Luật sư nhân quyền người Bắc Kinh, ông Dư Văn Sinh (Yu Wensheng) đã được trao “Giải Anna Dahlbäck” của Thụy Điển. Giải này công nhận những người đã có nhiều cống hiến vì nhân quyền và những người đã có lòng dũng cảm công dân.

yuwensheng
Luật sư Dư Văn Sinh (Ảnh: Epoch Times)

Ngày 9/9, luật sư nhân quyền người Bắc Kinh, ông Dư Văn Sinh, đã được trao “Giải Anna Dahlbäck” của Thụy Điển năm 2022. Ông không thể đến lễ trao giải tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển, một người khác đã thay mặt ông nhận giải.

Quỹ Anna Dahlbäck cho biết, giải thưởng này biểu dương Luật sư Dư Văn Sinh “vì những nỗ lực và lòng dũng cảm của công dân đối với nhân quyền”.

id13824709 987f29ed 9ca6 4001 8fa3 f38b5fe18cde 600x381 1
Tháng Ba năm nay, Quỹ Anna Dahlbäck của Thụy Điển thông báo, sẽ trao giải thưởng thường niên cho luật sư nhân quyền Dư Văn Sinh ở Bắc Kinh. Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 9/9. (Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Quỹ Anna Dahlbäck)

 

Ngày 13/9, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên với Epoch Times, ông Dư Văn Sinh cho biết người Trung Quốc đặc biệt cần lòng dũng cảm của công dân, nhưng trước hết họ cần phải có ý thức công dân.

Ông tin rằng tư duy nô lệ trong tâm trí người Trung Quốc quá nghiêm trọng, cần một số người đi trước, dẫn dắt người dân Trung Quốc nỗ lực vì tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Các luật sư nhân quyền, các nhà bảo vệ nhân quyền là những người đi đầu.

Ông Dư Văn Sinh nói rằng Giải Anna Dahlbäck mà ông giành được, cũng như Giải Martin Ennals trước đó, thuộc về các cá nhân, nhưng nhiều hơn là dành cho tất cả các luật sư nhân quyền và những người bảo vệ nhân quyền.

Ông đã bị bắt và bị bỏ tù trong suốt nhiều năm. Vợ của ông, bà Hứa Diễm (Xu Yan), đã phải bôn ba khắp nơi về việc này, như kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Luật sư Dư Văn Sinh xúc động nói rằng trong 10 năm qua, hàng chục luật sư nhân quyền liên tiếp bị bắt, nền pháp quyền về nhân quyền ở Trung Quốc đã suy thoái nghiêm trọng. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rằng người nhà của các luật sư nhân quyền không sợ quyền lực và kiên quyết bảo vệ quyền lợi của họ.

“Nhân đây tôi cũng rất biết ơn người vợ Hứa Diễm của tôi. Bà ấy không chỉ là vợ của một luật sư nhân quyền, mà còn là một nhà bảo vệ nhân quyền kiên định,” ông nói.

Ông cho rằng các luật sư nhân quyền vẫn đang gặp nạn và kêu gọi mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm hơn đến các luật sư nhân quyền và gia đình của họ.

2018 12 26 19.42.31 600x526 1
Ngày 25/12/2018, bà Hứa Diễm đã gửi đơn yêu cầu giám sát và đơn thư khiếu nại đến Viện kiểm sát tỉnh Giang Tô, Ủy ban Giám sát tỉnh và Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân tỉnh về vụ án của ông Dư Văn Sinh. (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

Thứ Bảy (10/9) vừa qua, Luật sư Dư Văn Sinh đã công khai bài phát biểu nhận giải của mình trên mạng xã hội Twitter. Ông nói rằng giải thưởng này là một vinh dự tập thể dành cho những người có lý tưởng cao cả, đã đóng góp cho nhân quyền và pháp quyền của Trung Quốc.

Ông cho biết thêm, sau khi nhận được vinh dự này, ông sẽ nỗ lực hơn vì sự tiến bộ của nhân quyền và pháp quyền.

“Tình hình hiện tại của Trung Quốc không mấy khả quan, nền pháp quyền về nhân quyền đang thoái trào. Nhưng tôi tin rằng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, và sự thúc đẩy của những người nỗ lực vì một nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc, cuối cùng sẽ có một ngày Trung Quốc hiện thực hóa tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Tôi tin rằng ngày này chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần!”

 (Nội dung tweet: “Luật sư Dư Văn Sinh @yuwensheng9 cảm ơn khi nhận Giải Anna Dahlbäck 2022: Cảm ơn Quỹ Anna Dahlbäck vì sự tôn vinh, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và trao quyền cho Dư Văn Sinh; cảm ơn Giải Anna Dahlbäck vì đã khuyến khích và hỗ trợ các luật sư nhân quyền và những người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc. Cảm ơn tất cả.”)

Là một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, ông Dư Văn Sinh đại diện cho nhiều luật sư nhân quyền bị bắt trong Vụ bắt giữ 709và đại diện cho các vụ bào chữa cho Pháp Luân Công và các vụ án nhạy cảm khác.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng.

Năm 2014, ông Dư Văn Sinh bị bắt vì tình nghi ủng hộ cuộc Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông. Tháng 1/2018, giấy phép luật sư của ông bị chính quyền hủy bỏ, ông bị bắt vì đề xướng sửa đổi Hiến Pháp và cải cách và bị buộc tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” vào tháng 4/2018

Trong suốt 4 năm bị giam giữ, luật sư Dư Văn Sinh đã bị tra tấn nghiêm trọng và bị tàn phá về thể chất. Mãi đến ngày 1/3 năm nay ông mới được thả.

Tháng 1/2019, ông đã được trao “Giải Nhà nước Pháp quyền về Nhân quyền của Đức và Pháp”. Tháng 2/2021, ông được trao “Giải Người bảo vệ Nhân quyền Martin Ennals“.

“Giải Anna Dahlbäck” mà ông Dư Văn Sinh giành được lần này là giải thưởng thường niên của quỹ do luật sư nhân quyền quốc tế người Thụy Điển, bà Anna Dahlbäck, sáng lập vào năm 2016. Cùng hỗ trợ và tham gia giải thưởng còn có Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển Diakonia, Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn, Hội Chữ thập đỏ, Hiệp hội Luật sư Thụy Điển và các tổ chức khác.

Bình Minh (t/h)