Vào thứ Năm (8/12, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc cho biết năm tới là năm ‘bước ngoặt’ của Mỹ trước hành vi quân sự ngày càng hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

id13746909 2205271016272378 600x400 1
Tàu Anping của Cục Cảnh sát biển Đài Loan phóng tên lửa Hsiung Feng-2 (Nguồn: Bộ Quốc phòng Đài Loan).

Trong một bài phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute), trợ lý Ely Ratner về vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, dù Mỹ đang tập trung phản đối Nga phát động chiến tranh xâm lược Ukraine, nhưng ĐCSTQ vẫn là nguy cơ lớn nhất của Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan, tình trạng này sẽ vẫn như vậy trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên ông Ratner nói: “Trong một thế hệ qua, năm 2023 có thể là năm Mỹ có nhiều thay đổi nhất về quan điểm quân sự trong khu vực này”.

Ông Ratner cho biết sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ “sát thương hơn, cơ động hơn, và tăng cường tính răn đe hơn mà chúng ta đang nói đến, khiến cho những hoạt động xâm nhập nhanh chóng và chi phí thấp gần như là không thể”.

Các nhà phân tích quân sự và các quan chức quốc phòng Mỹ suy đoán rằng lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có thể đang chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan sớm nhất là vào năm 2027, nhưng cũng cho biết không có gì là chắc chắn và thời điểm của bất kỳ cuộc tấn công nào vào Đài Loan phụ thuộc phần lớn vào sự cảnh giác của các lực lượng Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ratner cho biết trong một tuyên bố vào hôm thứ Năm (8/12) tuần trước: “Tập Cận Bình đã sẵn sàng ‘bấm nút’ vào năm 2027, trả lời của chúng tôi về vấn đề này là ‘không cho phép’… Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng họ (ĐCSTQ) sẽ bị kiềm chế và sẽ không bao giờ dễ dàng… Sẽ là một ý tưởng rất tồi nếu Bắc Kinh ấn định năm 2027 là năm hành động quân sự để kiểm soát Đài Loan”.

Phó trợ lý thư ký phụ trách Trung Quốc của Lầu Năm Góc là ông Michael Chase cũng nhấn mạnh Mỹ cam kết duy trì “lợi thế bất đối xứng” trong các lĩnh vực tác chiến mạng, không gian và điện tử liên quan đến ĐCSTQ. Còn đối với Đài Loan cần tăng cường khả năng phòng thủ phi đối xứng của họ.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks cũng nói hôm 8/12 tuần trước rằng các chuyến hàng vũ khí của Mỹ đến Ukraine đã không ảnh hưởng tiến độ các chuyến hàng vũ khí đến Đài Loan. Điều đó giúp Đài Loan tăng cường huấn luyện với các chiến thuật độc đáo để phòng thủ tốt hơn trước quân đội lớn hơn nhiều của ĐCSTQ.

Đe dọa của ĐCSTQ không thể ngăn Mỹ tuần tra vùng biển quốc tế

Sau chuyến công du Đài Loan hồi tháng 8 năm nay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi, quân đội ĐCSTQ đã có phản ứng cứng rắn cực đoan đầy bất thường khi cho bắn tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. 22 máy bay chiến đấu của họ đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển và 100 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom đã được triển khai gần Đài Loan. Ông Ratner cho biết những hành động này “rất nhất quán” với cách hành xử trong quá khứ của ĐCSTQ.

Quan chức Mỹ nói thêm rằng ĐCSTQ sẽ sai lầm nếu họ nghĩ rằng một hành động đe dọa như vậy sẽ ngăn cản Mỹ tuần tra các vùng biển quốc tế.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Ratner nhấn mạnh.

ĐCSTQ không có ý định hợp tác với Mỹ để ngăn xung đột ngoài chủ ý

Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh đã không đủ hợp tác trong việc chia sẻ thông tin hoặc ý định, và dường như không có thái độ tích cực trong giúp hạn chế khả năng xảy ra xung đột ngoài chủ ý.

Trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không ngừng leo thang, các nước trong khu vực đã bày tỏ lo ngại về các tai nạn tiềm ẩn. “Ngay cả những đối tác thân cận nhất của chúng tôi cũng mong chúng tôi ít nhất kết nối liên lạc với quân đội ĐCSTQ theo cách ngăn chặn những tính toán sai lầm và những xung đột vô tình khác”, ông Ratner nói.

Ông nói thêm: “Nhìn chung quân đội ĐCSTQ đã không sẵn sàng hoặc nghiêm túc cố gắng quản lý cuộc cạnh tranh này theo cách mà chúng tôi mong đợi một cường quốc có trách nhiệm hoặc đầy tham vọng sẽ làm. Chúng tôi nghĩ đây là một vấn đề lớn… ĐCSTQ luôn không tích cực để trao đổi với Mỹ trong vấn đề giảm thiểu khủng hoảng, dù Mỹ đã nỗ lực để liên lạc thường xuyên và cởi mở, nhưng quân đội của họ không cho thấy ý định gì chân thành về điều đó”.

Quân đội Mỹ sẽ duy trì ở tuyến đầu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, ông Ratner cho biết ĐCSTQ đang sử dụng năng lực quân sự ngày càng tăng của họ trong lực lượng bình thường và cả trong lực lượng chiến lược để gia cố hơn tham vọng “phát huy và duy trì sức mạnh” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ratner nói rằng trong tình trạng ĐCSTQ nỗ lực tìm kiếm xây dựng các căn cứ mới ở nước ngoài thông qua các thỏa thuận cơ sở hạ tầng cảng (như ở Châu Phi, Trung Đông và Nam Á…), Mỹ cũng đang tìm cách dàn trải các lực lượng tập trung nhiều ở Bắc Á và duy trì sự hiện diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông cho biết hàng loạt hành động qua nhiều năm ngoại giao đã được Washington thực hiện với các nước (tiêu biểu như Philippines, Úc…) với các thỏa thuận căn cứ mới nhằm kiềm chế tốt hơn tham vọng của ĐCSTQ. Đối với Úc, điều đó cũng có nghĩa là hợp tác với Mỹ và Anh để phát triển lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ông Ratner cũng cho biết một thông báo về chương trình tàu ngầm dự kiến ​​sẽ được đưa ra vào tháng 3/2023.