Trong khi các mỏ than và nhà máy nhiệt điện trên khắp Trung Quốc đang hoạt động hết công suất, hơn 100 nước trên thế giới đang tập trung thảo luận về cách giảm lượng khí thải carbon tại Hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Khủng hoảng cắt giảm dùng điện bao trùm Trung Quốc gần đây không chỉ là phép thử công khai trong cam kết giảm phát thải của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng cho thấy vấn đề thiếu nhất quán của họ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Embed from Getty Images

Từ tháng 8/2021, nguồn cung điện nhiều nơi ở Trung Quốc đã bị thiếu hụt, việc cắt điện và giới hạn dùng điện trên quy mô lớn đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Hình chụp một nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc (STR/AFP/Getty Images). 

Chỉ trích về sự vắng mặt của Tập Cận Bình trong COP26

Ngày 2/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Trung Quốc và Nga không tham dự Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của LHQ (COP26) tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh. Cả phía Trung Quốc và Nga đều đáp trả. Ngày 3/11, người phát ngôn Uông Văn Bân (Wang Wenbin) của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã phản bác rằng “khẩu hiệu không thể thay thế hành động”.

Tuy nhiên, Chính phủ Đức rõ ràng không nghĩ như vậy, tương tự Mỹ tại hội nghị này đại diện phía Đức cũng bày tỏ sự không hài lòng về ĐCSTQ.

Thư ký Chính phủ Đức về Môi trường là Jochen Flasbarth đã tuyên bố tại Glasgow rằng lời hứa của ĐCSTQ nhằm đạt được tính trung hòa carbon vào năm 2060 đã không còn đáng tin cậy, họ cũng không có bất kỳ cam kết gì đối với các khí nhà kính khác như khí metan.  

Trong Báo cáo cập nhật về các khoản đóng góp do nhà nước quyết định (NDC) được ĐCSTQ đệ trình lên Cơ quan biến đổi khí hậu của LHQ ngày 28/10/2021, các cam kết của ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2020 đã được chuyển thành văn bản, nhưng không đề xuất thêm bất kỳ mục tiêu nào, thay vào đó họ thừa nhận rằng “nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục tăng, và trong ngắn hạn rất khó để thay đổi cơ bản cơ cấu năng lượng có trụ cột dựa vào than”.

Tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 9/2020, ông Tập Cận Bình đã bất ngờ đưa ra lời hứa rằng “Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lượng khí thải carbon vào năm 2030 và thực hiện trung hòa carbon vào trước năm 2060”.

Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand đã tuyên bố tại COP26 về mục tiêu không phát thải ròng (trung hòa carbon) trước năm 2050.

Trả lời tờ Epoch Times, ông Giám đốc điều hành Huang-Hsiung Hsu của Trung tâm Biến đổi Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan (Academia Sinica) cho biết, “Ông Tập Cận Bình có thể muốn tránh COP26 của LHQ để không bị rơi vào thế bối rối… Vì ĐCSTQ phải rõ ràng trong thực hiện trung hòa carbon vào năm 2060. Tin rằng có cân nhắc tổng hợp về chính trị và kinh tế, nhưng thực tế rất thách thức nên không thể đưa ra một kế hoạch khả thi cụ thể và cũng không thể đưa ra các mục tiêu xa hơn tại hội nghị thượng đỉnh này”.

Tổ chức bảo vệ môi trường cho rằng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phải giảm gần một nửa vào năm 2030 để tránh những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Cam kết của ĐCSTQ về “tối ưu vấn đề carbon vào năm 2030” có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lượng khí thải carbon.

ĐCSTQ từ chối tham gia cam kết mới về biến đổi khí hậu toàn cầu

Mặc dù COP26 năm 2021 vẫn chưa đạt được đồng thuận nhưng đã có một số diễn biến mới. Việc ông Tập Cận Bình vắng mặt đã cho thấy thái độ của ĐCSTQ, đó là từ chối.

1) Không tham gia thỏa thuận về than

Ngày 4/11, hơn 40 nước đã cam kết loại bỏ than đá, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường nhất, nhưng cam kết không có tham gia của ba nước tiêu thụ than nhiều nhất trên thế giới  (Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ).

Than được coi là nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất, bị cáo buộc là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hội nghị khí hậu hy vọng không chỉ loại bỏ than mà còn cả khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Khí thải carbon từ đốt cháy khí tự nhiên chỉ bằng một nửa của than, nhưng vẫn là nguồn phát thải khí nhà kính chính. Một loại khí gây hiệu ứng nhà kính độc hại hơn là khí thải metan thông qua toàn bộ dây chuyền sản xuất dầu và khí đốt. Metan là thành phần chính của khí tự nhiên.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Tính đến nay, mỗi năm Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ nhiều than hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại.

Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới, nhưng than nhập khẩu thường chỉ chiếm 10% tổng lượng than tiêu thụ của Trung Quốc.

2) Cam kết metan toàn cầu

Hơn 100 nước đã ký “Cam kết toàn cầu về khí metan” (Global Methane Pledge) tại COP26, cam kết trước năm 2030 giảm ít nhất 30% khí thải metan so với mức năm 2020; nhưng những nước thải ra nhiều nhất như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã không tham gia.

Mỹ và Liên minh châu Âu khởi xướng cam kết này vào tháng 9/2021, các nước ký kết hiện tạo ra 70% GDP toàn cầu và lượng khí metan họ thải ra chiếm gần 50%.

Trung Quốc hiện là nước phát thải khí metan nhiều nhất, chủ yếu từ sản xuất than và chăn nuôi.

Các nước ký cam kết loại bỏ dần than tại COP26  không cho biết liệu họ có chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu năng lượng hay không; vào năm 2021 Trung Quốc đã tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ, đã thay thế Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Tháng 10/2021, công ty dầu khí của nhà nước Trung Quốc là Sinopec đã ký thỏa thuận 20 năm để mỗi năm nhập khẩu 4 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, và nhiều doanh nghiệp nhà nước tại các địa phương cùng giới nhập khẩu năng lượng tư nhân của Trung Quốc cũng đang đàm phán để mua khí đốt tự nhiên của Mỹ.

3) Chấm dứt tài trợ đối với nhiên liệu hóa thạch

Ngày 4/11, Chính phủ Mỹ thông báo đã tham gia một sáng kiến ​​quốc tế nhằm chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch, có 25 nước và thực thể (bao gồm Ý, Canada và Đan Mạch) đã ký thỏa thuận, cam kết trước cuối năm 2022 ngừng đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch toàn cầu, đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris và giới hạn mức tăng nhiệt độ 1,5°C.

Ngày 8/11, Hà Lan tuyên bố tham gia vào sáng kiến ​​này. Tổ chức môi trường Oil Change International chỉ ra sáng kiến ​​này mỗi năm có thể chuyển hướng 19 tỷ USD từ lĩnh vực hóa thạch để đầu tư vào năng lượng sạch.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không tham gia sáng kiến này được cho là đã làm suy yếu hiệu lực của nó rất nhiều. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là các nhà đầu tư chính vào năng lượng hóa thạch, có đến gần 50% nguồn đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đến từ ba nước này.

ĐCSTQ đi lùi trong vấn đề khí hậu

Dù ông Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều lời hứa miệng về vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng thực tế cho thấy chính quyền ĐCSTQ đang hành động theo hướng ngược lại.

Báo cáo Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM) theo dõi sản lượng nhiệt điện than toàn cầu vào năm 2021 (bản PDF bằng tiếng Anh) cho thấy, năm 2020 xu thế phát triển nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc tăng mạnh, triệt tiêu những nỗ lực giảm thiểu nhiệt điện than ở các khu vực khác trên thế giới, dẫn đến lần đầu tiên từ năm 2015 công suất nhiệt điện than toàn cầu tăng trưởng.  

Theo báo cáo do GEM đưa ra vào tháng 4/2021, dưới chủ đạo của Mỹ và Liên minh châu Âu, vào năm 2020 thế giới đã giảm 37,8 GW điện đốt than, nhưng quy mô phát nhiệt điện than mới xây dựng của Trung Quốc trong năm đó cao tới 38,4 GW. Hơn nữa, tỷ lệ nhà máy nhiệt điện than được khởi công ở Trung Quốc trong tổng số nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu đã tăng từ 64% vào năm 2019 lên 76% vào năm 2020.

Đốt than là một trong những nguồn thải carbon chính. Theo báo cáo của BP, năm 2020 Trung Quốc là một trong số ít nước trên thế giới tiếp tục tăng lượng khí thải carbon, chiếm đến 31% tỷ lệ phát thải carbon trên toàn cầu. Năm đó sản lượng nhiệt điện than của Trung Quốc chiếm 63,2% tổng sản lượng điện, và chiếm 52,2% sản lượng nhiệt điện than toàn cầu.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu Rhodium Group tại Mỹ, năm 2019 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc chiếm hơn 27% toàn cầu, vượt xa nước đứng thứ hai là Mỹ chiếm khoảng 11% lượng khí thải toàn cầu.

Hơn nữa, số liệu của Cục Thống kê của ĐCSTQ cho thấy kể từ năm 2021, xu thế sản xuất nhiệt điện trở nên cấp bách hơn, tỷ trọng sản xuất nhiệt điện trong tổng sản lượng điện tại Trung Quốc 9 tháng đầu năm nay đã là 71%. Các nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc chủ yếu sử dụng than.

Cho dù năm 2021 tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu khiến giá than và khí đốt tự nhiên tăng vọt trên quốc tế, nhưng ĐCSTQ vẫn tăng cường nhập khẩu nguồn năng lượng carbon cao như than đá và khí đốt tự nhiên.

Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu than và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2021, lần lượt tăng 29,5% và 36% so với cùng kỳ năm ngoái (tính theo RMB). Số lượng nhập khẩu than và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc trong tháng 10 năm nay gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và từ tháng 6 đến nay số lượng nhập khẩu liên tục gia tăng.

Phân tích: ĐCSTQ nói hay vượt trội làm

Sau khi lược qua tình hình của ĐCSTQ vài năm gần đây về vấn đề biến đổi khí hậu, Epoch Times xác nhận rằng tuyên truyền và lời hứa của ĐCSTQ luôn đẹp hơn nhiều so với thực hiện.

1) “Kiên quyết hạn chế các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng và phát thải cao”

Ví dụ, trong tuyên bố tại COP26 ở Glasgow, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các nước khác “thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu” và tuyên bố rằng ĐCSTQ “kiên quyết hạn chế sự phát triển mù quáng của các dự án tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải cao”.

Nhưng vào tháng 10/2020, tổ chức truyền thông phi lợi nhuận Carbon Brief  của Anh đã phân tích “danh sách dự án lớn” tại các tỉnh sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn của Trung Quốc và thấy rằng khoảng 6,2 nghìn tỷ RMB (khoảng 0,91 nghìn tỷ USD) đã được đầu tư vào năng lượng hoặc giao thông, trong đó đầu tư vào các dự án “carbon thấp” như năng lượng tái tạo chưa tới 10%, còn lại là các khoản đầu tư theo kế hoạch khác hướng đến các dự án “carbon cao” như cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch.

Các tỉnh lớn tiêu thụ năng lượng này bao gồm Quảng Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Nội Mông, Giang Tô, Thiểm Tây, Sơn Đông và Sơn Tây, đã thải ra 50% lượng khí cacbonic của toàn Trung Quốc.

2) “Tài trợ ứng phó biến đổi khí hậu”

Lâu nay ĐCSTQ luôn chỉ trích các nước phát triển không cung cấp ngân quỹ cho các nước đang phát triển để chống lại biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của “Hội đồng quan hệ đối ngoại” (Council on Foreign Relations) của Mỹ vào tháng 3/2021 chỉ ra vấn đề ĐCSTQ cung cấp ngân quỹ cho các nước đang phát triển nhưng không phải để giảm lượng khí thải mà trái lại làm tăng lượng khí thải carbon.

Nghiên cứu cho thấy từ năm 2014 – 2017, ngành ngân hàng do ĐCSTQ kiểm soát đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án nhiên liệu hóa thạch ở các nước tham gia vào “Vành đai và Con đường”, chỉ tính trong năm 2016 đã có 240 nhà máy nhiệt điện than với sự tham gia của Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng những khoản đầu tư này của ĐCSTQ “khiến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu trở nên khó khăn hơn”.

Hơn nữa, mặc dù ông Tập Cận Bình đã tuyên bố trong liên kết video của Đại hội đồng LHQ vào tháng 9/2021 rằng “Trung Quốc sẽ không còn xây dựng các dự án điện than ở nước ngoài”, nhưng không hứa sẽ không cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài.

Với tư cách là nhà đầu tư năng lượng hóa thạch chủ yếu nhất nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa tham gia “Sáng kiến ​​ngừng tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch”.

Trước khi diễn ra COP26, ngày 20/10 Thủ tướng Anh Johnson cũng đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình để hy vọng Trung Quốc có thể nâng cao thời gian tối ưu carbon từ năm 2030 giảm xuống còn đến năm 2025, giảm sự phụ thuộc vào than đá. Tuy nhiên, ông Tập đã không thể đưa ra hứa hẹn.

3) Giảm thiểu carbon và an ninh năng lượng

“Kế hoạch hành động tối ưu carbon trước năm 2030” với lộ trình theo từng giai đoạn của ĐCSTQ để thực hiện cam kết về khí hậu được công bố vào tháng 10/2021, thừa nhận năng lượng là nguồn chính gây thải carbon, nhưng nhấn mạnh “thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng carbon thấp dưới tiền đề đảm bảo an ninh năng lượng”.

Trong nửa đầu năm 2021, ĐCSTQ đã từng tăng cường nỗ lực “kiểm soát kép tiêu thụ năng lượng”, nhưng sau khi cuộc khủng hoảng năng lượng nổ ra vào nửa cuối năm thì sản xuất than và nhiệt điện lại trở thành ưu tiên của họ.

“Kiểm soát kép mức tiêu thụ năng lượng” là chính sách được ĐCSTQ đề xuất vào năm 2015 trong Phiên họp toàn thể lần 5 Trung ương ĐCSTQ khóa 18, nhằm giảm GDP tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon.

Theo hãng tin Bloomberg, vào cuối tháng 9, ông Phó Thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng) của ĐCSTQ đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước về than, phát điện và dầu mỏ phải “bằng mọi giá đảm bảo nguồn cung trong mùa đông này”.  

Lần lượt ngày 1/10 và ngày 2/11, ông Hách Bằng (Hao Peng) – Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc, và ông Hàn Chính đã lần lượt đi đến Tổng công ty Lưới điện Nhà nước Trung Quốc yêu cầu công ty điện lực “phải tập trung chính trị, xem xét tổng thể tình hình, kiên quyết chắc thắng trong bảo đảm nguồn điện”.

Về lý do trước khủng hoảng năng lượng thì ĐCSTQ nhấn mạnh liên quan an ninh năng lượng và chính trị, ông giám đốc điều hành Huang-Hsiung Hsu của Trung tâm Biến đổi Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan phân tích: “Điều này cho thấy chính quyền ĐCSTQ có thể tiếp tục phát triển điện than. Tập Cận Bình đã cam kết tối ưu lượng carbon vào năm 2030, ông ấy muốn trì hoãn quá trình giảm carbon đó”.

Nhật báo Kinh tế (Economic Daily) của nhà nước Trung Quốc ngày 3/11 đã có bài viết chỉ ra, phát triển kinh tế của Trung Quốc và giảm lượng khí thải carbon đi đôi với nhau, không thể để Trung Quốc tăng cường điện than trở lại. Nhưng có chuyên gia về ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh yêu cầu giấu tên đã không đồng ý như vậy. Ông này cho rằng cái gọi là an ninh năng lượng liên quan hệ trọng đến an ninh chính trị hơn an ninh kinh tế: “Việc đóng cửa quá nhiều nhà máy sẽ gây ra thất nghiệp hàng loạt và gây ra bất ổn xã hội. Các nhà chức trách phải duy trì sự ổn định”.

Từ tháng 7 năm nay (2021), Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm sử dụng điện, sau đó tình trạng căng thẳng thiếu điện ngày càng gia tăng, trong số 31 tỉnh/thành của toàn Trung Quốc có ít nhất 20 tỉnh bị cắt giảm dùng điện trên diện rộng, đặc biệt là vùng đông bắc rét đậm, thực trạng khiến sinh kế cơ bản và thậm chí là tính mạng của người dân địa phương bị đe dọa do vấn đề cắt giảm dùng điện.

Theo Lạc Á, Epoch Times

Xem thêm: