Huawei bị cáo buộc thâm nhập một trung tâm nghiên cứu tại Đại học Cambridge, bởi vì hầu hết các học giả ở trung tâm này bị phát hiện có liên hệ với công ty Trung Quốc. Về vấn đề này, một số người đã kêu gọi tiến hành một cuộc “điều tra khẩn cấp” về sự phụ thuộc của Anh vào Trung Quốc.

p3005751a554946465
Cổng chính Trường Kinh doanh Judge – Đại học Cambridge. (Nguồn ảnh: Basher Eyre/ cc-by-sa2.0)

Theo một cuộc điều tra được thực hiện bởi The Times, trong số 4 giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc (CCCM) của Đại học Cambridge, có 3 người có liên quan đến Huawei. Người được gọi là trưởng đại diện là một cựu phó chủ tịch cấp cao của Huawei, từng được Chính phủ Trung Quốc tuyển dụng.

Những người chỉ trích nói rằng trung tâm này rất gần với trường Peterhouse, điều này cho thấy Đại học Cambridge tự cho phép mình bị Huawei phá hoại, Huawei là một công ty viễn thông bị cáo buộc có liên hệ với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Johnny Patterson, giám đốc chính sách của tổ chức “Quan sát Hồng Kông” (Hong Kong Watch), cho biết trung tâm này dường như đã bị Huawei “thâm nhập“, ông cũng thúc giục các trường đại học tiến hành điều tra về việc này.

Những tuyên bố này được đưa ra sau khi 20 trường đại học nổi tiếng của Anh đã đồng ý nhận hơn 40 triệu bảng Anh do Huawei và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cung cấp trong những năm gần đây. Năm 2018, Đại học Oxford đã tuyên bố rằng họ sẽ không nhận tài trợ từ Huawei nữa.

Hôm 12/9, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, Ngài Iain Duncan Smith cho biết, trong những năm gần đây, các trường đại học Anh “phụ thuộc quá nhiều vào các quỹ của Trung Quốc” và Đại học Cambridge là “một trong những người kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất”. Ông nói thêm: “Chính phủ cần khẩn trương thành lập một nhóm điều tra để điều tra sự phụ thuộc của Vương quốc Anh vào Trung Quốc trong một loạt tổ chức và công ty.”

Nghị sĩ đảng Bảo thủ Tom Tugendhat, người phụ trách Nhóm nghiên cứu Trung Quốc (China Research Group) và là chủ tịch của Ủy ban chuyên trách đối ngoại cho biết: “Ảnh hưởng học thuật được nhận thức ra hiển nhiên là một vấn đề, giống như các trường đại học sẽ không bao giờ lấy tiền của công ty thuốc lá để điều tra mối liên hệ thuốc lá với bệnh ung thư, các tổ chức cũng cần phải rất cẩn thận về nơi họ nhận tiền.”

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc trực thuộc Trường Kinh doanh Judge – Đại học Cambridge, trung tâm này cung cấp chương trình học về kinh doanh được cho là “dành riêng cho các nhà quản lý cấp cao của các công ty hàng đầu của Trung Quốc và phi Trung Quốc”. Một nhà nghiên cứu danh dự của trung tâm này đã viết một cuốn sách ca ngợi Huawei về “khả năng biến giới tinh hoa trí thức thành đội ngũ binh lính có giá trị quan và quyết tâm tương đồng nhau.” Ông cũng giới thiệu một mẫu điện thoại di động của Huawei trong một bài phát biểu cho Huawei.

Do những lo ngại về an ninh quốc gia và các cáo buộc với có liên hệ với Bắc Kinh, Huawei đã bị cấm cung cấp cơ sở hạ tầng 5G ở Anh.

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc được thành lập tại Thâm Quyến vào năm 2018 và đây là một trung tâm đổi mới quan trọng ở Trung Quốc. Trưởng đại diện của trung tâm này là ông Hồ Ngạn Bình (Hu Yanping), là cựu phó chủ tịch cấp cao của Huawei. Theo báo cáo, ông Hồ “có quyền nhận phụ cấp đặc biệt từ Quốc vụ viện”. Loại phụ cấp này là một phần thưởng cao cho các chuyên gia mà ĐCSTQ coi trọng nhất.

Đáp lại yêu cầu về quyền tự do thông tin, Đại học Cambridge tuyên bố rằng ông Hồ Ngạn Bình “hiện không có và cũng chưa bao giờ cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho Trường Kinh doanh Judge của Đại học Cambridge hoặc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc của Đại học Cambridge”. Trang web của trung tâm mô tả ông Hồ Ngạn Bình là trưởng đại diện của trung tâm.

Phiên bản tiếng Trung của trang web cũng mô tả ông Hồ Ngạn Bình là người phụ trách của Trung tâm Đào tạo Quản lý Hoa Doanh (Hua Ying Management) của Huawei. Một công ty bên dưới thuộc Huawei có tên “Hua Ying Management” đang là trung tâm của các tranh chấp ngoại giao và các vụ kiện tại tòa án Mỹ liên quan đến bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Huawei.

Trước câu hỏi của The Times, Đại học Cambridge đã xóa thông tin đề cập đến ông Hồ Ngạn Bình khỏi trang web của mình.

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc được đồng sáng lập bởi Giáo sư Christoph Loch, ông Điền Đào (Tian Tao, cố vấn cấp cao của Ủy ban Cố vấn Quốc tế Huawei), Giáo sư Peter Williamson và Tiến sĩ Doãn Nhất Đinh (Yin Yiding).

Được biết, ông Điền Đào là thân tín của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và là cố vấn của Ủy ban Cố vấn Quốc tế Huawei. Ông cũng đã có các bài giảng về Huawei cho sinh viên tại Trường Kinh doanh của Đại học Hoàng gia London và Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh (một trong những trường đại học quân sự quan trọng của Trung Quốc, được biết đến với cái tên “Quốc phòng thất tử”).

Ông Điền Đào đã viết một số cuốn sách đầy cảm hứng về chủ nghĩa quân phiệt. Ông cũng đã viết một cuốn sách ca ngợi Huawei cùng với ông David De Cremer, một nhà nghiên cứu danh dự của Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc. Vào tháng 8, ông David De Cremer, viện sĩ sinh danh dự của Trường Cao đẳng St Edmund, Đại học Cambridge, đã có bài phát biểu quan trọng tại một sự kiện của Huawei. Trong bài phát biểu, ông đã giơ một chiếc điện thoại thông minh Huawei và nói về trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông David De Cremer đến từ Bỉ, ông cũng tuyên bố đã từng làm việc với Ngân hàng Barclays và Ngân hàng HSBC. Ông đã thành lập một tổ chức tư vấn của Cambridge, chuyên nghiên cứu sáng kiến ​​”Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, tức nghiên cứu về sự phát triển của các đường lối thương mại hiện đại của Trung Quốc.

Hai chương trình học do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Trung Quốc cung cấp và do ông Peter Williamson (giáo sư danh dự về Quản lý Quốc tế) và ông Doãn Nhất Đinh (giảng viên cao cấp về tiếp thị) chủ trì. Một chương trình học được gọi “Chiến lược Kinh doanh tại Thị trường Trung Quốc” và chương trình học khác là “Chiến lược Quốc tế hóa Doanh nghiệp Trung Quốc”.

Ông Peter Williamson cũng viết bài cho tờ báo cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ca ngợi ngành công nghệ của Trung Quốc và còn sử dụng video để lên án các cuộc công kích Huawei. Ông cũng là người đứng đầu Trung tâm Đối thoại Các Vấn đề Toàn cầu Vương quốc Anh – Trung Quốc (UK-China Global Issues Dialogue Centre) tại Cao đẳng Jesus –  Đại học Cambridge. Năm ngoái, The Times tiết lộ rằng trung tâm này đã nhận được 200.000 bảng Anh tài trợ từ ĐCSTQ và nhận được 155.000 bảng tài trợ khác từ Huawei.

Trung tâm Đối thoại Các Vấn đề Toàn cầu Vương quốc Anh – Trung Quốc đã biên soạn một “sách trắng” về cải cách thông tin toàn cầu, trong đó có những tuyên bố sai sự thật rằng Huawei “cung cấp miễn phí” các bằng sáng chế 5G của mình cho các công ty khác.

Ông Doãn Nhất Đinh và ông Điền Đào còn cùng viết một bài luận văn liên quan đến Huawei.

Ông Johnny Patterson của tổ chức “Quan sát Hồng Kông” cho biết: “Mối quan hệ của Huawei với Chính phủ Trung Quốc không phải là bí mật. Có vẻ như trung tâm nghiên cứu đã bị Huawei thâm nhập, và các trường đại học chắc chắn nên điều tra. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Huawei và Đại học Cambridge có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và vấn đề đạo đức”.

Ngài Iain Duncan Smith sau đó cáo buộc trường này trở thành “cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ”.

20 trường đại học đã nhận tài trợ của Huawei

Đầu năm nay, Nhóm nghiên cứu Trung Quốc (China Research Group) đã phát hiện, 20 trường đại học lớn ở Anh đã nhận được hơn 40 triệu bảng Anh tiền tài trợ từ Huawei và một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong những năm gần đây.

Nghiên cứu cho thấy Cao đẳng Hoàng gia London nhận được tiền tài trợ của Huawei từ 3,5 triệu đến 14,5 triệu bảng Anh, Huawei cũng cung cấp cho Đại học Lancaster 1,1 triệu bảng tiền tài trợ nghiên cứu.

Đại học York và King’s College London cũng nằm trong số những trường nhận được tài trợ từ những ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: