Nghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua đạo luật nhằm thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải carbon trên toàn bộ Liên minh Châu Âu ở mức trung tính vào năm 2050.

Embed from Getty Images

Ngày 24/6, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã thông qua Đạo luật khí hậu với tỷ lệ 442 phiếu ủng hộ, 203 phiếu phản đối và 51 phiếu trắng. Đạo luật này đã nâng mục tiêu của EU là giảm lượng phát thải carbon từ mức 44% của năm 1990 lên đến 55% vào năm 2050.

Theo SVT, nghị sĩ châu Âu (MEP) Jytte Guteland, cũng là thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển nhận định: “Đó là một sự thúc đẩy thực sự so với mức hiện nay. Tôi thấy rằng điều đó sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn hơn đối với châu Âu và thế giới.”

Nghị sĩ châu Âu Emma Wiesner tại Thụy Điển, một thành viên của Đảng Trung tâm, lại bày tỏ quan ngại rằng dự luật này vẫn chưa đủ tạo nên sức bật.

“Chính phủ đã tăng hơn gấp đôi số tiền dành cho chính sách khí hậu, nhưng bất chấp điều này, lượng khí thải không hề giảm xuống nữa. Năm 2018, lượng khí thải thậm chí còn tăng lên. Đó là lý do tại sao chính sách khí hậu được bình chọn là lãng phí tồi tệ nhất trong năm.”

“Tôi mong đợi sẽ có một dự luật khí hậu chưa từng có. Điều duy nhất tôi lo lắng là nó sẽ không đủ tham vọng, nhưng các mục tiêu đặt ra là một điểm khởi đầu tốt,” bà nói thêm.

Theo SVT, Ủy ban châu Âu đã trình bày dự thảo đạo luật về khí hậu này vào mùa xuân năm ngoái và đặt mục tiêu khiến khí hậu trở nên trung tính vào năm 2050. Ban đầu, Nghị viện châu Âu muốn giảm lượng khí thải xuống 60% vào năm 2030 (so với mức 44% năm 1990) nhưng cuối cùng đã quyết định mức 55%.

Phần lớn các nghị sĩ châu Âu bảo thủ và dân túy đều phản đối đề xuất này. Nghị sĩ Ba Lan Anna Zalewska nhấn mạnh: “Thật thất vọng khi dự luật này được thông qua. Hiện tại chúng ta không có tiền để làm điều này. Nếu không có nguồn tài chính thích hợp, sẽ chẳng thể đạt được một sự dịch chuyển nào cả.”

Bà Zalewska cho biết thêm: “Dự luật về khí hậu với các yêu cầu và lệnh cấm, điều này sẽ không chỉ dẫn đến việc phát sinh các loại thuế mới mà còn làm tăng chi phí sinh hoạt hàng ngày.”

Thụy Điển, quê hương của nhà hoạt động biến đổi khí hậu nổi tiếng Greta Thunberg, là một trong những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã mạnh tay thúc đẩy việc giảm khí thải, thậm chí còn xem xét cấm bán ô tô mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào cuối thập kỷ này.

Dù vậy, bất chấp nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Thụy Điển, năm 2019, người Thụy Điển đã bầu chọn chi tiêu cho biến đổi khí hậu là sự lãng phí tiền thuế lớn nhất của người dân.

Minh Ngọc (Theo Breitbart)

Xem thêm: