Nếu ông Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11, ông ta sẽ đưa nước Mỹ trở lại với những chính sách đối ngoại thất bại của chủ cũ ông ta, Tổng thống Barack Obama.

Embed from Getty Images

Mặc dù chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump chưa phải là hoàn hảo, nhưng dù sao ông cũng đã dám đương đầu mạnh mẽ với những vấn đề quốc tế lớn nhất ngày nay.

Có thể liệt kê một số thành tựu đối ngoại trong gần 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump như sau:

  • Dốc toàn lực để kiềm chế và ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền toàn cầu của Trung Quốc và Trung Quốc đã đang bị thấm đòn.
  • Nhờ ông Trump gây áp lực mà các đồng minh NATO tại châu Âu đã phải chi tiêu quốc phòng nhiều hơn, nâng cao sức mạnh của khối liên minh quân sự này.
  • Việc Mỹ đẩy mạnh khai thác, xuất khẩu dầu đá phiến và khí đốt đã làm suy yếu chiến lược gây ảnh hưởng bằng năng lượng của Putin.
  • Tiêu diệt gần như hoàn toàn đế chế khủng bố ISIS.
  • Iran suy yếu và không còn đủ khả năng cấp tiền cho các nhóm khủng bố và cũng bị mất bộ não hoạch định hoạt động khủng bố toàn cầu, Qassem Soleimani. 
  • Israel đã thiết lập mối quan hệ hòa bình với ba nước Hồi giáo Ả Rập là UAE, Bahrain và Sudan. Một số quốc gia Ả Rập khác, kể cả Ả Rập Saudi, khả năng cũng sẽ sớm bình thường hóa quan hệ với nhà nước Do Thái. 
  • Quân đội Mỹ được tái thiết mạnh mẽ sau nhiều năm bị chính quyền Obama bỏ bê. Dưới thời Trump, quân đội Mỹ đã gia tăng được khả năng ngăn chặn và đánh bại kẻ thù.
  • Bắc Hàn của ông Kim Jong-un đã không thử tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần đầu vào mùa hè năm 2018 ở Singapore. 

Tất cả những thành công về mặt đối ngoại nêu trên của chính quyền Trump sẽ gặp rủi ro nếu ông Joe Biden bước vào Tòa Bạch Ốc từ 20/1/2021.

Theo Washington Post đưa tin mới đây, ông Joe Biden đang dự kiến sẽ sử dụng nhiều cố vấn an ninh quốc gia và quan chức ngoại giao dưới thời Obama nếu ông đắc cử. 

Những quan chức dưới thời chính quyền Obama-Biden đã cho phép đế chế khủng bố ISIS chiếm lĩnh phần lớn lãnh thổ Trung Đông. Họ cũng kéo nước Mỹ vào thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, trong đó đã cấp cho giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hơn 100 tỷ USD, và có điều khoản quy định phải thông báo cho Iran một tháng trước khi tổ chức các đoàn thanh sát hạt nhân tới quốc gia này. Với thỏa thuận hạt nhân Iran, chính quyền Obama đã đánh mất niềm tin của đồng minh Israel và các quốc gia Ả rập theo Hồi giáo dòng Sunni. 

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã nhiều lần tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Nếu điều đó xảy ra, thì thành tựu bước đầu về hòa bình Trung Đông của chính quyền Trump có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn.

Đội ngũ làm chính sách đối ngoại của ông Biden cũng tập hợp những cá nhân đã từng thể hiện sự cam chịu trước việc Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp nhiều đảo và quân sự hóa Biển Đông. Họ đã chấp nhận cho Trung Quốc đánh cắp trắng trợn tài sản trí tuệ của người Mỹ. Họ đã làm ngơ để nước Nga của ông Putin chiếm bán đảo Crimea của Ukraine và đối phó với việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ bằng những lời đe dọa trả đũa mơ hồ.

Ông Biden dường như cũng sẽ đem đến cho các đồng minh những ngày tháng xưa cũ tươi đẹp, thời điểm mà Mỹ phải gồng mình chi tiền bảo vệ an ninh của châu Âu. Nếu ông Biden thắng cử, khả năng Bỉ, Đức hay Ý sẽ không giữ lời hứa chi tiêu quốc phòng như cam kết với chính quyền Trump. Đức khả năng cũng sẽ không dừng dự án đường ống dẫn khí Nord Stream II – một công cụ gây hưởng của Nga tại châu Âu.

Chính phủ Mỹ dưới thời Biden khả năng cũng sẽ nhượng bộ Trung Quốc, cho lãnh đạo cộng sản Tập Cận Bình có khoảng không rất cần thiết để thở sau khi bị chính quyền Trump dồn ép kịch liệt. 

Bắc Hàn, đồng minh của Trung Quốc, có thể sẽ nối lại các vụ thử vũ khí đạn đạo và hạt nhân, gây bất ổn cho khu vực Đông Bắc Á.

Nhìn chung, một chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây nếu xảy ra sẽ mang trở lại Washington một chính sách đối ngoại đã từng thất bại thảm hại. 

Xuân Thành

Xem thêm: