Nhà Trắng vẫn đang tiếp tục nói vòng vo về trách nhiệm của bà Kamala Harris trong việc giải quyết khủng hoảng biên giới. Hôm thứ Hai (29/3 giờ Mỹ), các quan chức Nhà Trắng cho biết bà Harris sẽ đóng vai trò “ngoại giao” để xử lý làn sóng di cư dâng cao ở biên giới phía Nam.

Embed from Getty Images

Theo các quan chức từ văn phòng phó Tổng thống, bà Harris sẽ dẫn đầu “các nỗ lực ngoại giao nhằm đưa Mexico cùng các quốc gia thuộc “Tam giác phương Bắc” [tức El Salvador, Guatemala và Honduras] cùng tham gia nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc di cư, giám sát dòng chảy di cư và việc sử dụng viện trợ của Mỹ.”

Các quan chức cho biết bà Harris vẫn sẽ tiếp tục tham gia vào phản ứng của chính quyền Biden đối với vấn đề biên giới.

Các bình luận từ văn phòng bà Harris được đưa ra sau khi bà được ông Biden bổ nhiệm làm người đứng đầu nỗ lực giải quyết sự gia tăng kỷ lục về người di cư, bao gồm cả trẻ vị thành niên không có người đi kèm hiện đang quá tải tại các cơ sở nhập cư ở biên giới phía nam trong những tuần gần đây.

Ông Biden nói bà Harris sẽ đóng vai trò là “liên lạc viên ngoại giao” của chính quyền trong các cuộc đàm phán với Mexico và các quốc gia “Tam giác phương Bắc” để tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm giải quyết “các nguyên nhân gốc rễ” của làn sóng di cư.

Ông Biden cũng cho biết chính quyền của ông sẽ tái cung cấp tài chính để hỗ trợ phát triển và thực thi nhập cư ở các quốc gia này. Hiện chính quyền Biden vẫn đang cố gắng biện luận rằng sự gia tăng di cư là do người dân các quốc gia Nam Mỹ phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khi hậu, cũng như 

Ông Biden cho biết kinh nghiệm của bà Harris với tư cách là cựu Tổng chưởng lý của California đã khiến bà duy nhất có đủ tư cách để lãnh đạo các nỗ lực của chính quyền.

Tuy vậy, hiện bà vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch nào đi về phía nam hoặc thậm chí giải quyết vấn đề. Theo Văn phòng Phó Tổng thống, bà Harris không có sự kiện nào vào cuối tuần qua và không đề cập đến hoạt động nào liên quan đến biên giới.

Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm thứ Hai nói rằng Harris đang “tập trung vào giải quyết các nguyên nhân gốc rễ trong khu vực.”

Psaki cho biết bà Harris sẽ làm việc với Bộ An ninh Nội địa cũng như Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh – những cơ quan có nhiệm vụ giám sát các quy trình tại biên giới, cung cấp nơi trú ẩn và di chuyển trẻ em.

Trả lời về vai trò của mình, bà Harris nói rằng “không nghi ngờ gì nữa, đây là một tình huống thử thách.”

“Như tổng thống đã nói, có nhiều yếu tố dẫn đến việc [người di cư] rời khỏi những quốc gia này,” bà Harris nói. “Mặc dù chúng tôi đã nói rõ ràng rằng mọi người không nên đến biên giới ngay bây giờ, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng chúng tôi sẽ thực thi pháp luật và phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ khiến người di cư thực hiện chuyến đi.”

Hơn 15.000 trẻ vị thành niên nhập cư không có người đi kèm đang bị giam giữ tại các cơ sở liên bang, theo các báo cáo gần đây. 

Cả ông Biden và bà Harris đều không đến thăm biên giới phía nam kể từ khi nhậm chức. Ông Biden gần đây nói rằng ông sẽ làm như vậy “vào một thời điểm nào đó,” còn bà Harris thì cười và nói rằng “không phải hôm nay.”

Trong khi đó, bà Harris được cho là hiện đang thất vọng với việc cải tạo liên tục tại dinh thự của phó tổng thống – buộc bà và Đệ nhị quý ông Doug Emhoff phải tạm thời ở tại Blair House, khu dành cho khách chính thức của tổng thống.

Xuân Lan (theo Fox News)

Xem thêm: