Người chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2022 đã được công bố vào chiều ngày 7/10 tại Oslo, thủ đô của Na Uy. Nhà vận động nhân quyền Belarus – Ales Bialiatski, tổ chức nhân quyền Nga “Tưởng niệm” (Memorial) và tổ chức nhân quyền Ukraine “Trung tâm Tự do dân sự” (Center for Civil Liberties) cùng được vinh danh.

34ccf5b6a667d736ace3cd0d5fcb9b14
Giải Nobel Hòa bình 2022 đã được công bố, nhà vận động nhân quyền Belarus – Ales Bialiatski, tổ chức nhân quyền Nga “Tưởng niệm” (Memorial) và tổ chức nhân quyền Ukraine “Trung tâm Tự do dân sự” (Center for Civil Liberties) cùng được vinh danh. (Nguồn ảnh: Twitter của Nobel Prize)

Ủy ban Nobel Na Uy cho biết những người đoạt giải năm nay hoặc các tổ chức là đại diện của xã hội dân sự ở quốc gia của họ, nhiều năm qua đã tập trung thúc đẩy chỉ trích nhà cầm quyền và bảo vệ nhân quyền cơ bản của công dân. Họ đã có những nỗ lực phi thường để ghi lại tội ác chiến tranh, xâm hại nhân quyền và lạm quyền.

Ủy ban cho biết: “Họ đã cùng nhau thể hiện tầm quan trọng của xã hội dân sự đối với hòa bình và dân chủ.”

Ông Ales Bialiatski, người thành lập tổ chức nhân quyền Viasna vào năm 1996. Năm 2020, ông cùng tổ chức này đã giành được “Giải Sinh kế chính đáng” (Right livelihood Awards) của Thụy Điển. Ở châu Âu, nó thường được biết đến với cái tên “Giải Nobel Thay thế” (Alternative Nobel Prize).

Giải Nobel chỉ ra Viasna phát triển thành một tổ chức nhân quyền có nền tảng rộng rãi, ghi chép lại và kháng nghị những nhà cầm quyền sử dụng cực hình đối với các tù nhân chính trị.

Tổ chức nhân quyền Ukraine là Trung tâm Tự do Dân sự cũng đoạt được giải. Tài khoản Twitter chính thức của Giải Nobel đã viết rằng tổ chức này được thành lập để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Ukraine. Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, Trung tâm Tự do Dân sự đã tập trung xác định và lập hồ sơ về tội ác chiến tranh của Nga đối với người dân Ukraine, đóng vai trò trong việc truy cứu những người có tội.

Một tổ chức giành giải thưởng khác là tổ chức nhân quyền Nga Memorial. Tổ chức này đã thu thập và xác minh thông tin về sự ngược đãi con người và tội ác chiến tranh của các lực lượng Nga và thân Nga trong Chiến tranh Chechnya. Vào năm 2009, người đứng đầu chi nhánh của tổ chức ở Chechnya, bà Natalia Estemirova đã bị giết vì công việc này.

Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho 2 người bảo vệ tự do báo chí, nhà báo Maria Ressa của Philippines và nhà báo Dmitry Muratov của Nga, để biểu dương “vì họ bảo vệ quyền tự do ngôn luận”.

Các ứng cử viên nổi tiếng cho giải Nobel Hòa bình 2022 bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya, cô gái khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Giáo hoàng Công giáo Francis, v.v.

Hai nhà báo nhận Giải thưởng Hòa bình năm 2021 là ông Dmitry Muratov của Nga và bà Maria Ressa của Philippines đã đấu tranh cho sự tồn tại của các tổ chức tin tức của họ trong năm qua, họ đã đối đầu với các biện pháp của chính phủ nhằm bịt miệng họ.

Hãng tin AP đưa tin, ông Dmitry Muratov và bà Maria Ressa đã được trao giải Nobel Hòa bình năm ngoái vì “nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài”. Nhận giải Nobel Hòa bình có thể mang lại cho các nhà hoạt động dân sự hoặc các tổ chức quốc tế chuyên trách vì hòa bình và nhân quyền nhiều cơ hội hơn, để những phấn đấu của họ được coi trọng, nhưng sự việc không phải lúc nào cũng như vậy.

Nhà báo Philippines Maria Ressa và trang tin Rappler do bà đồng sáng lập năm 2012 đã phải đối mặt với những rắc rối pháp lý dưới thời cầm quyền của cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Sau khi ông Duterte kết thúc nhiệm kỳ 6 năm đầy biến động vào ngày 30/6, tình hình cũng không thuyên giảm.

Có tranh cãi cho rằng những người ra sức thúc đẩy hòa bình không hẳn đều có thể được trao giải Nobel Hòa bình. Ví dụ đáng chú ý nhất là ông Mahatma Gandhi người Ấn Độ, người đã cống hiến cuộc đời mình cho phong trào bất bạo động nhưng chưa bao giờ giành được giải thưởng.

Một số người giành được giải thưởng nhưng lại cô phụ vinh dự này. Ví dụ, Giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo của Đông Timor, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1996, bị buộc tội tấn công tình dục nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Tòa thánh bắt đầu hạn chế việc di chuyển và chức vụ mục vụ của ông từ 2 năm trước, sau đó tăng cường quản chế hơn nữa.

Chính trị gia nhân quyền Aung San Suu Kyi đã nỗ lực cho con đường đi tới dân chủ của Myanmar trong một thời gian dài. Bà đã được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 1991. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bà đã bị chỉ trích vì giữ im lặng về cuộc đàn áp của quân đội đối với những người Rohingya theo đạo Hồi.

Giải Nobel Hòa bình cũng không phải được trao hàng năm, nó đã bị đình chỉ nhiều lần trong Thế chiến I và Thế chiến II. Năm 1948, khi ông Gandhi qua đời, ủy ban thậm chí đã ngừng trao giải Hòa bình năm đó với lý do “trong những người còn sống không có ai thích hợp để trao giải”.