Hôm thứ Sáu (13/3), ông Joe Biden đã cuộc hội đàm trực tuyến với các nhà lãnh đạo của liên minh quốc tế được gọi là “Bộ Tứ”, trong bối cảnh mối quan hệ của cả bốn nền quốc gia với Trung Quốc xấu đi đáng kể trong năm vừa qua.

Embed from Getty Images

NBC News đưa tin, ông Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tham gia cuộc hội đàm. Ông Biden mở đầu hội nghị thượng đỉnh bằng cách nhấn mạnh sự cần thiết của một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”.

Vắc xin COVID-19 và biến đổi khí hậu cũng là những vấn đề chính được nêu ra trong chương trình nghị sự của hội nghị, và mỗi quốc gia đều nhìn nhận liên minh này không phải chỉ là “một câu lạc bộ chống Bắc Kinh”.

“Liên minh được thành lập không phải để chống lại một mối đe dọa duy nhất hoặc tập trung vào một vấn đề duy nhất,” mà là “để triển hiện những gì các nền dân chủ có thể mang đến, cho cả người dân của chúng ta và cho thế giới rộng lớn hơn,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết hôm thứ 12/2.

Dù vậy, liên minh này vẫn được coi là một nỗ lực nhằm đối phó với sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

Tờ Independent cho biết, quan hệ của tất cả các quốc gia thuộc nhóm “Bộ Tứ” với Trung Quốc đều xấu đi trong những năm qua, cho dù vì các vấn đề kinh tế, tranh chấp biên giới hay COVID-19.

Trong năm qua, Ấn Độ có cuộc đối đầu đẫm máu với binh sĩ Trung Quốc trên dãy Himalaya, và bế tắc ở vùng biên giới Ấn Độ – Trung Quốc cũng chưa thể giải quyết hoàn toàn. Nhật Bản phải đối mặt với hàng loạt hoạt động quân sự gây hấn của Bắc Kinh tại những quần đảo tranh chấp. Còn Úc thì bị Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt sau nhiều bất đồng. Mỹ cũng có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc trong một loạt vấn đề, bao gồm cả Đài Loan.

Nhà phân tích về Trung Quốc Bill Hayton nói với NBC News: “Đó là một nhóm các quốc gia có cùng quan ngại về Trung Quốc, và tất cả họ đều cố gắng giữ vững lập trường hướng tới một con đường cởi mở, dân chủ phi Trung Quốc.”

Tuy nhiên, ông nói thêm, “Bộ Tứ” không phải là một liên minh chính thức giống như NATO, và không có nghĩa vụ nghiêm ngặt trong việc bảo vệ lẫn nhau.

Theo AP, ông Biden nói rằng ông coi việc hợp tác với các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là trọng tâm trong chiến lược của mình nhằm đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Biden và lãnh đạo ba quốc gia cũng dự kiến sẽ công bố thỏa thuận mở rộng năng lực sản xuất vắc xin COVID-19 ở Ấn Độ sau cuộc họp, tờ Independent cho biết. Theo đó, “Bộ Tứ” dự kiến ​​sẽ cho phép Ấn Độ tăng năng lực sản xuất thêm 1 tỷ liều vào năm 2022. Chính quyền Biden cho biết, năng lực vắc xin bổ sung này sẽ được sử dụng trong các nỗ lực tiêm chủng ở Đông Nam Á, nơi Bắc Kinh đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng.

Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng sẽ giúp tài trợ cho các công ty Ấn Độ sản xuất vắc xin cho các nhà sản xuất thuốc của Hoa Kỳ là Novavax Inc và J&J. 

Trong vài tuần qua, cũng có nhiều lời kêu gọi các quốc gia giàu mạnh hơn, bao gồm cả Hoa Kỳ, quyên góp vắc-xin cho các quốc gia nghèo khó hơn.

Minh Ngọc (T/h)