Mặc dù không có tiến triển đáng kể nào trong các nhiệm vụ trước đây như xử lý cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam hoặc cuộc chiến chống lại luật bỏ phiếu của đảng Cộng hòa, Nhà Trắng đã cử Phó Tổng thống Kamala Harris đến châu Âu để lãnh đạo ứng phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Embed from Getty Images

Bà Harris được cho là sẽ tới Đức để tham dự Hội nghị An ninh Munich, khi các nguyên thủ châu Âu tiếp tục nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga vào Ukraine và Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục điều quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine.

Sabrina Singh, phó thư ký báo chí của phó Tổng thống, cho biết trong một tuyên bố rằng chuyến thăm của bà Harris sẽ “thể hiện cam kết chặt chẽ của chúng tôi đối với các Đồng minh NATO, tái khẳng định lợi ích chung của chúng tôi trong việc duy trì các nguyên tắc đã củng cố hòa bình và an ninh châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, và nhấn mạnh cam kết của chúng tôi đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Nhà Trắng đã nhiều lần cử bà Harris xử lý các vấn đề liên quan đến chính trị, bao gồm cả việc giao cho bà nhiệm vụ giải quyết “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam và cuộc chiến chống lại luật bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa.

Tuy vậy, không có tiến bộ đáng kể nào về cả hai vấn đề trên.

Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên giao nhiệm vụ cho bà Harris ngăn chặn dòng người di cư ở biên giới phía nam vào tháng 3 năm ngoái.

Trong những tháng tiếp theo, lượng người di cư ở biên giới phía nam đã gia tăng lịch sử đều đặn mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 7, đạt đỉnh điểm là hơn 213.000 người trong 1 tháng.

Tháng 6 năm ngoái, NBC News đưa tin rằng bà Harris sẽ dẫn đầu nỗ lực thông qua dự luật bầu cử quan trọng tại Quốc hội.

Tuy vậy, Thượng viện đã bác bỏ đạo luật “vì người dân”, với việc các đảng viên Dân chủ thiếu 60 phiếu để vượt qua filibuster của đảng Cộng hòa.

Bà Harris khẳng định rằng bất kỳ sự xâm lược nào của Nga vào Ukraine đều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận.

“Nếu Nga và Vladimir Putin vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng và chúng tôi rất rõ ràng về điều đó”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Giêng.

Xuân Lan

Xem thêm: