Một vị phụ huynh gốc Hoa sau khi có bài phát biểu sắc bén chống “Thuyết phê phán chủng tộc” trước hội đồng trường học tại hạt Loudoun (Mỹ), đã nhận được sự khen ngợi và chia sẻ trên mạng xã hội. Ngày 9/6, bà trả lời phỏng vấn của Fox News, một lần nữa bà so sánh về “đấu tranh chống phân biệt chủng tộc” hiện nay tại Mỹ và “Cách mạng Văn hóa” do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. 

shutterstock 17512380531
Một phụ huynh người Mỹ gốc Hoa cho biết, cái gọi là chống chủ nghĩa chủng tộc, bản chất là chủ nghĩa chủng tộc thực sự. (Nguồn: Simone Hogan/ Shutterstock)

Hiện tại, trường học Mỹ tràn đầy cái gọi là “Lý thuyết chủng tộc phê phán” (CRT), đã bị nhiều bậc phụ huynh Mỹ tẩy chay. Thứ Tư tuần này (ngày 9/6), bà Xi Van Fleet (tên tiếng Trung là Tây An) đã trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình Sean Hannity trên Fox News. (Xem video tại đây)

Bà miêu tả bản thân đã trải qua Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, tương tự như sự chia rẽ trong xã hội Mỹ hiện nay. Ngày nay, phần tử cấp tiến trong các trường đại học Mỹ, giống như “Hồng vệ binh” năm xưa tại Trung Quốc Đại Lục. Đại Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976 đã khiến 500.000 đến 20 triệu người tử vong, là một phong trào thanh trừng bất đồng chính kiến do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Đầu tuần này, bà Fleet đã có bài phát biểu tại cuộc họp của hội đồng trường ở Leesburg (hạt Loudoun, tiểu bang Virginia). Bà lên án hội đồng trường áp đặt giảng dạy về lý thuyết chủng tộc phê phán đối với học sinh trẻ tuổi. Phụ huynh ở hạt Loudoun đã kiện Bộ Giáo dục Loudoun lên tòa án liên bang, bởi vì trường học thiết lập cái gọi là “kế hoạch Đại sứ bình đẳng sinh viên” và “Hệ thống báo cáo phiến diện”, khuyến khích học sinh quan sát và báo cáo giấu tên cái gọi là “sự kiện hành vi chủ nghĩa chủng tộc”. 

“Chúng ta đang giáo dục con cái của chúng ta đấu tranh cho công lý xã hội, thù hận quốc gia và lịch sử của chúng ta. Điều này đối với người trưởng thành tại Trung Quốc, tất cả những điều này đều nghe rất quen thuộc. ĐCSTQ sử dụng lý luận phê phán tương đồng là chia rẽ nhân dân. Khác biệt duy nhất là dùng “giai cấp” thay thế “chủng tộc”. Đây xác thực là “Cách mạng Văn hóa” phiên bản Mỹ”, bà Fleet nói. 

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, bà Fleet dùng thân phận nạn nhân của Cách mạng Văn hóa để khuyến cáo người Mỹ nhìn rõ hiện tượng hỗn loạn, “Tôi chỉ là muốn để người dân Mỹ biết được việc đang xảy ra ở trường học và quốc gia chúng ta, thực tế là tái diễn Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc.” Bà nói, chỗ giống nhau đó là nó “khiến người ta sợ hãi”.

“Lý thuyết chủng tộc phê phán sử dụng hình thái ý thức tương đồng với Cách mạng Văn hóa, tương đồng về phương pháp luận, thậm chí là từ vựng cũng tương đồng. Vì để đạt được mục tiêu giống nhau, và ý thức hình thái này bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác”, bà nói. 

Bà Fleet còn nhớ lại, học sinh thời kỳ Cách mạng Văn hóa do “xuất thân” của mình, nên bị phân thành hai loại “gia cấp bóc lột”“giai cấp bị bóc lột”. Bà chỉ ra, trường học Mỹ hôm nay và cơ quan khác cũng xảy ra tình huống giống nhau, chỉ là có điều là đổi từ vựng “giai cấp” của Trung Quốc thành “chủng tộc”.

Bà Fleet nói, ở Trung Quốc, người phản đối Mao Trạch Đông sẽ bị dán là “phản cách mạng”, còn ở Mỹ, những người có quan điểm chính trị khác nhau thì bị chụp mũ “người chủ nghĩa chủng tộc”, một khi cái mũ này được chụp lên, thì có thể hủy hoại đời sống của một người.

Bà cho biết, phe cánh tả ở Mỹ và Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đều dựa trên “văn hóa xóa sổ” (cancel culture), đã hủy bỏ toàn bộ nền văn hóa Trung Hoa trước khi có Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Chúng tôi đổi tên trường, tên phố, tên cửa hàng, thậm chí là tên của cá nhân chúng ta”, bà kể.

Bà Fleet giới thiệu về bản thân mình, (tên tiếng Trung là “Tây” (Xi)), bố mẹ dùng tên của thành phố khi bà ra đời để đặt tên cho bà là “Tây An”. Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, “Tây” có nghĩa là “phương Tây”, hoặc là chủ nghĩa đế quốc. “Cho nên tôi phải vội vã đổi tên, hy vọng lấy được cái tên có chữ cách mạng, may mắn là bố mẹ tôi khuyên nhủ không nên đổi tên”, bà nói.

Bà còn nói, cách dùng từ của phe cánh tả ở Mỹ giống như với cách dùng từ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. “Phe cánh tả dùng cái gọi là ‘phong trào thức tỉnh’ (wokeness), còn trong Cách mạng Văn hóa thì sử dụng từ ‘giác ngộ giai cấp’ (Class wokeness).” Mức độ giác ngộ giai cấp của bạn quyết định cơ hội bạn được thăng chức hoặc có được phúc lợi, còn ai sẽ quyết định giác ngộ giai cấp của bạn? “Người lãnh đạo của đảng”, bà nói.

Bà nói thêm từ kinh nghiệm của mình, bà biết rằng “tự do rất mong manh” và “nếu chúng ta không bảo vệ nó, chúng ta sẽ mất tự do”. Bà nói rất nhiều người Mỹ gốc Hoa cũng nhìn thấy những điểm tương đồng giữa văn hóa cánh tả và “Cách mạng Văn hóa” của Trung Quốc. Sẽ có nhiều phụ huynh hơn nữa bước ra.

Lý thuyết phân biệt chủng tộc phê phán không phải là chống phân biệt chủng tộc. Bản thân nó là phân biệt chủng tộc. Nó gây chia rẽ, phá hoại và nguy hiểm“, bà Fleet nói. 

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Quốc hội Mỹ Jason Chaffetz, trong cuộc phỏng vấn với Sean Hannity đã cảm ơn bà Fleet có thể dùng trải nghiệm của chính mình để nhắc nhở người Mỹ, cảm ơn sự dũng cảm của bà, đồng thời hy vọng có nhiều “người bình thường” khác giống như bà có thể đứng ra dũng cảm lên tiếng. Ông Jason Chaffetz kêu gọi từ chính giới Mỹ cho đến người dân bình thường, mọi người cùng nhau xoay chuyển hiện tượng hỗn loạn này.

Theo Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: