Ngày 22/11, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã dự và chủ trì Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng quan hệ Đối thoại ASEAN-Trung Quốc, ông Tập phát biểu hứa hẹn không mưu cầu bá chủ. Tuy nhiên trước đó, ĐCSTQ đã nhiều lần khiêu khích Đài Loan, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông và vùng biển Đài Loan. Không biết ASEAN có thể tin tưởng những lời hứa của Bắc Kinh hay không. Tại cuộc gặp, Tổng thống Duterte của Philippines thậm chí đã trực tiếp “nghẹn ngào” với Bắc Kinh. 

id13407373 000 9T99HU 600x400 1
Ngày 16/11 Cảnh sát Biển của ĐCSTQ đã phong tỏa và dùng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế của Philippines đang tiến đến bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Philippines công bố vào ngày 24/11/2021 cho thấy hai tàu tiếp tế dân sự neo đậu bên cạnh tàu đổ bộ Mount Madre của Hải quân Philippines bị mắc cạn trên bãi Cỏ Mây (Nguồn: Bộ Quốc phòng Philippines).

Ngày 22/11, Hội nghị cấp cao Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (tổ chức trực tuyến video) được Chủ tịch luân phiên ASEAN do Quốc vương Hassanal của Brunei và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đồng chủ trì. Tại hội nghị, ông Tập đã có bài phát biểu nhấn mạnh “đối thoại chứ không đối đầu, kết bạn bè chứ không kết liên minh”, đồng thời kêu gọi “xây dựng một cộng đồng ASEAN-Trung Quốc chặt chẽ hơn với một tương lai chung”. Ông cũng tuyên bố rằng cần phải cùng nhau “duy trì hòa bình lâu dài trong khu vực”, Trung Quốc “sẽ không bao giờ mưu cầu bá quyền, càng không có chuyện ỷ mạnh hiếp yếu”; Trung Quốc “sẽ luôn là láng giềng tốt, bạn bè tốt, và đối tác tốt của ASEAN”.

Tổng thống Duterte của Philippines đã không phụ lòng thiện chí của ông Tập Cận Bình. Tại hội nghị, ông Duterte đã nói với giọng nghẹn ngào rằng ông “ghê tởm” trước cuộc xung đột gần đây giữa tàu tuần duyên của Trung Quốc (ĐCSTQ) và Philippines trên Biển Đông. “Điều này không có lợi cho mối quan hệ giữa hai nước chúng ta”.

Phát biểu được cho là rất hiếm, vì lâu nay ông Duterte đã bị dư luận trong nước chỉ trích đã không lên án các hành động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.

Vào ngày 16/11, Cảnh sát biển ĐCSTQ đã chặn và sử dụng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế của Philippines đang hướng đến Bãi cạn Cỏ Mây (Philippines gọi là rạn san hô Thomas thứ hai) trên Biển Đông. Sau đó ngày 18/11, Philippines lên án mạnh mẽ hành động của ĐCSTQ; Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói: “Trung Quốc (ĐCSTQ) không có quyền lực thực thi pháp luật ở những khu vực này và các khu vực lân cận, họ phải chú ý và lùi lại”, trong tuyên bố ông nhắc nhở ĐCSTQ rằng các tàu công vụ đã được bảo vệ bởi “Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines”.

Ngoài ra tại hội nghị thượng đỉnh này, ông Duterte cũng nói rằng tôn trọng luận pháp là cách duy nhất để giải quyết các vấn đề. Ông cho biết ĐCSTQ nên tuân theo phát quyết của trọng tài quốc tế vào năm 2016, phán quyết đã xác nhận rằng các yêu sách hàng hải của ĐCSTQ không có cơ sở pháp lý. Ông Duterte còn nhấn mạnh rằng “Philippines sẽ quan tâm nghiêm túc về những diễn biến tương tự khác”.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 18/11 của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho rằng vào tối ngày 16/11 tàu tuần duyên Trung Quốc đã “thực thi công vụ” đối với hai tàu tiếp tế của Philippines trong khu vực biển ngoài khơi bãi Cỏ Mây. Tình hình thực tế là tàu tuần duyên của ĐCSTQ đã tấn công tàu quan chức Philippines bằng vòi rồng.

Ngay lập tức vào ngày 19/11, Chính phủ Mỹ đã lên án các hành động của ĐCSTQ là “nguy hiểm, khiêu khích, phi lý”. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày rằng các cuộc tấn công vũ trang vào các tàu của Philippines sẽ kích hoạt Mỹ thực hiện các cam kết phòng thủ chung trong “Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. Tuyên bố nêu rõ, dựa vào “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” năm 1982, vào ngày 12/7/2016 Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết nhất trí và lâu dài, kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây và một số vùng nước trong vùng đặc quyền kinh tế có quyền tài phán lịch sử của Philippines. Theo nghĩa vụ hiệp ước được quy định trong Công ước về Luật Biển, Trung Quốc và Philippines có nghĩa vụ pháp lý tuân theo phán quyết này. Trung Quốc không được can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Các nhà lãnh đạo của 9 nước ASEAN tham gia hội nghị thượng đỉnh video này bao gồm: Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko, Chủ tịch Lào Thongloun, Thủ tướng Malaysia Ismail, Tổng thống Philippines Duterte, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Hội nghị thượng đỉnh còn có Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi tham dự. Hội nghị thượng đỉnh không có nhà lãnh đạo của Myanmar.

Theo Ngọc Viêm, Diệc Dương/ Epoch Times

Xem thêm: