Một liên minh toàn cầu đang kêu gọi quan chức chính phủ các nước lên tiếng phản đối vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng cách từ chối tham gia Thế vận hội Mùa đông sắp tới tại Bắc Kinh.

shutterstock 408315103
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Shutterstocks)

Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đang khởi xướng một chiến dịch “NoRightsNoShow” (không có nhân quyền – không tham dự) nhằm kêu gọi sự tẩy chay toàn diện về mặt ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2/2022. IPAC là liên minh quốc tế đa đảng bao gồm các nghị sĩ của hơn 10 quốc gia dân chủ, được thành lập với mục đích buộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền và luật pháp quốc tế.

Hôm 16/11, trong một bài đăng trên Twitter, IPAC lưu ý: “Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 sẽ diễn ra trong bối cảnh việc vi phạm [nhân quyền] đang diễn ra trên quy mô lớn  tại Khu vực Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Hồng Kông.”

Trước đó hôm 15/1, trong một bài đăng khác trên Twitter, tổ chức này nhận định: “Mặc dù thể thao ở trên chính trị, nhưng điều này không thể cho phép việc nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền quy mô lớn.”

Đồng chủ tịch IPAC, Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Canada Garnett Genuis cho biết, ông tham gia vào chiến dịch này để thể hiện tình đoàn kết với người dân Trung Quốc.

Hôm 15/1, ông Genuis tuyên bố trên Twitter: “Hôm nay tôi tham gia cùng các quan chức dân cử của nhiều đảng phái chính trị trên khắp thế giới để kêu gọi tẩy chay toàn diện về mặt ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh 2022, để thể hiện tình đoàn kết với các dân tộc của CHND Trung Hoa.”

Các quan chức nổi tiếng khác tham gia ủng hộ phong trào này bao gồm các Nghị sĩ Đảng Bảo thủ của Anh Iain Smith và Tim Loughton, Thượng nghị sĩ Anh David Alton, Phó chủ tịch Quốc hội Pháp Thượng nghị sĩ Andre Gattolin, nhà sản xuất phim Frédérique Duma, và Nghị sĩ châu Âu Miriam Lexmann.

ĐCSTQ nổi tiếng trong việc sử dụng các chính sách đàn áp đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bao gồm giam giữ quy mô lớn, tra tấn, và kiểm soát sinh đẻ làm giảm gần một nửa tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.

Chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng buộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trở thành lao động nô lệ. Theo báo cáo mới của Đại học Sheffield Hallam thuộc Anh, hơn 100 thương hiệu bán lẻ toàn cầu có thể gặp nguy cơ thay mặt cho ĐCSTQ “rửa tiền bông” thông qua các chuỗi cung ứng quốc tế của họ sau khi Trung Quốc mở rộng việc sản xuất bông tại khu vực Tân Cương trong những năm gần đây.

Một báo khác của Liên minh Công đoàn Thương mại Quốc tế (ITUC), một tổ chức vận động đặt tại Bỉ, đã trao cho ĐCSTQ “huy chương vàng về đàn áp” vì thể hiện rất ít hoặc không tôn trọng luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế khi chế độ cộng sản này “tăng tốc một cách nhanh chóng sự chiếm đóng chính trị đối với Hồng Kông” qua việc sử dụng Luật An ninh Quốc gia mới áp đặt lên Đặc khu này, đồng thời đàn áp người Tây Tạng dưới chiêu bài “chống chủ nghĩa ly khai,” “chống chủ nghĩa cực đoan” “chống chủ nghĩa khủng bố”.

Báo cáo của ITUC công bố hôm 11/11 nhấn mạnh: “Làm thế nào Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và các đối tác của họ có thể chắc chắn rằng Thế vận hội mùa đông [Bắc Kinh 2022] sẽ không góp phần gây ra sự áp bức và vi phạm nhân quyền, và rằng các vận động viên, đội của họ, các nhà báo và những người tham dự [Thế vận hội] được bảo vệ trong một quốc gia do Đảng này cai trị.”

Phản ứng trước báo cáo của ITUC, IOC giải thích rằng “trọng tâm duy nhất của họ là thể thao và [họ] không có quyền tác động đến các chính sách của một quốc gia có chủ quyền”. Tuy nhiên, không giống bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức thể thao nào khác, IOC giữ vị trò quan sát viên tại Liên Hợp Quốc.

Trong một thông báo hôm 12/11, bà Sophie Richardson, giám đốc về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét, các tập đoàn tài trợ chính cho Olympic “giữ im lặng về cách họ đang sử dụng ảnh hưởng của mình để giải quyết hồ sơ nhân quyền kinh khủng của Trung Quốc”.

Tổ chức nhân quyền này đã viết thư cho các nhà tài trợ Olympic và cả NBC, công ty truyền thông đặt tại Mỹ có doanh thu từ việc cấp phép chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của IOC.

Các nhà tài trợ lớn khác mà tổ chức này đã liên hệ bao gồm Airbnb, Alibaba, Atos, Bridgestone, Coca-Cola, Dow, General Electric, Intel, Omega, Panasonic, Procter & Gamble, Toyota, và Visa.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: