Nhằm cố gắng xoa dịu dư luận về việc đào tẩu, Bắc Kinh đang tung ra một số “bằng chứng” có ảnh và video chứng tỏ ông Đổng Kinh Vĩ đang còn ở trong nước. Tuy nhiên, phóng viên báo Red State Mỹ đã phân tích hai điểm chứng minh ảnh và video là giả. Trang tìm kiếm Baidu từng xóa sạch thông tin liên quan đến Đổng Kinh Vĩ nay cũng lặng lẽ xuất hiện một số kết quả.

p2956661a717285051
Ảnh của Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ (Nguồn: cộng đồng mạng)

Vào ngày 22/6, một vài quan chức Chính phủ Biden nói rằng tin tức về việc ông Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, đã đào tẩu là “không chính xác”. Vài giờ sau, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin ông Đổng Kinh Vĩ “đi họp” ở Đại Lục. Tuy nhiên, không giống như lần trước (ngày 18/6), lần này còn có cả ảnh và video trên bản tin. Mặc dù truyền thông Đại Lục đã hai lần bác bỏ tin đồn, nhưng nhiều kênh truyền thông nước ngoài vẫn đưa tin vụ việc từ nhiều góc độ và chứng minh tính xác thực của nó.

Trang web Chính phủ Trung Quốc cho đoạn phim tin tức do CCTV sản xuất và phát sóng, đến giây thứ 5, có thể thấy ông Mạnh Dương (Meng Yang) – Phó Tổng thư ký Quốc vụ ĐCSTQ, ông Trình Quốc Bình (Cheng Guoping) – Ủy viên An ninh đối ngoại của Bộ Ngoại giao, Đỗ Hàng Vĩ (Du Hangwei) – Thứ trưởng Bộ Công an và ông Đổng Kinh Vĩ. Từ giây 13 đến 15 giây, máy quay chuyển sang ông Đổng Kinh Vĩ, ông Đổng cúi đầu lật xem bản tài liệu trên bàn trong 3 giây, nhưng không quay cận mặt.

Một số cư dân mạng cho rằng video có thể đã qua biên tập chỉnh sửa: “Toàn bộ chữ trên tường là dùng photoshop để biên tạo, chữ bị nổi lên và không có chiều sâu. Mặt bàn nơi có người thì góc quay cao hơn, còn chỗ không có người thì không nhìn thấy mặt bàn, mặt bàn nên là phản chiếu nền tường màu xanh lam. Chi tiết vòng tròn con dấu ở bàn giữa là rõ ràng. Mặt trước bàn rõ ràng là không đồng nhất. Kết luận cho thấy không có chỗ nào là không bị làm giả.”

Phóng viên Jennifer Van Laar của trang tin “Red State” đăng bình luận trên Twitter vào ngày 24/6: “Cuối cùng họ đã tung ra một bản photoshop rất tệ… Ngoài ra, các nước khác cho biết Trung Quốc đã không tham dự hôm đó”…”Không có nước nào nói “chúng tôi đã gặp ông Đổng Kinh Vĩ, hoặc chúng tôi đã nói chuyện với ông Đổng.”

“Độ phân giải cực kỳ kém, và lúc đầu người này trông không giống ông Đổng lắm. Chắc họ nghĩ ‘người Mỹ luôn thấy người Trung Quốc ai cũng na ná nhau.’  Thử lại đi, ĐCSTQ.”

Phóng viên Jennifer Van Laar đưa ra hai bằng chứng cho thấy báo cáo của Trung Quốc bị nghi ngờ là sai sự thật. Một là có dấu vết photoshop rõ ràng trong bức ảnh, hai là không quốc gia nào trong số các quốc gia tham gia đề cập đến bất kỳ tiếp xúc nào với ông Đổng Kinh Vĩ. Nhận xét trên nhanh chóng làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi dưới tài khoản Twitter của cô Laar.

Ông Du Hoài Tùng (Solomon Yue), thành viên cấp cao của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, người từng dùng tiền đồ chính trị của mình đánh cược với cư dân mạng rằng ông Đổng Kinh Vĩ đã đào tẩu sang Hoa Kỳ, cũng tham gia cuộc thảo luận. Ông viết: “Ông Đổng Kinh Vĩ vẫn đang bị Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) giam giữ bảo vệ.”

Ngoài ra, ông Du Hoài Tùng vào ngày 24/6, cũng từng đăng Twitter cho biết ông Đổng Kinh Vĩ vẫn đang được Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ (DIA) bảo vệ, và bức ảnh mà ĐCSTQ tung ra là ảnh giả đã qua chỉnh sửa.

Red State là kênh truyền thông đầu tiên tiết lộ rằng người đào tẩu cấp cao nhất trong lịch sử ĐCSTQ đã hợp tác với Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ vào đầu tháng này, nhưng chưa công bố danh tính của người đào tẩu vào thời điểm đó. Đến này 18/6, trang Red State đã đăng bài cho biết danh tính của người đào tẩu Trung Quốc đã được xác nhận, đó là ông Đổng Kinh Vĩ, quan chức phản gián cấp cao của ĐCSTQ.

Một số nhà phân tích cho rằng đánh giá từ hàng loạt hành động gần đây của chính quyền ĐCSTQ, ngày càng có nhiều người tin rằng dù đó có phải là ông Đổng hay không, thì ít nhất một số quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đã bí mật bỏ trốn.

Khi tin tức về vụ đào tẩu mới xuất hiện, cư dân mạng tìm kiếm thông tin của ông Đổng Kinh Vĩ trên Baidu nhưng nó đã bị xóa. Sau hai lần truyền thông ĐCSTQ bác bỏ tin đồn, công cụ tìm kiếm Bách Khoa Baidu lại lặng lẽ khôi phục.

Đến ngày 26/6, Bách Khoa Baidu đã xuất hiện tiêu đề về Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Đổng Kinh Vĩ, hơn nữa còn thêm phần nhận xét nổi bật của ông ta: “Không chỉ cần bắt ‘gián điệp’, mà còn phải bắt ‘nội gian’ và ‘kẻ đứng sau hậu trường’”. Đây chính là nội dung đã được các phương tiện truyền thông ĐCSTQ đưa tin vào ngày 18/6, nhưng không có ảnh của ông Đổng Kinh Vĩ trong bài.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm: