosemont Realty, nhưng không liên quan với công ty Gemini Rosemont.

Quỹ BHR do gia đình Biden sáng lập, đầu tư vào công nghệ nhạy cảm Mỹ

Công ty Bohai Huamei (BHR) có sự tham gia cổ phần của gia đình Biden ở Trung Quốc có liên quan rất lớn đến chính quyền ĐCSTQ. Một trong những người sáng lập phía Trung Quốc của BHR, và là cổ đông lớn nhất của Bohai Industrial Investment Fund Management, chính là tổ chức ngân hàng đầu tư thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung Quốc của ĐCSTQ.

Sau khi Hunter Biden sáng lập HBR, công ty này đã đầu tư vào nhiều khoản kinh doanh liên quan đến công nghệ nhạy cảm của Mỹ và ĐCSTQ. 

Năm 2014, BHR trở thành “nhà đầu tư mỏ neo” (anchor investor) trong đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu của Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN). CNG là một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển lò phản ứng hạt nhân. Năm 2016, cố vấn CGN là Hách Tư Hùng (Szuhsiung hoặc Allen Ho) tại Mỹ bị buộc tội âm mưu hỗ trợ ĐCSTQ và lấy được một cách bất hợp pháp công nghệ hạt nhân nhạy cảm của Mỹ, sau đó Hách bị kết án hai năm tù.

Vào tháng 9/2015, BHR và công ty ô tô Trung Hàng (AVIC Automotive) đã cùng nhau mua lại 100% cổ phần của một công ty sản xuất thiết bị chống rung của Mỹ là Henniges Automotive. 

AVIC Automotive là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC). AVIC – một doanh nghiệp trung ương siêu lớn, là nhà sản xuất máy bay của quân đội ĐCSTQ. Các sản phẩm chính của công ty này bao gồm các loại máy bay chiến đấu của ĐCSTQ. Các thành phần linh kiện do Henniges Automotive sản xuất có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Sau khi hoàn tất thương vụ với Henniges Automotive, không lâu sau đó, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã ra mắt máy bay chiến đấu J-20 mới của mình. Vào tháng 8/2019, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã chỉ ra rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của ĐCSTQ là J-20, đã đánh cắp công nghệ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. 

Năm 2014, Mỹ liên tiếp bắt giữ hai công dân Trung Quốc bị tình nghi ăn cắp công nghệ máy bay chiến đấu F-35 tại một nhà máy ở Mỹ.

Ngày 31/10/2017, công ty nhận dạng khuôn mặt Megvii Trung Quốc (trước đây là Face ++) thông báo rằng họ đã hoàn thành vòng gọi vốn C trị giá 460 triệu USD và giới thiệu các nhà đầu tư mới bao gồm Bohai Huamei (BHR). Megvii đã bị Chính phủ Mỹ trừng phạt vì đã hỗ trợ ĐCSTQ thực thi nhận dạng khuôn mặt và giám sát người dân Trung Quốc.

Theo Tôn Vân / Epoch Times

MỜI XEM VIDEO:  “Tương phản như ngày và đêm” trong cuộc tranh biện “town hall”

Xem thêm: