Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba, Bộ Lao động Hoa Kỳ và năm cơ quan khác đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện các tội ác chống lại loài người bao gồm “bỏ tù, tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức triệt sản và ngược đãi” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Tân Cương.

Embed from Getty Images

Các công ty và cá nhân có quan hệ với khu vực này đã được cảnh báo nếu tiếp tục kinh doanh với Tân Cương sẽ “có nguy cơ cao” vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ đối với các hoạt động cưỡng bức và lao động trẻ em.

Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh cho biết: “Việc lạm dụng lao động và nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, Trung Quốc, là nghiêm trọng, và đang diễn ra một cách có hệ thống”. “Bất kỳ công ty nào kinh doanh trong khu vực này nên lưu ý: đây là những hành vi đáng lên án và bất hợp pháp. Hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện như vậy không có chỗ đứng trong nền kinh tế Hoa Kỳ.”

Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về cưỡng bức lao động ở Tân Cương, nói rằng các trại là để đào tạo việc làm và chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Hôm thứ Năm, Bắc Kinh còn quay ra cáo buộc Washington làm tổn hại thương mại toàn cầu sau khi các nhà lập pháp thông qua việc hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương và các công ty Mỹ được cảnh báo rằng họ phải đối mặt với rủi ro pháp lý nếu kinh doanh với khu vực đó.

Các biện pháp này sẽ làm gia tăng áp lực đối với các công ty mua quần áo, bông, cà chua và các hàng hóa khác từ Tân Cương, nơi Đảng Cộng sản cầm quyền bị cáo buộc giam giữ hơn 1 triệu thành viên của hầu hết các nhóm thiểu số Hồi giáo trong các trại tạm giam. Trước đó, việc Washington chặn một số mặt hàng nhập khẩu đã khiến Bắc Kinh kích động người tiêu dùng trong nước tẩy chay các thương hiệu lên tiếng bày tỏ lo ngại về lao động cưỡng bức.

“Cái gọi là nhân quyền và các vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương hoàn toàn trái với thực tế”, phát ngôn viên Bộ Thương mại, Gao Feng cho biết.

Ông nói: “Cách tiếp cận của Hoa Kỳ đã phá hoại nghiêm trọng an ninh và sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu. “Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.”

Tuy vậy, ông Gao không chỉ ra dấu hiệu nào về khả năng trả đũa của Trung Quốc.

Biện pháp mới nhất được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua hôm thứ Tư sẽ chặn nhập khẩu mọi hàng hóa từ Tân Cương với giả định chúng đều được làm từ lao động cưỡng bức, trừ phi được chứng minh ngược lại. Dự luật hiện cần được Hạ viện thông qua. 

Washington và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt về du lịch và tài chính đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc lạm dụng ở Tân Cương. Hoa Kỳ đã chặn nhập khẩu bông, cà chua và nguyên liệu để sản xuất tấm pin mặt trời từ các công ty bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức.

Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách công bố các hình phạt không xác định đối với các quan chức Mỹ và châu Âu, một tổ chức tư vấn châu Âu và hai nhà nghiên cứu châu Âu nghiên cứu về Tân Cương.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc cũng kêu gọi tẩy chay nhà bán lẻ Thụy Điển H&M sau khi hãng này cùng các thương hiệu khác bày tỏ lo ngại về các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Truyền thông nhà nước đã công khai đăng tải lời kêu gọi của các cá nhân người Trung Quốc tẩy chay Nike, Adidas, Uniqlo và các thương hiệu giày và quần áo toàn cầu khác.

Tiến Minh (theo Newsweek)

Xem thêm: