Học giả Jeffrey Sachs của Đại học Columbia Hoa Kỳ chỉ ra rằng chiến tranh tàn khốc đang diễn ra ở Ukraine là do Mỹ thúc đẩy và châm ngòi mà thành. Giải cái gốc đó thì mới có hòa bình, chứ hòa bình sẽ không đến bằng cách tiếp tục đưa vũ khí vào chiến trường Ukraine theo tuyên truyền của truyền thông phương Tây. Bài viết đăng ngày 23/5 của ông lấy việc đưa ra các bằng chứng làm chủ đạo, và xoay quanh 2 điểm châm ngòi lớn nhất của Hoa Kỳ: Thúc đẩy NATO mở rộng bao vây Nga, và tiến hành đảo chính 2014 ở Ukraine để lập ra chính quyền thù hận Nga.

GettyImages 481551176
Học giả Jeffrey Sachs của Đại học Columbia Hoa Kỳ. (Nguồn ảnh: TIZIANA FABI/AFP qua Getty Images)

Là một người Mỹ và không ủng hộ Nga, ông thể hiện rằng phân tích của ông là một nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình chứ không phải để biện minh cho những gì Nga đang làm. Học giả Jeffrey Sacks không phải là người Mỹ đầu tiên đưa ra nhìn nhận rằng Mỹ là tác nhân gốc châm ngòi chiến tranh ở Ukraine. Giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago, tỷ phú Elon Musk chủ nhân nhiều doanh nghiệp công nghệ, và đạo diễn Oliver Stone tác giả phim “Trung Đội” về chiến tranh Việt Nam, là những người từng đưa ra các nhận định tương tự.

Vì đây là cuộc chiến do bị châm ngòi mà thành, do đó, theo phân tích của ông Jeffrey Sachs, đưa thêm vũ khí vào chiến trường Ukraine không phải là con đường dẫn đến hòa bình, mà trái lại, đó là con đường khiến chiến tranh leo thang vào gia tăng thêm đau khổ cho người dân Ukraine.

230602 uca 01
22 triệu người Ukraine đã qua đường biên giới để rời khỏi nước này kể từ chiến tranh 2/2022, theo con số mới nhất của Liên Hợp Quốc. Trước chiến tranh, Ukraine có 41 triệu dân. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Dưới đây là nguyên văn bài luận:

Screenshot 2023 06 02 at 6.41.27 AM
(Ảnh chụp màn hình website)

Chiến tranh ở Ukraine là bị châm ngòi, và tại sao điều đó lại quan trọng để đạt được hòa bình.

Bằng cách nhận ra rằng vấn đề việc mở rộng NATO là trung tâm của cuộc chiến này, chúng ta hiểu tại sao vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không chấm dứt cuộc chiến này. Chỉ có những nỗ lực ngoại giao mới có thể làm được điều đó.

George Orwell đã viết vào năm 1984 rằng “Ai nắm quá khứ sẽ nắm tương lai, ai nắm hiện tại sẽ nắm quá khứ.”

Các chính phủ đang làm việc không ngừng để bóp méo nhận thức của công chúng về quá khứ.

Liên quan đến Chiến tranh Ukraine, chính quyền Biden đã nhiều lần tuyên bố sai sự thật rằng Chiến tranh Ukraine bắt đầu bằng một cuộc tấn công vô cớ của Nga vào Ukraine vào ngày 24/2/2022. Trên thực tế, cuộc chiến đã được Mỹ châm ngòi kích động theo cách mà các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã lường trước tận nhiều thập kỷ trước khi xảy ra chiến tranh, nghĩa là chiến tranh lẽ ra có thể tránh được, và bây giờ nên chấm dứt nó thông qua đàm phán.

Nhận ra rằng chiến tranh đã bị châm ngòi thúc đẩy sẽ giúp chúng ta hiểu cách ngăn chặn nó. Đây không phải là biện minh cho cuộc xâm lược của Nga. Một cách tiếp cận tốt hơn nhiều đối với Nga có thể là tăng cường ngoại giao với châu Âu và với thế giới ngoài phương Tây để giải thích và chống lại chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ.

Kỳ thực, nỗ lực không ngừng của Mỹ nhằm mở rộng NATO đang bị phản đối rộng rãi trên khắp thế giới, vì vậy chính sách ngoại giao thay vì chiến tranh có thể sẽ hiệu quả.

Nhóm Biden liên tục sử dụng từ “vô cớ” [để miêu tả Nga], như gần đây nhất là trong bài phát biểu quan trọng của Biden nhân kỷ niệm một năm chiến tranh, trong một tuyên bố gần đây ở NATO, và trong tuyên bố gần đây nhất ở G7. Các phương tiện truyền thông chính thống thân thiện với Biden chỉ đơn giản là lặp lại các luận điểm của Nhà Trắng. New York Times là thủ phạm chính, đã mô tả “cuộc xâm lược vô cớ” không dưới 26 lần, trong 5 bài xã luận, 14 chuyên mục ý kiến ​​của các nhà văn NYT, và thậm chí cả trong 7 bài bình luận ‘trái chiều’ của khách mời!

Trên thực tế, có hai hành động khiêu khích chủ yếu của Hoa Kỳ.

Đầu tiên là Hoa Kỳ muốn mở rộng NATO sang Ukraine và Georgia nhằm bao vây Nga ở khu vực Biển Đen bằng các nước thành viên của NATO (Ukraine, Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia, theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ trên bản đồ).

Thứ hai là Hoa Kỳ đóng vai trò trong việc dựng nên một chế độ thù ghét Nga ở Ukraine bằng bạo lực lật đổ Tổng thống Ukraine mà thân với Nga —Viktor Yanukovych, vào tháng 2/2014.

Chiến tranh Ukraine đã khai hỏa từ lâu, bắt đầu từ việc lật đổ Tổng thống Yanukovych cách đây 9 năm, chứ không phải vào tháng 2/2022 như Chính phủ Hoa Kỳ, NATO và các nhà lãnh đạo G7 luôn tìm cách khiến công chúng tin tưởng.

Chìa khóa cho hòa bình ở Ukraine là thông qua các cuộc đàm phán trên nền tảng tính trung lập của Ukraine và việc NATO không mở rộng.

Biden và nhóm chính sách đối ngoại của ông từ chối thảo luận về nguồn gốc của cuộc chiến. Bởi vì nhận ra chúng sẽ làm lộ ra chính quyền theo 3 điểm.

Đầu tiên, nó sẽ phơi bày thực tế rằng chiến tranh có thể tránh được hoặc dừng lại sớm, tránh cho Ukraine sự tàn phá hiện tại và Mỹ đã lập ngân quỹ hơn trăm tỷ đô la cho đến nay.

Thứ hai, nó sẽ phơi bày vai trò cá nhân của Tổng thống Biden trong cuộc chiến với tư cách là người tham gia lật đổ ông Yanukovych, và trước đó là người ủng hộ trung thành cho tổ hợp công nghiệp-quân sự và ủng hộ rất sớm việc mở rộng NATO.

Thứ ba, nó sẽ đẩy ông Biden vào bàn đàm phán, làm suy yếu nỗ lực tiếp tục thúc đẩy mở rộng NATO của chính quyền.

Các tài liệu lưu trữ [sau được giải mật] cho thấy một cách không thể chối cãi rằng Chính phủ Hoa Kỳ và Đức đã nhiều lần hứa với Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không di chuyển “một cm nào về phía đông” nếu Liên Xô giải tán liên minh quân sự Hiệp ước Warsaw. Vậy mà, kế hoạch mở rộng NATO của Mỹ đã bắt đầu từ đầu những năm 1990, trước khi ông Vladimir Putin làm Tổng thống Nga. Năm 1997, chuyên gia an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski [năm 1997] đã đưa ra lộ trình mở rộng NATO với độ chính xác đáng kinh ngạc [so với những gì diễn ra trên thực tiễn sau đó].

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Ukraine biết rõ rằng việc mở rộng NATO sẽ dẫn đến chiến tranh. Học giả kiêm chính khách vĩ đại của Hoa Kỳ George Kennan gọi việc mở rộng NATO là một “sai lầm định mệnh”, viết trên tờ New York Times [năm 1997 như một lời tiên đoán mà nay dường như đã thành sự thật] rằng, “Một quyết định như vậy có thể sẽ thổi bùng khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc, chống phương Tây và quân phiệt trong quan điểm [giới chức] Nga; có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền dân chủ Nga; có thể sẽ khôi phục bầu không khí Chiến tranh Lạnh trong quan hệ Đông-Tây, và thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga đi theo những hướng hoàn toàn không theo mong muốn của [người Mỹ] chúng ta.”

Bộ trưởng Quốc phòng William Perry của Tổng thống Bill Clinton cân nhắc từ chức để phản đối việc mở rộng NATO. Khi hồi tưởng về thời điểm giữa những năm 1990 quan trọng này, ông Perry đã nói như sau vào năm 2016: “Hành động đầu tiên thực sự khiến chúng ta đi theo hướng xấu là khi NATO bắt đầu mở rộng, đưa các quốc gia Đông Âu vào, một số trong số đó có biên giới với Nga. [Kỳ thực] vào thời điểm đó, [người Mỹ] chúng ta đang hợp tác chặt chẽ với Nga và họ bắt đầu quen với ý tưởng rằng NATO có thể là bạn chứ không phải là kẻ thù… nhưng họ rất khó chịu khi NATO tiến sát biên giới của họ, và họ đã đưa ra một kêu gọi mạnh mẽ để chúng ta đừng tiếp tục làm như vậy.”

Năm 2008, Đại sứ Mỹ tại Nga lúc bấy giờ và hiện là Giám đốc CIA, William Burns, đã gửi một bức điện tín tới Washington như một cảnh báo dài về những rủi ro nghiêm trọng của việc mở rộng NATO: “Nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine và Georgia không chỉ chạm đến dây thần kinh của Nga, mà còn gây ra những lo ngại nghiêm trọng về hậu quả đối với sự ổn định trong khu vực. Nga không chỉ nhận thấy sự bao vây, nỗ lực làm suy yếu ảnh hưởng của Nga trong khu vực mà còn lo ngại những hậu quả khó lường, khó kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của Nga. Các chuyên gia nói với chúng tôi rằng Nga đặc biệt lo lắng rằng sự chia rẽ mạnh mẽ ở Ukraine về tư cách thành viên NATO, với phần lớn cộng đồng người gốc Nga chống lại tư cách thành viên, có thể dẫn đến sự chia rẽ lớn, liên quan đến bạo lực hoặc tệ nhất là nội chiến. Trong trường hợp đó, Nga sẽ phải quyết định có can thiệp hay không; một quyết định mà Nga không muốn phải đối mặt.”

Các nhà lãnh đạo Ukraine biết rõ ràng rằng việc gây sức ép để NATO mở rộng lãnh thổ Ukraine đồng nghĩa với chiến tranh. Cố vấn của Zelensky lúc bấy giờ, Oleksiy Arestovych, đã nói thẳng trong một phỏng vấn năm 2019 rằng “cái giá phải trả của chúng tôi khi gia nhập NATO sẽ là một cuộc chiến lớn với Nga.”

Giai đoạn 2010–2013, ông Yanukovych đẩy mạnh quan điểm trung lập, phù hợp với dư luận Ukraine. Hoa Kỳ đã bí mật làm việc để lật đổ ông Yanukovych, như được ghi lại một cách sống động trong đoạn ghi âm [lén] nói chuyện giữa Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Victoria Nuland và Đại sứ Hoa Kỳ Geoffrey Pyatt lập kế hoạch cho chính phủ sau khi lật đổ ông Yanukovych, chỉ vài tuần trước khi lật đổ ông Yanukovych bằng bạo lực. Bà Nuland nói rõ trong cuộc điện đàm rằng bà đang phối hợp chặt chẽ với Phó Tổng thống khi đó là ông Biden và cố vấn an ninh quốc gia của ông là Jake Sullivan, cũng chính nhóm Biden-Nuland-Sullivan hiện đang là trung tâm trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine.

Sau khi ông Yanukovych bị lật đổ, chiến tranh nổ ra ở Donbas, trong khi Nga tuyên bố chủ quyền Crimea. Chính phủ mới của Ukraine đã kêu gọi trở thành thành viên NATO, và Hoa Kỳ đã trang bị vũ khí và giúp tái cấu trúc quân đội Ukraine để quân đội này có thể tương thích với NATO. Vào năm 2021, cả NATOChính quyền Biden đều cam kết mạnh mẽ việc đưa Ukraine vào NATO.

Ngay trước cuộc xâm lược của Nga, việc mở rộng NATO là giai đoạn trung tâm. Ông Putin đã đưa ra Dự thảo Hiệp ước Nga-Mỹ (17/12/2021) kêu gọi ngừng mở rộng NATO. Lãnh đạo Nga coi việc mở rộng NATO là nguyên nhân gây chiến trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Nga ngày 21/2/2022. Trong bài phát biểu trước quốc dân ngày hôm đó, ông Putin tuyên bố việc mở rộng NATO là lý do chính dẫn đến cuộc xâm lược.

Nhà sử học Geoffrey Roberts đã viết vào năm ngoái: “Liệu chiến tranh có thể được ngăn chặn bởi một thỏa thuận giữa Nga và phương Tây nhằm ngăn chặn sự mở rộng của NATO và vô hiệu hóa Ukraine để đổi lấy sự đảm bảo chắc chắn về độc lập và chủ quyền của Ukraine không? Hoàn toàn có thể.”

author wpv 480x480
Nhà sử học Geoffrey Roberts. (Ảnh: geoffreyroberts.net)

Vào tháng 3/2022, Nga và Ukraine đã báo cáo rằng hai bên đã đạt tiến trình hướng tới một cuộc thương lượng nhanh chóng kết thúc chiến tranh dựa trên sự trung lập của Ukraine. Naftali Bennett, cựu Thủ tướng Israel và từng là người trung gian hòa giải đã nói rằng một thỏa thuận gần như đã đạt được rồi, nhưng sau đó Mỹ, Anh và Pháp đã ngăn cản.

Chính quyền Biden tuyên bố cuộc xâm lược của Nga là vô cớ, nhưng trên thực tế thì Nga theo đuổi các lựa chọn ngoại giao vào năm 2021 để tránh chiến tranh, còn Biden từ chối ngoại giao, nhấn mạnh luận điệu rằng Nga không có bất kỳ tiếng nói nào về vấn đề mở rộng NATO. Và Nga đã thúc đẩy ngoại giao vào tháng 3/2022, trong khi nhóm Biden một lần nữa ngăn chặn một kết thúc ngoại giao cho chiến tranh.

Bằng cách nhận ra rằng vấn đề mở rộng NATO chính là trung tâm của cuộc chiến này, chúng ta hiểu tại sao vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không hề là lời giải chấm dứt cuộc chiến này. Nó chỉ sẽ buộc Nga phải leo thang [theo Mỹ] để ngăn NATO mở rộng sang Ukraine.

Chìa khóa cho hòa bình ở Ukraine là thông qua các cuộc đàm phán dựa trên tính trung lập của Ukraine và việc NATO không mở rộng.

Việc chính quyền Biden nhất quyết mở rộng NATO sang Ukraine đã khiến người dân Ukraine trở thành nạn nhân của những tham vọng quân sự không thể đạt được và tuyên truyền bóp méo sự thật của Hoa Kỳ.

Đã đến lúc chấm dứt các hành động khiêu khích, và đã nên đàm phán để khôi phục hòa bình cho Ukraine.

Theo học giả Jeffrey Sachs