Sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường” do Bắc Kinh thúc đẩy liên quan đến Nga và Ukraine, và truyền thông Mỹ đã đưa tin về lợi ích và rủi ro của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

shutterstock 1178442559
Các quốc gia và khu vực mà “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đi qua (Ảnh: My Portfolio / Shutterstock)

Theo thông tin công khai, mục đích chính của sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” (The Belt and Road, B&R) của chính quyền Bắc Kinh là cố gắng phát triển quan hệ đối tác kinh tế mới với các quốc gia và khu vực dọc tuyến đường, đồng thời thúc đẩy kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng để xử lý năng lực sản xuất và lao động dư thừa ở Trung Quốc Đại Lục nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng (chẳng hạn như dầu của Kazakhstan) và thực phẩm ở Trung Quốc cũng như thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây. Trong đó “vành đai” kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu cùng khu vực Trung Á xuyên giữa (chẳng hạn như Trung Quốc Đại Lục, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đều nằm trên Con đường Tơ lụa, và 5 nước quan sát viên cùng 3 đối tác đối thoại khác cũng nằm dọc theo Con đường Tơ lụa).

Tính đến tháng 1/2022, Bắc Kinh đã ký các văn bản hợp tác về việc xây dựng “Vành đai và Con đường” chung với 147 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, trong đó 27 nước châu Âu có Nga và Ukraine.

Theo Hãng thông tấn vệ tinh Nga (Sputnik), trang web của Cơ quan Hải quan Nhà nước Ukraine có thông báo rằng vào năm 2020, Trung Quốc sẽ là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine và Nga sẽ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ukraine.

Theo dữ liệu do Bộ phận Kinh tế Văn phòng Đại diện Moscow của Ủy ban Điều phối Kinh tế và Văn hóa Moscow tại Đài Bắc công bố, đối tác thương mại lớn nhất của Nga chính là Trung Quốc.

Tác động đối với “Vành đai và Con đường”

Theo Đài VOA Mỹ, “Vành đai và Con đường” do Bắc Kinh thúc đẩy đi qua khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine – Nga, trong đó có Belarus. Hiện nay Nga và Belarus là đồng minh, cho nên biên giới của Belarus với Ukraine được các nhà phân tích chính trị Ukraine coi là hướng tấn công để Nga xâm lược Ukraine.

Nếu quân đội bổ sung của NATO được sử dụng để tăng cường khả năng phòng thủ của Đông Âu và 3 nước Baltic thì chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và các khu vực này. Một phần của tuyến “Vành đai và Con đường” là từ St.Petersburg của Nga qua các nước Baltic đến Đức.

Thông tin của VOA dẫn lời các nhà phân tích chính trị Nga bình luận rằng do cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn đến vấn đề an toàn vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải đau đầu. Có lẽ họ sẽ buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào các tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là qua eo biển Malacca là khu Bắc Kinh xác định rủi ro địa chính trị tương đối cao. Với tư cách là nước thương mại toàn cầu lớn, đương nhiên Trung Quốc không muốn thấy sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng đến thương mại của nước này với châu Âu.

Bắc Kinh có thể sẽ giữ thái độ trung lập

Đài VOA Mỹ cũng đưa tin rằng lâu nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, trong đó nông sản là một trong những mặt hàng chính của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng những năm gần đây, Trung Quốc cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine, xuất khẩu nông sản của Ukraine cũng ngày càng phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ thị trường Trung Quốc. Vì vậy nông sản Nga và Ukraine đã trở thành đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

Dù với tư cách là đồng minh của Mỹ và NATO, Ukraine đã có một số tranh chấp khó chịu với Bắc Kinh về việc mua lại Công ty Động cơ JSC Motor Sich, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn ký một thỏa thuận với Ukraine về việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Ukraine, cho thấy tầm quan trọng của Ukraine đối với Bắc Kinh.

Thông tin chỉ ra, chính quyền Bắc Kinh vẫn công khai tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Tương tự trong cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, Bắc Kinh đã không công khai ủng hộ quan điểm của Nga.

Nhà khoa học chính trị Berg Repinski của Ukraine có nhận định, dù Ukraine cần chú ý đến lập trường của Mỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến nhạy cảm, nhưng chính quyền Kiev lại cũng rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc: “Dù là chế độ mới ở Ukraine hay chế độ cũ, họ đều quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc. Điều này đặc biệt được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, Ukraine đặc biệt hy vọng rằng Trung Quốc có thể đầu tư vào Ukraine”.

Thông tin dẫn lời một cựu cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giữ thái độ trung lập trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thiên Thanh, Vision Times

Xem thêm: