Hôm Thứ Ba (27/11), một nhóm nhân viên của Google đã công bố bức thư ngỏ kêu gọi công ty hủy bỏ dự án công cụ tìm kiếm “chuồn chuồn” (Dragonfly) hợp tác với ĐCSTQ, không đồng lõa với ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.

Embed from Getty Images

Hôm thứ Ba (27/11), nhân viên của Google đã công bố bức thư ngỏ kêu gọi công ty hủy bỏ dự án công cụ tìm kiếm “chuồn chuồn” (Dragonfly) hợp tác với ĐCSTQ, không đồng lõa với ĐCSTQ vi phạm nhân quyền (Ảnh: Getty Images) 

Nhóm nhân viên Google cho biết, lá thư công khai được họ công bố trên trang Medium khởi đầu với 11 người k‎‎í tên chung, sẽ có thêm nhiều người tham gia.

Sự kiện dự án công cụ tìm kiếm “chuồn chuồn” của Google bị rò rỉ đã kéo theo những lời chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền và các chính trị gia Mỹ. Vào tháng Tám, hàng nghìn nhân viên của Google đã ký một lá thư chung chỉ ra “các vấn đề đạo đức khẩn cấp”. Tuần trước, John Hennessy, Chủ tịch của Alphabet (công ty mẹ của Google) cho biết rằng việc kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục đòi hỏi phải thỏa hiệp về “giá trị cốt lõi”.

Do lo ngại về số lượng ngày càng tăng các cuộc tấn công mạng và tình trạng giám sát khống chế của ĐCSTQ, trong năm 2010 Google quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, cũng như ngừng cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc Đại lục.

Sau đó giới chức Trung Quốc đã đẩy mạnh hơn nữa hạn chế tự do internet, bao gồm yêu cầu người dùng đăng k‎‎í bằng tên thật, đưa một số trang web vào danh sách đen và xóa những thông tin nhạy cảm, ví dụ về vụ ĐCSTQ thảm sát người biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Bloomberg đưa tin, vào mùa xuân năm 2017, Google bắt đầu triển khai dự án “chuồn chuồn”, đây là một công cụ tìm kiếm phù hợp nhu cầu kiểm duyệt của nhà cầm quyền ĐCSTQ, công cụ chặn các từ khóa nhạy cảm ví dụ như “nhân quyền”, đồng thời thiết kế cho phép nhà cầm quyền theo dõi những cư dân mạng dám đăng tải thông tin nhạy cảm trên internet, bao gồm cả số điện thoại của họ.

Giới phê bình cho biết, sự hợp tác của Google với chế độ Cộng sản Trung Quốc thông qua dự án “chuồn chuồn” là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người dùng.

Vào ngày 27/11, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã phát động Ngày Hành động Toàn cầu để phản đối việc Google âm thầm thúc đẩy dự án “chuồn chuồn”. Tổ chức này cho biết, việc công ty Google triển khai dự án sẽ làm cho người dùng internet không còn niềm tin vào Google, kêu gọi Giám đốc điều hành Pichai của Google hãy ngừng triển khai kế hoạch này.

Người phát ngôn của Google chưa đưa ra bình luận gì về bức thư ngỏ.

Sau đây là nội dung bức thư ngỏ:

Chúng tôi là nhân viên của Google, chúng tôi tham gia Tổ chức Ân xá quốc tế, kêu gọi Google hãy hủy bỏ dự án “chuồn chuồn”, đây là một công cụ tìm kiếm có chức năng kiểm duyệt mà Google xây dựng cho thị trường Trung Quốc Đại lục, đó là một cơ chế giám sát trên toàn quốc theo mục đích của ĐCSTQ.

Vài tháng trước, hơn nghìn nhân viên của Google đã thể hiện mối quan tâm của họ, chúng tôi là một trong số họ. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà báo điều tra cũng đã đưa ra cảnh báo rằng đây là vấn đề nhân quyền nghiêm trọng và đã nhiều lần kêu gọi Google hủy dự án. Cho đến nay, phản ứng của lãnh đạo chúng tôi đã gây cảm giác không an tâm.

Sự phản đối của chúng tôi đối với dự án “chuồn chuồn” không có nghĩa là nhắm vào Trung Quốc, chúng tôi phản đối việc giúp những người có quyền lực đàn áp các nhóm người dễ bị tổn thương ở các nơi khác nhau. Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn không phải là chính phủ duy nhất bóp nghẹt tự do ngôn luận và giám sát đàn áp người bất đồng chính kiến, thời khắc chính trị thúc đẩy dự án “chuồn chuồn” của Google ở ​​Trung Quốc sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm: trong tương lai sẽ khó khăn hơn để từ chối những yêu cầu tương tự của các chính phủ độc tài khác.

Thời điểm để công ty chúng ta đưa ra quyết định này chính là thời điểm chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) công khai mở rộng quyền hạn pháp lý và các công cụ kiểm soát người dân. Nhiều công cụ dựa vào công nghệ tiên tiến và kết hợp hoạt động trực tuyến, ghi chép lịch sử cá nhân và giám sát trên quy mô lớn để theo dõi và ghi lại từng hành động của cư dân mạng. Nhiều báo cáo đã phơi bày các nạn nhân bị ĐCSTQ đàn áp, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), những người đấu tranh nhân quyền và sinh viên. Nếu Google theo yêu cầu của pháp luật Trung Quốc (ĐCSTQ), hợp tác với chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), thì bất cứ lúc nào ĐCSTQ cũng có thể truy cập được dữ liệu người dùng, Google sẽ trở thành tòng phạm của đàn áp và vi phạm nhân quyền.

Dự án “chuồn chuồn” cũng sẽ giúp cho kiểm duyệt và tuyên truyền thông tin sai sự thật theo chủ ‎‎ ý của nhà cầm quyền, và do đó bóp méo sự thật, khiến người sử dụng internet và nhà bất đồng chính kiến ​​bị lạc hướng trong nhận định tình hình. Theo thông tin, chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đàn áp tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Công nghệ kiểm soát này có thể được ĐCSTQ sử dụng để phổ biến thông tin vì lợi ích của họ và buộc những người đấu tranh phải im lặng.

Nhiều người trong chúng tôi quyết định đến Google làm việc vì các giá trị của công ty, trong đó có lập trường trước đây của công ty đối với cơ chế kiểm duyệt và giám sát của Trung Quốc (ĐCSTQ), vì hiểu Google là công ty đặt giá trị của mình ở trên lợi nhuận. Tuy nhiên, trong năm qua, chúng tôi đã thất vọng, bao gồm dự án Maven và “chuồn chuồn”, vấn đề Google ủng hộ những kẻ bạo quyền, chúng tôi không còn tin rằng Google vẫn là Google ban đầu, đó là nguyên nhân khiến giờ đây chúng tôi bày tỏ lập trường này.

Chúng tôi đã tham gia Tổ chức Ân xá Quốc tế, kêu gọi Google hủy dự án “chuồn chuồn”. Chúng tôi cũng yêu cầu lãnh đạo phải cam kết truyền thông minh bạch và rõ ràng, và có cơ chế trách nhiệm thực sự. Không thể vì Google quá mạnh mà không chịu trách nhiệm. Chúng tôi có quyền được biết những dự án nào chúng tôi đang xây dựng và có quyền bày tỏ ý kiến ​​của chúng tôi trong những quyết định quan trọng này.

Thanh Vân

Xem thêm: