Chủ tịch đoàn đại biểu chính thức của Nghị viện Châu Âu Raphaël Glucksmann đã có cuộc gặp mặt với Viện trưởng Viện Hành chính Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Tô Trinh Xương hôm 3/11. Tại cuộc gặp, ông Raphaël Glucksmann cho biết, đoàn đại biểu thăm Đài Loan cho thấy Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên coi trọng Đài Loan.

id13351533 2280779 600x400 1
Viện trưởng Viện Hành chính Trung Hoa Dân Quốc Tô Trinh Xương (đứng thứ 7 từ phải sang) tiếp kiến phái đoàn thuộc Ủy ban đặc biệt của Nghị Viện Châu Âu về bóp méo thông tin và can thiệp của nước ngoài vào các tiến trình dân chủ (INGE) tại Viện Hành chính Đài Loan vào ngày 3/11/2021. (Ảnh: Viện Hành chính).

Phái đoàn thuộc Ủy ban đặc biệt của Nghị Viện Châu Âu về bóp méo thông tin và can thiệp của nước ngoài vào các tiến trình dân chủ (INGE) đã tổ chức một đoàn đại biểu chính thức gồm 13 người do ông Raphaël Glucksmann (quốc tịch Pháp) dẫn đầu thăm Đài Loan từ ngày 3 – 5/11. Ngày 4/11, đoàn đại biểu sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Thái Anh Văn, trở thành đoàn đại biểu chính thức của châu Âu đầu tiên trong lịch sử thăm Đài Loan.

Ông Tô Trinh Xương gặp mặt đoàn đại biểu: Mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ và phát triển giữa Đài Loan – EU 

Chiều ngày 3/11, trong cuộc tiếp kiến đoàn đại biểu, ông Tô Trinh Xương cho biết, hiện tại Nghị viện châu Âu đã thông qua báo cáo “Quan hệ và hợp tác chính trị EU – Đài Loan” (EU-Taiwan political relations and cooperation) với chênh lệch phiếu bầu là 580 – 26. Đồng thời, ông cũng đề xuất 36 kiến nghị cụ thể về Đài Loan thân thiện, việc Nghị viện châu Âu lần đầu tiên cử phái đoàn chính thức đến thăm Đài Loan đã cho thấy sự coi trọng mối quan hệ với Đài Loan. Ông mong muốn quan hệ song phương ngày càng sâu sắc và phát triển hơn, đồng thời mở rộng hỗ trợ hợp tác song phương trong tương lai.

id13351542 2280781 600x399 1
Ông Tô Trinh Xương (phải), Viện trưởng Viện Hành chính Trung Hoa Dân Quốc, hôm 3/11/2021 đã tiếp kiến phái đoàn thuộc Ủy ban đặc biệt của Nghị Viện Châu Âu về bóp méo thông tin và can thiệp của nước ngoài vào các tiến trình dân chủ (INGE), và có cuộc trao đổi với ông Raphaël Glucksmann (trái) Chủ tịch của INGE. (Ảnh: Viện Hành chính).

“Bạn bè càng từ xa đến càng là chân tình đáng quý”, ông Tô Trinh Xương nhấn mạnh, mặc dù khoảng cách địa lý giữa Đài Loan – EU cách xa nhau, nhưng cả hai cùng có chung giá trị quan như kiên trì tự do dân chủ, nhân quyền, tự do thương mại và chống tin tức giả, lý tưởng rất gần nhau, có thể nói là “không có khoảng cách”.

Ông Tô Trinh Xương nói, Đài Loan là quốc gia tự do, dân chủ, tôn trọng pháp trị, giao lưu thông tin tự do cởi mở, ở các phương diện đều tôn trọng nhân dân ở mức độ cao, đồng thời có kinh nghiệm phong phú trong việc chống tin tức giả. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cách Đài Loan eo biển Đài Loan với khoảng cách không xa, lại thống trị độc tài đối với người dân, không coi trọng quy phạm tự do thương mại, thậm chí phát tán tin tức giả gây nhiều lo ngại, từ đó càng có thể thể hiện rõ tầm quan trọng của Đài Loan ở tuyến đầu của tự do và dân chủ.

Ông Raphaël Glucksmann: Sẽ kiên định ủng hộ Đài Loan tự do

Ông Raphaël Glucksmann cho biết, lần này phái đoàn liên đảng chính thức của Nghị viện châu Âu thăm Đài Loan, cho thấy EU và các nước thành viên coi trọng Đài Loan. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, Đài Loan đã kịp thời chi viện tặng 7 triệu khẩu trang cho nước thành viên EU, và tặng Cộng hòa Séc dây chuyền sản xuất khẩu trang. Những hành động này đều khiến người dân châu Âu cảm kích trong lòng.

Ông cho biết, thành tựu dân chủ mà Đài Loan có được trong 30 năm qua, là hình mẫu dân chủ quan trọng nhất trong lịch sử toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền dân chủ Đài Loan khiến người ta khâm phục ngưỡng mộ. Giống như lời mà Viện trưởng Tô Trinh Xương nói, mặc dù Đài Loan và EU xa về mặt địa lý, nhưng các giá trị yêu mến tự do, dân chủ đã khiến cho EU và Đài Loan sát gần lại nhau.

“Mặc dù đối mặt với sự đe dọa to lớn của chính quyền chuyên chế Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông Raphaël Glucksmann nói, Đài Loan vẫn dũng cảm tôi luyện được nền dân chủ của bản thân, và dùng thái độ bình tĩnh, cởi mở, dân chủ để đối phó với sự đe dọa. Đây là điều đáng kính phục, và cũng là phương thức xử lý đúng đắn.

Ông Glucksmann chỉ ra, EU cũng đối mặt mối đe dọa tương tự từ chính quyền độc tài, thành viên ủy ban đặc biệt INGE đặc biệt đến Đài Loan giao lưu học hỏi, hy vọng sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm của Đài Loan.

Ông cho biết thêm, thành viên của Ủy ban đặc biệt INGE coi Đài Loan là phòng thực nghiệm trong việc chống lại sự can dự của thế lực bên ngoài, và cũng cho rằng Đài Loan là căn cứ bảo vệ dân chủ. Nền dân chủ Đài Loan là vật báu mà tất cả các nhân sĩ dân chủ toàn cầu nên bảo vệ, cũng là suối nguồn cảm hứng của chúng ta. Với tư cách là đại biểu của công dân châu Âu, họ đặc biệt đến Đài Loan cảm ơn sự cống hiến cho nền dân chủ toàn cầu của Đài Loan, nhất là cho người dân thế giới thấy được nền dân chủ có thể phát triển mạnh mẽ ở khu vực này, tương lai không thuộc về chủ nghĩa độc tài.

Ông Glucksmann trích dẫn câu nói của thi nhân người Đức Friedrich Holderlin “nơi nguy hiểm là nơi cứu rỗi”, và điều cứu rỗi là hoài bão tự do trong lòng mọi người. Ông nói: “Chúng ta đều là đối tác yêu mến tự do, sẽ kiên định ủng hộ Đài Loan tự do, sẽ không để Đài Loan thất vọng”.

Ngày 22/3/2021, sau khi EU đưa ra chế tài đối với ĐCSTQ vì cuộc đàn áp quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bắc Kinh đã triển khai trả đũa chế tài đối với 10 nhân sĩ của EU, bao gồm 5 đại biểu Nghị viện châu Âu, lần lượt là ông Glucksmann, ông Reinhard Bütikofer (Trưởng đoàn đại biểu Mối quan hệ Nghị viện châu Âu với Trung Quốc), ông Michael Gahler (Chủ tịch nhóm Nghị viện châu Âu thân thiện Đài Loan), ông Ilhan Kyuchyuk (quốc tịch Bulgaria), bà Miriam Lexmann (quốc tịch Slovakia). Họ và những người liên quan, người nhà, đều bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc Đại Lục, Đặc khu hành chính Hồng Kông và Đặc khu hành chính Ma Cao.

Trước khi lên máy bay đến Đài Loan, ông Glucksmann đã đăng bài viết trên Facebook cho biết, đe dọa và chế tài (của ĐCSTQ) sẽ vĩnh viễn không thể khiến ông khuất phục. Ông sẽ mãi đứng bên cạnh những nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền, cho nên ông đến Đài Loan. Từ khi Nghị viện châu Âu thành lập đến nay, đây là phái đoàn đầu tiên thăm Đài Loan.

Ông chỉ ra, 2,3 triệu người Đài Loan sống trong sự đe dọa và thách thức của ĐCSTQ, đã có lượng lớn máy bay của quân đội ĐCSTQ xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài loan, số lượt xâm phạm lập kỷ lục. INGE là tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ nền dân chủ Đài Loan, đối kháng lại áp lực quân sự, can nhiễu chính trị và tin tức giả trực tuyến do ĐCSTQ lên kế hoạch.

Ông Glucksmann cho biết, lý do khiến ông Tập Cận Bình đẩy tình hình căng thẳng lên cao là vì Đài Loan là mô hình trái ngược với chính quyền độc tài, Đài Loan đã tiến hành cải cách phi phàm trong vài thập kỷ qua. Từ những năm 1990 đến nay, Đài Loan đã là mẫu hình của nền dân chủ châu Á, có tự do ngôn luận, có truyền thông đa nguyên, tự do bầu cử, bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo và dân tộc thiểu số, những điều này trái ngược với chính quyền độc tài. Ông cảnh báo, Bắc Kinh có ý chấm dứt kinh nghiệm của Đài Loan, người châu Âu cần giúp chế độ dân chủ của Đài Loan tiếp tục sinh tồn.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: