Về số lượng, Triều Tiên có thể sở hữu nhiều máy bay chiến đấu hơn Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, không quân của Triều Tiên chủ yếu là các máy bay chiến đấu kiểu cũ do Liên Xô sản xuất, có thể nói là lạc hậu xa so với Hàn Quốc.

p3053451a407847391
Hình ảnh nhóm nữ không quân Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Nguồn ảnh: Truyền thông chính thức Triều Tiên)

Ngày 6/10, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận chung, chống tên lửa ngoài khơi trên biển Nhật Bản. Cùng ngày, vào khoảng 2h chiều, Triều Tiên đã cử 8 máy bay chiến đấu và 4 máy bay ném bom “bay thị uy” ở phía nam đường giám sát đặc biệt của Hàn Quốc. Hàn Quốc lập tức điều 30 máy bay quân sự đáp trả. Cuộc đối đầu trên không giữa quân đội hai nước kéo dài khoảng 1 giờ.

Không quân Triều Tiên tuyên bố có hơn 1.500 máy bay quân sự khác nhau, bao gồm 484 máy bay chiến đấu, 194 máy tấn công, 357 máy bay huấn luyện và khoảng 500 máy bay vận tải. Về số lượng, có thể nói thuộc hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, trải rộng danh sách các máy bay chiến đấu chính, các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của nước này là MiG-29 (được thiết kế từ những năm 1970), MiG-23, MiG-21, MiG-19 và MiG-17.

Về máy bay ném bom và máy bay tấn công, có Il-28, Su-2 và Su-7, tất cả đều là máy bay ném bom và máy bay tấn công do Liên Xô cũ thiết kế.

Ngược lại, đội hình máy bay chiến đấu của Hàn Quốc bao gồm các máy bay chiến đấu tàng hình F-35, KF-16C / D (phiên bản F-16 của Hàn Quốc), F-15K (phiên bản F-15 của Hàn Quốc), v.v., tất cả đều được tham chiếu theo các máy bay chiến đấu chính của quân đội Mỹ.

Nếu so sánh sức chiến đấu của lực lượng không quân của Hàn Quốc và Triều Tiên, chủ lực của Triều Tiên vẫn chủ yếu là các máy bay chiến đấu kiểu cũ do Liên Xô sản xuất, có thể nói là lạc hậu xa so với Hàn Quốc.

Năm 2021, tờ Topwar dẫn một báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết lực lượng không quân của Bình Nhưỡng đang có trong biên chế hơn 500 máy bay quân sự các loại. Tuy nhiên, IISS cho rằng con số trên có thể không chính xác bởi nhiều dòng máy bay chiến đấu của Triều Tiên đã quá cũ để có thể cất cánh, đó là còn chưa tính đến khấu hao và tình trạng của máy móc sau thời gian dài hoạt động.

Ông Joseph Dempsey, một chuyên gia nghiên cứu quân sự và quốc phòng đang làm việc tại IISS cho biết: “Phải nhìn nhận một cách thực tế rằng các loại chiến đấu cơ của Triều Tiên đã phục vụ trong nhiều thập kỷ mà không được nâng cấp, những tổn thất do tai nạn hoặc thiếu phụ tùng thay thế chắc chắn sẽ khiến số lượng của chúng giảm dần theo thời gian”.

Đạn của Triều Tiên đã bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc

Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía Biển Nhật Bản từ 6h01 đến 23h sáng ngày 6/10 theo giờ địa phương, từ quận Samsok của thủ đô Bình Nhưỡng. Thống kê (đến ngày 6/10) cho thấy Triều Tiên đã phóng tên lửa 6 lần kể từ ngày 25/9, cứ 2 ngày 1 lần trong vòng 12 ngày.

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng quận Samsok làm địa điểm phóng. Lần đầu tiên được phóng từ hệ thống tên lửa đa nòng KN-25 được gọi là “siêu lớn”; lần thứ hai là phiên bản Triều Tiên của tên lửa đạn đạo Iskander của Nga KN-23. Hai quả bom này đều rơi ở phía đông bắc của Biển Nhật Bản, chứ không phải là đảo hoang Nando ở huyện Kilju, tỉnh Hamgyong Bắc, Triều Tiên. Điều này có vẻ bất thường. Tên lửa thứ nhất có cự ly bay hơn 350 km, độ cao hơn 80 km, tốc độ khoảng Mach 5, trong khi thông số của tên lửa thứ hai là hơn 800 km, độ cao 60 km và khoảng Mach 6.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, Triều Tiên đã thay đổi hình thức phóng thông thường để mô phỏng một cuộc giao tranh thực tế khi “có chuyện”. Tầm bắn của KN-23 mà Triều Tiên làm chủ trước đây là 300 đến 600 km, nhưng lần này có vẻ là loại cải tiến, nếu nhìn từ tầm bắn thì toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc đều nằm trong tầm tấn công của nó.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc điện đàm vào ngày 6/10, đồng thời lên án vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên vốn đã là một hành động khiêu khích nghiêm trọng và thô lỗ, cần phải dừng lại ngay lập tức. Hai bên nhất trí rằng cần có một thông điệp rõ ràng cho Triều Tiên rằng “các hành động khiêu khích phải đối mặt với hậu quả”.

Ông Kishida cho biết kể từ cuối tháng 9, trung bình cứ 2 ngày Triều Tiên lại bắn 1 lần, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được. 

Theo Yonhap đưa tin, Triều Tiên đã tiếp tục bắn 2 tên lửa đạn đạo xuống biển hôm Chủ nhật (9/10), đánh dấu vụ phóng mới nhất trong bối cảnh căng thẳng về các cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu trong khu vực.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ lên án hành động của Triều Tiên vào ngày 6/10 là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng Mỹ cam kết thực hiện một giải pháp ngoại giao. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố rằng các việc phóng tên lửa là một biện pháp “chính đáng” nhằm chống lại cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc. Triều Tiên đã bắn 22 tên lửa đạn đạo trong năm nay, tổng cộng 10 quả kể từ khi Chính phủ của ông Yoon Suk-yeol lên nắm quyền vào tháng 5, và hơn 40 quả, theo thống kê của Liên Hợp Quốc.

Trí Đạt (t/h)