“Đả đảo chế độ độc tài,” Pedro Del Cueto thốt lên với một phóng viên NewsHour của PBS. “Đả đảo gia đình trị Castro. Đả đảo những con chó cộng sản.”

Embed from Getty Images

Các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật tuần trước, bao gồm việc phản đối tình trạng thiếu vắc-xin và giá cả tăng cao, đã trở nên nguy hiểm hơn đối với Đảng cộng sản cầm quyền ở Cuba. Những người biểu tình đã tuần hành tới trụ sở của họ và phất cao cờ Mỹ, dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình tại hơn 40 thành phố và thị xã có thể dẫn đến thay đổi chính trị cơ bản trên hòn đảo.

Liệu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 30 năm của Cuba có trở thành cuộc cách mạng đầu tiên của họ trong 62 năm? 

Không chỉ chế độ Cuba lo lắng. Nhà cầm quyền ở Bắc Kinh cũng tỏ ra lo lắng, khi tất cả mọi thứ họ có đang bị đe dọa bởi những gì đang xảy ra cách nửa vòng trái đất.

Vì sao? Như một tiền đề, nhà nước Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Cuba. “Trung Quốc sử dụng Cuba làm nền tảng cho nhiều hoạt động tình báo và an ninh khu vực,” Joseph Humire, giám đốc điều hành Trung tâm Xã hội Tự do Bền vững, nói với Newsweek. “Điều này bao gồm một trạm thu thập tin tức tình báo đặc biệt từng được  sử dụng để ngăn chặn hệ thống truyền tải thông tin tại Mỹ,” ông bổ sung, đề cập đến cơ sở Lourdes ở phía tây Havana từng được Liên Xô vận hành.

“Quan hệ giữa Trung Quốc với Cuba bị cắt đứt sau cuộc chia rẽ Trung – Xô, khi đó Cuba liên minh với Liên Xô,” ông Evan Ellis thuộc trường Chiến tranh Quân đội Mỹ, cho biết. “Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ và rút hẳn các khoản trợ cấp của Liên Xô cho Cuba, Trung Quốc bắt đầu tăng cường quan hệ.”

Ông Ellis nói, ban đầu tiên Bắc Kinh “thận trọng” trong việc ủng hộ hộ công khai đối với Havana, vì họ lo ngại về phản ứng của Washington. Ngày nay, người Trung Quốc táo bạo hơn nhiều và trở thành bên bảo trợ lớn nhất cho chế độ Cuba, cùng với Venezuela, ông Humire chỉ rõ.

Ví dụ, Trung Quốc đã giúp xây dựng trụ cột cho internet và truyền thông của Cuba với thiết bị và phần mềm từ Công ty Công nghệ Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, cùng với công ty chị em ZTE. Quyết định của Bắc Kinh đã giúp Chủ tịch Miguel Diaz-Canel có khả năng đóng mở truy cập internet tuỳ ý. Trong những ngày gần đây, đã có nhiều đợt cắt điện, rõ ràng là nhằm ngăn chặn tin tức về các cuộc biểu tình đang bùng nổ nhanh chóng không bị lan truyền rộng rãi hơn.

“Các công ty Trung Quốc ngày nay đang cung cấp các cấu trúc “tín nhiệm xã hội” nguyên mẫu của Trung Quốc để giúp chính quyền Cuba triển khai việc đăng nhập có kiểm soát vào truyền thông và công nghệ thông tin tương tự như ở Trung Quốc,” ông Ellis nói với Newsweek.

 

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ Havana không chỉ vì Cuba cung cấp một địa điểm nghe lén, mà Trung Quốc đang nhiều dự án phát triển đang gặp rủi ro ở đây. Bắc Kinh cũng tin rằng sự tồn tại của chính chế độ Trung Quốc cũng lâm vào tình trạng nguy hiểm. Sau mỗi làn sóng biểu tình trước đó ở bất cứ nơi đâu, như các cuộc biểu tình năm 1989, Mùa xuân Ai Cập và tất cả các “cuộc cách mạng màu sắc” – Đảng cộng sản Trung Quốc đều ráo riết hành động để ngăn chặn các phong trào tự do ở nước ngoài truyền cảm hứng cho người dân Trung Quốc.

Thoạt nhìn, Bắc Kinh đã giúp nhiều người Trung Quốc trở nên giàu có, không phải lo lắng về tình trạng bất ổn để họ phải ra đường như người Cuba. Tuy nhiên, vấn đề đối với lãnh đạo Trung Quốc là các cuộc biểu tình không phải do tình trạng cơ cực. Các cư dân giàu có ở Hồng Kông – nơi tổng sản phẩm thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao gấp 5,3 lần của Cuba – năm 2019 đã xuống đường biểu tình với số người khổng lồ, và họ đang tiếp tục thể hiện sự kháng cự theo nhiều cách khác nhau. Đảng cộng sản biết, tự do là mầm mống có thể lây lan rất nhanh.

Đến nay, Bắc Kinh đã thành công vượt bậc không chỉ trong việc giữ vững quyền lực ở trong nước, mà còn ở việc đẩy lùi dân chủ trên khắp thế giới. “Chắc chắn hiện tại các chế độ độc tài đang hoạt động thuận lợi,” Gerald Seib của Tạp chí Phố Wall, viết.

Trong khảo sát trên toàn thế giới gần đây nhất, Freedom House đã quan sát thấy tình trạng “thụt lùi về dân chủ” đã ngày càng trở nên sâu sắc. Tổ chức này báo cáo rằng tự do trên toàn cầu đã suy giảm trong 15 năm liên tiếp.

Nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rõ sức nặng của tình hình và đang hoạt động tích cực để lan truyền những câu chuyện về sự thân thiện của Havana. “Như phía Cuba đã chỉ ra, lệnh cấm vận của Mỹ là nguồn gốc gây ra tình trạng thiếu thốn thuốc men và năng lượng ở Cuba,” người phát ngôn Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hôm thứ Ba tuần trước tại cuộc họp báo thường kỳ. “Mỹ nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Cuba và đóng vai trò tích cực trong việc giúp đỡ người dân Cuba vượt qua ảnh hưởng của đại dịch.”

Tháng trước, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong năm thứ 29 liên tiếp, đã kêu gọi Washington chấm dứt cấm vận đối với Cuba. Ông Triệu nói nghị quyết của LHQ “cho thấy lời kêu gọi rộng rãi từ cộng đồng quốc tế.”

Và đó dường như cũng là ý chí của Tổng thống Joe Biden, người đã vận động chấm dứt cấm vận. Dưới chính quyền Obama – Biden, Mỹ đã công nhận chế độ Castro và chuyển sang thiết lập lại quan hệ kinh tế. Nhưng Tổng thống Trump đã thắt chặt cấm vận và bổ sung lại hòn đảo vào danh sách quốc gia hỗ trợ khủng bố của Bộ Ngoại giao.

Không rõ hiện giờ ông Biden sẽ làm gì. Hôm thứ Hai, Tổng thống đã thông qua một tuyên bố kêu gọi chế độ Cuba “lắng nghe người dân và đáp ứng nhu cầu của họ tại thời điểm sống còn này, hơn là làm giàu cho chính họ.” Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn tiếp tục né tránh vấn đề như đã làm hầu như suốt năm nay. Hôm thứ Ba, những người biểu tình tại Tamp đã đồng thanh hô vang “Biden đang ở đâu?” 

Biden, nếu ông ta tích cực đánh bại chế độ Cuba như Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ họ, sẽ giải quyết được vấn đề. Lịch sử sẽ được viết vào thời điểm này. 

“Thật khó để nói liệu người dân Cuba, giống như các công dân Hồng Kông đang chống lại sự đàn áp của chính phủ trung ương Trung Quốc, có đại diện cho việc khởi đầu một làn sóng chống độc tài mới hay chỉ là những chú dẫn trong một thời điểm khó khăn nói chung đối với những người cổ vũ cho dân chủ,” Seib viết.

Việc Chủ tịch Diaz-Canel có thể dập tắt các cuộc biểu tình hay không phụ thuộc một phần vào việc liệu ông Biden có áp đặt trừng phạt lên Havana vì sử dụng vũ lực hay không. Tổng thống Mỹ có sử dụng quyền lực của ông để ngăn chặn lãnh đạo Cuba ngừng đàn áp các cuộc biểu tình trên toàn quốc hay không?

Ông Biden nên nhận ra rằng nước Mỹ, dù thích hay không, đang tham gia vào một cuộc đấu tranh khốc liệt khắp mọi nơi. Sau rốt, cuộc chiến giữa độc tài và dân chủ đang diễn ra trên bình diện toàn cầu.

Gordon G. Chang là tác giả cuốn “Sự sụp đổ đang tới của Trung Quốc.”

Quan điểm thể hiện trong bài này là của riêng tác giả.