Dự án ​​”Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc –  ĐCSTQ) cam kết thúc đẩy, đã trở thành vỏ bọc cho tội phạm kiếm lời phi pháp. Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn của Mỹ, dự án ​​này đã trở thành chiêu bài để những kẻ đứng đầu các tổ chức tội phạm của Trung Quốc thu lợi bất hợp pháp. Họ buôn bán gái mại dâm chưa đến tuổi vị thành niên, ma túy và động vật hoang phi pháp. Có thể nói không việc ác nào họ không dám làm. Thậm chí cả những nhân viên đã nghỉ hưu của lực lượng an ninh Trung Quốc cũng hợp tác với thế giới ngầm, cùng mưu lợi và cộng sinh.

vành đai con đường
Các quốc gia và khu vực mà “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock)

Theo báo cáo của CNN, một báo cáo được công bố gần đây bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp (C4ADS), một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã phân tích sự phát triển và nguy cơ của các đặc khu kinh tế của 5 nước gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar và Thái Lan tại vùng hạ lưu của Sông Mekong. Do thiếu sự giám sát thích hợp, các đặc khu kinh tế này, ban đầu vốn được hưởng các ưu đãi thuế, tinh giản các thủ tục và giảm can thiệp, nhằm thu hút đầu tư, nay đã trở thành điểm nóng tràn lan tham nhũng và tội phạm.

Screen Shot 2021 06 26 at 6.21.10 PM

Screen Shot 2021 06 26 at 6.22.47 PM
Chụp màn hình CNN

Báo cáo chỉ ra rằng Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) của Lào và chủ tịch đặc khu, cùng ông trùm sòng bạc Trung Quốc Triệu Vĩ, là khét tiếng nhất. Ông ấy bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc sử dụng Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng để kinh doanh gái mại dâm chưa đến tuổi vị thành niên, mua bán ma túy và động vật hoang dã bất hợp pháp, v.v. Đồng thời, ông Triệu Vĩ cũng bị Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) cáo buộc coi GTSEZ là “địa bàn cá nhân” của riêng mình.

Sihanoukville, một thành phố ven biển ở Campuchia, đã nhanh chóng phát triển thành một thành phố sòng bạc, do các nhà phát triển Trung Quốc ồ ạt tràn vào và rầm rộ xây dựng các dự án xây dựng. Gần đây, quân đội Campuchia đã tăng cường trang bị vũ khí cho địa phương, khi được sự đồng ý của Trung Quốc. Điều này đã thu hút sự chú ý của Washington. Các quan chức Mỹ đưa ra cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đã tiến vào căn cứ hải quân Ream của Sihanoukville trên quy mô lớn.

Wan Kuok Koi, ông chủ bộ ba có biệt danh “Răng gãy”, là chủ tịch của tập đoàn đầu tư Dongmei Group. Tập đoàn này đang có kế hoạch phát triển khu công nghiệp Saixigang tại biên giới giữa Myanmar và Thái Lan. Đây cũng là một trong những kế hoạch trong dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập đoàn Dongmei Group và ông Wan Kuok Koi đã tham gia vào các hoạt động phạm tội như buôn bán ma túy, đánh bạc và buôn người bất hợp pháp. Việc này đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen hồi cuối năm ngoái.

Báo cáo chỉ ra rằng hiện ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc đầu tư rủi ro cao vào lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á và tìm kiếm sự bảo vệ từ các công ty an ninh tư nhân hợp pháp của Trung Quốc. Hiện nay tại Đông Nam Á, ngày càng có nhiều nhân viên an ninh dân sự Trung Quốc đóng quân ở đó.

Hầu hết những người đứng đầu các công ty an ninh tư nhân này không phải là các băng đảng chủ chốt, mà là các thành viên đã nghỉ hưu của lực lượng an ninh Trung Quốc. Báo cáo tiết lộ rằng các công ty an ninh tư nhân này có thể bảo vệ lợi ích kinh tế của Trung Quốc, cũng như bao che cho những người như ông Wan Kuok Koi và những người khác có liên quan đến tổ chức tội phạm, và có thể tham gia kinh doanh vũ khí tại quốc gia nơi họ đóng quân.

Những lo lắng tiềm ẩn từ dự án ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc mang lại

Đông Nam Á rất đa dạng, phong phú về sinh học, và có nhiều loài đặc hữu đang bị đe dọa. Nhưng dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã mang đến một số lo lắng tiềm ẩn, bao gồm cả việc hủy hoại môi trường.

Theo “Hoa Nam Tảo Báo” (SCMP), mặc dù Bắc Kinh kiên quyết cam kết xanh và bền vững, nhưng các khoản đầu tư của họ ở Đông Nam Á chủ yếu liên quan đến các dự án như nhiên liệu hóa thạch hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong đó bao gồm các nhà máy nhiệt điện lớn ở Indonesia và Philippines, cùng các nhà máy thủy điện lớn ở Myanmar và Lào. Vì chúng đã buộc các dòng sông Irrawaddy và Mekong phải đổi dòng, điều này đã gây ra thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương và sinh kế của người dân.

Việc mở những con đường mới có thể dẫn đến sự phân bổ môi trường sống bị chia cắt. Ngoài các vấn đề như diệt chủng loài do mở đường, giao thông thông thoáng cũng tạo điều kiện cho nạn săn trộm và khai thác gỗ trái phép, khiến gia tăng tỷ lệ chết của động vật và thực vật, và giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn có các vấn đề như ô nhiễm, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, và gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đối mặt với những thách thức này, có thể nói một quốc gia nghèo với nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ dễ bị tổn thương nhất. Nếu năng lực quản trị chính phủ của những quốc gia này trở nên yếu kém hoặc đầy rẫy nạn tham nhũng, dự án ​​Vành đai và Con đường sẽ có thể trở thành công cụ cho các công ty Trung Quốc và giới tinh hoa địa phương bóc lột thiên nhiên và áp bức người dân.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: