Sau khi ông Trump tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp với ông Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên ngay lặp tức trở nên mềm mỏng hơn, đồng thời phát tín hiệu cầu cứu tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in thông qua cuộc hội đàm. Về vấn đề Bắc Triều Tiên, ông Moon Jea-in liên tiếp lên tiếng thay Bắc Triều Tiên. Do đó, “Tuyên bố Bàn Môn Điếm” mà ông ký với Bắc Triều Tiên vì thế mà bị đảng đối lập ngăn chặn và bị phủ quyết tại quốc hội. Bên cạnh đó, ông Moon Jea-in cũng bị truyền thông Mỹ chỉ trích.

Kim Jong-un
Ông Moon Jea-in đã có cuộc gặp với ông Kim Jong-un hôm 26/5 (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc)

Báo Mỹ: Moon Jea-in không lên tiếng cho Mỹ mà lại đòi lợi ích cho Bắc Triều Tiên

Vài tiếng sau khi tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp Trump – Kim, ông Kim Jong-un lập tức lên tiếng tuyên bố, biểu thị nguyện vọng tiến hành cuộc gặp Trump – Kim bất cứ lúc nào, đồng thời chủ động đề xuất gặp mặt khẩn cấp với ông Moon Jea-in, chỉ trong vòng 1 tháng ngắn ngủi đã có 2 lần hội đàm với ông Moon Jea-in. Mỗi khi đến thời khắc quan trọng trong việc chuẩn bị cho cuộc gặp với ông Trump xuất hiện vấn đề, ông Kim Jong-un hoặc là cầu cứu Trung Quốc hoặc là cầu cứu Hàn Quốc, lần này ông Kim đã lựa chọn Hàn Quốc làm cứu tinh.

Ông Moon Jea-in vốn là người thuộc phe cánh tả, chính sách đối với Bắc Triều Tiên của ông cũng tương tự với “chính sách Ánh dương” của tổng thống tiền nhiệm như ông Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, chủ trương thông qua chi viện kinh tế để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Mặc dù người chỉ trích cho rằng, lịch sử cho thấy “chính sách Ánh dương” không những không thể làm thay đổi về cơ bản mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, ngược lại còn khiến Bắc Triều Tiên tự phát triển vũ khí hạt nhân, khiến lợi ích quốc gia của Hàn Quốc bị tổn hại.

Trong thái đội từ bỏ vũ khí hạt nhân đối với Bắc Triều Tiên, ông Moon Jea-in không ngừng lay động giữa chính phủ của ông Trump và chính quyền Bắc Triều Tiên thậm chí nhiều lần lên tiếng cho Bắc Triều Tiên.

Ngày 28/5, tờ The Wall Street Journal đăng bài xã luận phê bình nói, là một nước đồng minh của Mỹ, chính phủ của ông Moon Jea-in không đứng ở phía lập trường của Mỹ để lên tiếng, “ngược lại lấy cái giá phải trả cho việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên để gây áp lực lên Mỹ, yêu cầu đối xử tốt với Bắc Triều Tiên”.

Bài viết nói, Tổng thống Moon Jea-in tiếp nhận lập trường phi hạt nhân hóa mang tính giai đoạn, ông cho rằng thông qua chi viện là có thể khiến Bắc Triều Tiên từ bỏ hạt nhân, điều này cũng giống như cách làm của chính quyền Trung Quốc.

Bản tin lấy ví dụ nói, sau khi Hội nghị cấp cao liên Triều lần thứ 2 kết thúc và ông Moon Jea-in công bố kết quả, về vấn đề báo chí nhắc “ông có đồng ý yêu cầu của Mỹ rằng phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”, ông Moon Jea-in lại có ý né tránh, cho biết “đây là vấn đề cần phải giải quyết trong đàm phán Mỹ – Triều”.

Bài viết phê bình, “Tổng thống Moon Jea-in tự cho là người hòa giải giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, nhưng ông ấy rõ ràng là không lên tiếng cho Mỹ mà lại yêu cầu Mỹ giúp đỡ  Bắc Triều Tiên và gây áp lực cho Mỹ trong giai đoạn Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.”

Cùng ngày, tờ The Washington Post cũng đưa tin phân tích, khi ông Trump tuyên bố hủy bỏ hội nghị Trump – Kim, ông đã không thông báo trước với Hàn Quốc, điều này khiến Washington Post nhận định chính phủ của ông Trump đang bất mãn với ông Moon Jea-in.

Đảng đối lập ngăn chặn “Tuyên bố Bàn Môn Điếm”, phủ quyết tại quốc hội

Bản tin còn nói, trên thực tế trong nước Hàn Quốc, ông Moon Jea-in cũng bị phê bình do lập trường đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đảng đối lập nhấn mạnh ông Moon Jea-in cần phải đứng về phía đồng minh Mỹ, đồng thời, tại quốc hội Hàn Quốc, họ cũng phủ quyết ký kết “Tuyên bố Bàn Môn Điếm”.

Tại hội nghị liên Triều lần đầu vào ngày 27/4, ông Moon Jea-in và Kim Jong-un đã ký kết “Tuyên bố Bàn Môn Điếm”, tuyên ngôn này tuyên bố thông qua mục tiêu chung về việc hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng lại thiếu chi tiết việc phi hạt nhân hóa. Tuyên bố còn đưa ra cam kết, sẽ viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên, hòa giải căng thẳng quân sự giữa 2 nước Hàn – Triều.

Để đảm bảo nội dung “Tuyên bố Bàn Môn Điếm” vẫn có thể tiếp tục được chấp hành sau khi ông Moon Jea-in rời ghế Tổng thống, không bị từ bỏ khi thay đổi đảng chấp chính, đồng thời hy vọng tuyên bố này được luật hóa nên ông đã đưa ra quốc hội để biểu quyết. Tuy nhiên đã gặp phải sự phản đối của đảng đối lập, ngày 28/5 bị phủ quyết tại quốc hội.

Đảng đối lập chỉ trích, trong hiệp định không có việc đốc thúc Bắc Triều Tiên thực hiện  các điều khoản phi hạt nhân hóa theo yêu cầu của nước đồng minh Mỹ rằng từ bỏ hạt nhân “triệt để, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.”

Ông Hong Jun-pyo, đại diện đảng đối lập Hàn Quốc Tự do nói, “Tuyên bố này chẳng qua chỉ là chỉ là sự hợp tác trá hình giữa ông Kim Jong-un và Moon Jea-in”.

Huệ Anh

Xem thêm: