Ngày 9/4, Dân biểu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Brian Babin cho biết, Mỹ cần dũng cảm chống lại hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng của tù nhân lương tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và truy trách nhiệm của đảng này. 

id12873244 Rep Brian Babin ET 1200x677 600x400 1
Dân biểu liên bang Mỹ Brian Babin. (Ảnh: Epoch Times).

Trả lời phỏng vấn của Epoch Times tiếng Anh, Dân biểu Brian Babin cho biết “Chính phủ Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn quá lâu rồi”. “Đây là hành vi cực kỳ xấu xa. Nó khiến người ta nghĩ đến thời kỳ Đức Quốc Xã của những năm 1930 – 1940.”

Đầu tháng Ba, các nghị sĩ liên đảng phái của Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã đề xuất một dự luật, tấn công hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng của nhóm tù nhân lương tâm tôn giáo và người dân tộc thiểu số được quốc gia ĐCSTQ chứng nhận.

Dân biểu Brian Babin cho biết, “Dự luật ngăn chặn cưỡng bức thu hoạch tạng một khi được thông qua, sẽ truy cứu trách nhiệm đối với hành vi tàn bạo vô nhân đạo này”. Ông Brian Babin đã ký tên chung vào dự luật có số hiệu 1592 này (H.R.1592). 

Tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Mỹ cũng để xuất một dự luật tương tự.

Mặc dù Quốc hội Mỹ nhiều lần tổ chức điều trần, thông qua nghị quyết, lên án hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng người, nhưng Mỹ vẫn chưa thông qua luật để ứng phó với vấn đề này của ĐCSTQ. 

Dân biểu Babin nói, mặc dù có lượng lớn chứng cứ, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn giữ im lặng trước chủ đề này, nguyên nhân chủ yếu vì ĐCSTQ là “kẻ đầu gấu to con”, gây áp lực về kinh tế và quân sự đối với chính phủ các nước khác. 

“Tôi cho rằng đồng thời tại nước Mỹ này, chúng ta nhìn thấy mọi người vì lợi ích, vì áp lực chính trị nên có thể đã lơ là cho qua, hoặc là cố ý nhìn mà không thấy [hành vi này của ĐCSTQ]. Hiện tại là lúc để chấm dứt nó.”

Ông chỉ ra, điều này khiến người ta nghĩ đến những người ngoảnh mặt làm ngơ trong những năm 1930 của thế kỷ 20. 

“Nếu thời đó chúng ta đứng lên phản đối Hitler và chính quyền của ông ta, chúng ta có lẽ có thể cứu được rất nhiều sinh mạng, thậm chí có thể giúp chúng ta tránh được sự khủng bố của Thế chiến thứ II.”

Một khi dự luật này được thông qua, sẽ trao quyền cho Chính phủ Mỹ công nhận, phơi bày và chế tài các cá nhân và quan chức có trách nhiệm tham gia buôn bán người hoặc cưỡng bức thu hoạch tạng trên phạm vi toàn cầu.

Dự luật này đồng thời cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ công bố báo cáo hàng năm về tình hình buôn bán nội tạng người của nước ngoài. Báo cáo này sẽ đưa vào một báo cáo phân cấp để xác định những quốc gia nào cưỡng bức thu hoạch và buôn bán tạng người nghiêm trọng. Thấp nhất là cấp 1, cấp 2 là mức độ trung bình, cấp 3 là mức độ cao nhất. Trong hệ thống báo cáo này sẽ điểm tên chính phủ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào tội ác này. 

Dân biểu Babin nói, “Tôi cho rằng người Mỹ bình thường không hiểu về tình hình cưỡng bức thu hoạch tạng người đang xảy ra. Người Mỹ hiểu về việc này, chúng ta sẽ càng có cơ hội đối kháng với ĐCSTQ.”

“Có người bị tiêm thuốc mê, đặt trên giường y tế chỉ vì tín ngưỡng của họ. Gan, thận của họ bị cắt đi, sau đó họ chết ở một góc nào đó – chỉ nghĩ về việc này thôi cũng thấy quá đáng sợ.”

Diệt chủng ẩn hình

Tháng Ba năm ngoái, Tòa án Độc lập ở Anh Quốc đã đưa ra phán quyết bằng văn bản. Tòa án phát hiện, từ cáo buộc lần đầu tiên vào năm 2006 về việc ĐCSTQ cưỡng chế thu hoạch tạng người đến nay, hành vi tiếp tục giết hại phạm nhân ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục. Tòa án đã đưa ra kết luận – hành vi cưỡng chế thu hoạch tạng trên quy mô lớn đối với người tập Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra. Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, người tập ở Trung Quốc là “nguồn cung chủ yếu” nội tại cho các ca cấy ghép ở Trung Quốc.

Thậm chí sau khi toà án đưa ra phán quyết, nhiều chứng cứ tội ác thu hoạch tạng của ĐCSTQ liên tục xuất hiện. Báo cáo điều tra cho thấy, số lượng cưỡng bức thu hoạch tạng người tăng, nội tạng có thể cung cấp dựa vào nhu cầu, thời gian chờ đợi để ghép tạng là rất ngắn. 

Theo tuyên bố của chuyên gia nhân quyền, dự luật này nếu được thông qua thì sẽ kết thúc sự im lặng về vấn đề này. Chính phủ Mỹ sẽ từ chối hoặc thu lại hộ chiếu của người mua bán tạng phi pháp. 

Dự luật này còn yêu cầu cơ quan điều trị y tế của Mỹ phải báo cáo những hợp tác với các cơ quan thực thể nước ngoài tham gia vào cưỡng bức thu hoạch tạng. Ngoài ra, dự luật còn cấm xuất khẩu thiết bị cấy ghép tạng và phẫu thuật cho các thực thể tham gia vào tội ác này. 

Ngoài dân biểu Babin, các nghị sĩ đề xuất dự luật lưỡng đảng này, còn có Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Chris Coons, còn có Dân biểu liên bang Chris Coons, Chris Smith, Tom Suozzi, Vicky Hartzler. 

Tạp chí “Nghiên cứu và Chống Diệt chủng” hồi năm 2018 đã đăng một bài viết, miêu tả hành động cưỡng bức thu hoạch tạng của chính quyền ĐCSTQ là “diệt chủng ẩn hình”, đây là hành động diệt chủng mang tính ẩn hình và chậm rãi của ĐCSTQ đối với người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc. 

Nhà nghiên cứu chỉ ra, diệt chủng ẩn hình là nhắm vào một nhóm quần thể trong thời gian dài để tiến hành một loại “phá hoại đa chiều” một cách chậm chạp và tinh tế; đây là chính sách được áp dụng khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công. Mục đích là triệt để tiêu diệt một cách “hữu hiệu” người tập Pháp Luân Công trong tình huống không gây sự cảnh giác của cộng đồng quốc tế.

Khi được hỏi đến việc liệu có đồng ý hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng là “diệt chủng ẩn hình” hay không, ông Babin nói, “tôi hoàn toàn đồng ý”

Ông cho biết, người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc “bị bức hại một cách công nhiên”, “có đủ chứng cứ cho thấy, rất nhiều đều là chứng cứ đầu tay cho thấy họ bị cưỡng bức thu hoạch tạng”. 

Dân biểu Babin nói, mặc dù có tương đối ít chứng cứ về cưỡng bức thu hoạch tạng người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nhưng đối với việc giam giữ quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo dân tộc thiểu số khác, có thể khiến cho họ trở thành nạn nhân mới của hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng. 

Ông nói, những người bao gồm cả những người Cơ Đốc giáo và các tôn giáo thiểu số khác cũng dễ trở thành đối tượng bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng. 

“Hiện tại là lúc lựa chọn hành động. Người ta bị mưu sát. Nếu chúng ta nhìn mà không thấy, thì những hành vi bạo lực này sẽ vẫn tiếp diễn”, ông nói. 

Emel Akan, Epoch Times

Xem thêm: