Chế độ Trung Quốc đang tổ chức một bữa tiệc và bốn quốc gia phương Tây – Canada, Mỹ, Úc và Anh – sẽ không tham gia. Bốn nước này đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Olympic để phản đối các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Các quan chức chế độ Trung Quốc phản ứng bằng cách gọi việc tẩy chay là “một sự phản bội nghiêm trọng đối với tinh thần của Hiến chương Olympic, một hành động khiêu khích chính trị trắng trợn và gây xúc phạm nghiêm trọng tới 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”. Theo tuyên bố chính thức này, các cuộc tẩy chay “chỉ làm cho người dân Trung Quốc và thế giới thấy rõ… bản chất chống Trung Quốc và đạo đức giả” của các nước tẩy chay. Các quan chức Trung Quốc đã đe dọa sử dụng “các biện pháp đối phó kiên quyết” để đáp lại việc tẩy chay.

Khi nói đến công tác nhân quyền, sự ủng hộ từ những người tôn trọng nhân quyền luôn được hoan nghênh. Nhưng những người ủng hộ nhân quyền biết rằng công việc của họ đang thực sự có sức hút khi những kẻ vi phạm nhân quyền phản đối công việc của họ một cách kịch liệt, thô bạo và trắng trợn.

Vì sao tẩy chay Olympic Bắc Kinh vẫn là quan trọng?
Tẩy chay Olympic Bắc Kinh (Ảnh: Wirestock Creators, Shutterstock)

Điều gì đã khơi dậy cơn thịnh nộ của các quan chức chế độ Trung Quốc? Câu trả lời là cuộc tẩy chay đã vén màn ánh sáng vào các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc. Các sự kiện thể thao thu hút rất nhiều sự chú ý. Và những người chú ý không chỉ là những người tập trung vào các vấn đề nhân quyền hay các vấn đề quốc tế. Những người theo dõi các sự kiện thể thao là công chúng nói chung.

Chúng ta luôn hoan nghênh các vận động viên có thể biểu tình lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, gánh nặng phản đối vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc không nên bị đặt lên vai các vận động viên Olympic. Thế vận hội cung cấp cho những nhà ngoại giao sự chú ý quan tâm của công chú, để họ có thể nói những điều họ cần phải nói.

Điều chế độ Trung Quốc không muốn công chúng chú ý là gì? Đó là việc giết hại hàng loạt người theo môn tập tinh thần Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ. Đó là việc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ và nạn diệt chủng họ thông qua việc cưỡng bức ngăn chặn sinh đẻ. Đó là việc cưỡng bức tách rời trẻ em Tây Tạng khỏi cha mẹ của chúng. Đó là việc bãi bỏ nền dân chủ ở Hồng Kông và những mối đe dọa đối với nền dân chủ ở Đài Loan. Đó là sự đàn áp các tín đồ Kitô giáo trong các phái hoặc giáo đoàn không do nhà nước kiểm soát. Đó là sự kiểm duyệt các phương tiện truyền thông độc lập. Đó là việc đàn áp các luật sư và những người ủng hộ nhân quyền. Đó là ngoại giao con tin. Và còn nhiều điều nữa.

Bốn nước phương Tây tẩy chay đều có thể đưa ra phản đối ngoại giao về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền vào bất cứ thời điểm nào. Và họ có thể làm việc đó ở nhiều nơi, từ địa điểm trong nước cho tới các hoạt động song phương và đa phương. Vậy nên một số người cho rằng việc phản đối ngoại giao tại các thế vận hội là vô nghĩa bởi vì các trận đấu không phải là một sự kiện ngoại giao, nhưng họ không hiểu vấn đề. Việc vi phạm nhân quyền sẽ càng lớn mạnh hơn nếu nó được nuôi dưỡng bởi sự thờ ơ che đậy. Và hành vi vi phạm nhân quyền sẽ tàn úa khi bị phơi bày ra ánh sáng. Một cuộc phản đối ngoại giao tẩy chay thế vận hội Olympic là sự phơi bày vi phạm nhân quyền dưới ánh nắng mặt trời của buổi ban trưa. Đó là lý do tại sao Chính phủ Trung Quốc phản ứng. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta cần tẩy chay Olympic.

Dịch từ “Boycotting the Olympics”
Tác giả: Luật sư nhân quyền David Matas và Maria Reisdorf
Minh Nhật biên dịch

Xem thêm cùng tác giả David Matas:

Mời xem video “Một cuộc diệt chủng lạnh đang diễn ra tại Trung Quốc”: