Hoa Kỳ đang tiến hành các cuộc tập trận chung ở Guam với Úc và Nhật Bản, nhằm tìm cách đáp trả các cuộc tấn công từ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga. Hoa Kỳ cũng kêu gọi 4 nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh, thúc đẩy hình thành một NATO nhỏ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

1024px F 18C with SLAM ER missile and AWW 13 pods in flight
Một chiếc McDonnell Douglas F / A-18C Hornet của Hải quân Hoa Kỳ từ Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân, Phòng Vũ khí (NAWCWD), China Lake, California (Hoa Kỳ), đang bay. (Ảnh chính thức của Hải quân Hoa Kỳ [1] từ Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân, Phòng Vũ khí.)

Cuộc tập trận chung tại Căn cứ Không quân Andersen sẽ bắt đầu vào thứ Tư và kéo dài đến ngày 19/2. Căn cứ này lần đầu tiên tiếp nhận các máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương tuyên bố rằng cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng của 3 quốc gia, trong việc tiến hành các hoạt động nhân đạo, chống lại các thảm họa thiên nhiên trong khu vực. Hoạt động này cũng bao gồm các bài tập không chiến, nhằm cải thiện tính linh hoạt và khả năng liên lạc chung của họ.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin rằng, Hoa Kỳ kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của nhóm “4 quốc gia”. Vì chính phủ mới hy vọng sẽ củng cố một khuôn khổ. Một số nhà quan sát tin rằng, khuôn khổ này có thể phát triển thành một “NATO nhỏ”, chống lại sức mạnh ngày càng tăng của ĐCSTQ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với chính quyền Biden, vốn coi trọng sự phối hợp với các đồng minh và các nước thân thiện, khuôn khổ 4 quốc gia là “nền tảng của chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”. Hiện nay điều này phụ thuộc vào việc Ấn Độ, quốc gia giữ một chút khoảng cách nhỏ với 3 nước còn lại, có đồng ý tham gia cuộc họp hay không. Trung Quốc đã thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ đối với sự hợp tác của 4 nước, và được cho là sẽ phản đối gay gắt cuộc gặp thượng đỉnh này.

Ngày 6/1, sau khi “Luật Cảnh sát Hàng hải” cho phép sử dụng vũ khí được thực thi vào ngày 1/1, các tàu của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc lần đầu tiên đi vào lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Việc làm thế nào để đối phó với các hoạt động biển này có thể sẽ trở thành trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh.

Khuôn khổ 4 quốc gia được thúc đẩy, vì chính quyền Shinzo Abe trước đây và chính quyền Trump có cùng ý tưởng. Cuộc họp của 4 ngoại trưởng đã được tổ chức 2 lần kể từ tháng 9/2019. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã đồng ý thúc đẩy khuôn khổ này, trong cuộc gặp thượng đỉnh qua điện thoại lần đầu tiên vào tháng Một năm nay.

Trong bài phát biểu ngoại giao đầu tiên vào ngày 4/2, ông Biden chỉ ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) là “đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất” và nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang củng cố tham vọng đối đầu với Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng sẽ xem xét hợp tác với các đồng minh để thúc đẩy chính sách về Trung Quốc.

Mỹ-Ấn sẽ tập trận chung

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trong năm nay, nhằm tiếp tục tăng cường khả năng phối hợp giữa quân đội hai nước.

Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Ấn Độ đã thông báo vào ngày 5/2 rằng, các nhân viên Quân đội Mỹ và Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc tập trận chung “Chuẩn bị chiến tranh” (Yudh Abhyas) năm nay, tại “Trường bắn ngoài trời Mahajan” ở Rajasthan, Ấn Độ, từ ngày 8 đến ngày 21/2.

Cuộc tập trận do Quân đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tài trợ có sự tham gia của khoảng 250 binh sĩ Hoa Kỳ và 250 binh sĩ Ấn Độ, bao gồm “Cuộc diễn tập Bộ chỉ huy” (CPX) và “Cuộc diễn tập huấn luyện dã chiến” (FTX). Các cuộc tập trận tại Bộ chỉ huy sẽ tập trung vào một nhiệm vụ nào đó, trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, với các kịch bản quân sự chung. Bài huấn luyện thực địa sẽ bao gồm các kỹ năng hợp tác, nhằm cải thiện năng lực tác chiến chung. Cả hai cuộc tập trận sẽ được tổ chức đồng thời.

Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận chung này chủ yếu sử dụng hoạt động huấn luyện và trao đổi văn hóa, cải thiện khả năng tương tác chung giữa quân đội hai nước, và thúc đẩy mối quan hệ đối tác lâu dài giữa quân đội 2 nước ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thông qua các mục tiêu phòng thủ song phương chung.

Bộ Quốc phòng sẽ xem xét việc triển khai quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ

Ông Austin, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã thông báo trên trang web của Bộ Quốc phòng vài ngày trước rằng Hoa Kỳ sẽ kiểm tra tình trạng của các lực lượng vũ trang của họ trên khắp thế giới và báo cáo với nguyên thủ quốc gia.

“Theo chỉ thị của Tổng thống, Bộ Quốc phòng sẽ xem xét tình trạng của các lực lượng vũ trang trên toàn thế giới, bao gồm sự hiện diện quân sự, nguồn lực, chiến lược và sứ mệnh.” Bộ trưởng Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố: “Điều này sẽ cho phép tôi thảo luận cần hành động như thế nào cho phù hợp với lợi ích quốc gia, để kiến ​​nghị với tổng tư lệnh.”

Ông Austin tuyên bố rằng cuộc thẩm tra sẽ được tiến hành với sự tham vấn của quyền Thứ trưởng Quốc phòng, chịu trách nhiệm về các vấn đề chính trị, cùng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và các đồng minh của Mỹ.

Tổng thống Biden đã công bố ý định tiến hành một cuộc duyệt binh toàn cầu, trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao, về địa vị của Hoa Kỳ trên thế giới. Ông chỉ ra rằng Hoa Kỳ sẽ đình chỉ kế hoạch rút quân khỏi Đức trong thời gian thị sát.

Theo dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tính đến tháng Chín năm ngoái, 1,2 triệu người đã phục vụ trong các căn cứ quân sự ở nước ngoài của nước này. Nhật Bản hiện chứa lực lượng quân đội hải ngoại lớn nhất với 53.732 quân. Đức là quốc gia chứa quân số Mỹ lớn thứ hai với 33.959 quân, tiếp theo là Hàn Quốc với 26.416 quân, Ý với 12.249 quân và Vương quốc Anh với 9.287 quân.

Tháng Sáu năm ngoái, Tổng thống Mỹ Trump đã ra lệnh cắt giảm 10.000 nhân viên dự phòng ở Đức. Ngày 3/2, chính quyền Biden đã đình chỉ quyết định này. 

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: