“Sau khi tôi rời khỏi đất nước này (Trung Quốc), tôi không có ý định sống sót trở về,” một người họ Từ, không còn ảo tưởng về chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nói với tờ The Guardian của Anh. Chính sách phong tỏa và kiểm soát cực đoan của ĐCSTQ trong 3 năm qua đã thúc đẩy ngày càng nhiều người Trung Quốc quyết định ra nước ngoài. Nhiều người đổ xô đến Mỹ, nơi tượng trưng cho tự do, thậm chí mạo hiểm vượt biên giới Mỹ – Mexico, chỉ để “được là chính mình”.

shutterstock 14836493781
Người tị nạn ở biên giới Mỹ – Mexico (Ảnh: Mike Hardiman/ Shutterstock)

Và thế là, Từ đã băng rừng vượt suối hiểm trở giữa Colombia và Panama, số người “chạy” sang Mỹ tăng mạnh.

The Guardian đưa tin vào ngày 9/3 rằng vào ngày đầu tiên của năm 2023, Từ không có tâm trạng để đón năm mới. Anh vừa đến thành phố ven biển Necoclí của Colombia cùng với hàng chục người Trung Quốc khác. Bắt đầu từ Ecuador, anh ấy đã ngồi trên xe buýt trong hai ngày, lắc lư suốt dọc đường khiến anh vô cùng mệt mỏi.

Mục tiêu của họ là qua Darién Gap để đến Mỹ, đây là khu rừng nhiệt đới nối liền Nam và Trung Mỹ, nổi tiếng vì không có đường đi, không có quy luật và cực kỳ nguy hiểm. Nhưng anh không thể quan tâm đến những điều này nữa, anh chỉ muốn rời khỏi Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ thật xa.

“Sau khi rời khỏi đất nước này (Trung Quốc), tôi không có ý định sống sót trở về”, Từ sau đó nói với The Guardian trong phòng khách sạn của mình ở Necockley. “Tôi cảm thấy quốc gia này (ĐCSTQ) vẫn luôn lừa dối chúng tôi, bức hại chúng tôi. Chúng tôi phải làm chút gì đó.”

Những người di cư Trung Quốc như Từ thường bay đến Istanbul, sau đó đến Ecuador, đây là một trong số ít các quốc gia Mỹ Latinh miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc. Từ đó, họ đi ô tô đến Columbia và đến Cockley.

Necoclí là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng với lễ hội âm nhạc Caribe, đồng thời cũng là điểm khởi đầu chính cho những người di cư đi về phía bắc qua rừng rậm để đến Panama. Đây là tuyến đường bộ duy nhất từ ​​Nam Mỹ đến Bắc Mỹ. Xuất phát từ Panama, họ đi tiếp qua một số nước Trung Mỹ thì mới có thể đến biên giới Mỹ – Mexico.

Đây là một tuyến đường đầy nguy hiểm. Ngoài những dòng sông chảy xiết và những loài động vật hoang dã nguy hiểm trong rừng, còn có những tên côn đồ và tội phạm đang hoạt động trong khu vực, nhưng Từ, người tràn đầy sự tuyệt vọng đối với ĐCSTQ, không có lối thoát.

Khi nhìn thấy một số đồng hương của anh đang ăn bánh ngọt dedito de queso, người công nhân xây dựng 31 tuổi đã cùng những người khác trong nhóm hô vang: “Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc!” 

Thông thường, những gì được ghi nhận lại tại Darién Gap đều là người Haiti, Venezuela và Cuba chạy trốn sự sụp đổ kinh tế và đàn áp chính trị. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Trung Quốc cũng đang cố gắng vượt qua khu rừng giữa Colombia và Panama, và cuối cùng chạy đến giấc mơ nước Mỹ.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) nói với The Guardian rằng số người Trung Quốc vượt biên trong tháng Một chiếm 28% tổng số người Trung Quốc di cư được ghi nhận tại Darién Gap kể từ năm 2010.

shutterstock 1606394269
Darién Gap. (Nguồn: UrbanUnique/ Shutterstock)

Theo số liệu của Chính phủ Panama, trong nửa đầu năm 2022, khoảng 400 người Trung Quốc vượt qua biên giới. Con số này đã tăng lên 377 người chỉ trong 1 tháng của tháng 11, và đạt 695 người vào tháng 12. Vào tháng 1/2023, con số kỷ lục 913 người Trung Quốc đã vượt biên, khiến họ trở thành nhóm nhập cư lớn thứ tư trong năm nay.

Chính sách Zero-COVID của ĐCSTQ đã thức tỉnh người dân Trung Quốc

ĐCSTQ đã thực hiện chính sách phong tỏa kiểm soát dịch Zero-COVID một cách cực đoan, bong kinh tế bong bóng sụp đổ, vốn nước ngoài rút và Trung Quốc sắp bước vào kỷ nguyên kinh tế kế hoạch như thời kỳ Mao Trạch Đông. Hàng ngàn người Trung Quốc đang cố gắng tìm cách trốn khỏi đất nước và chạy về phía tự do. Do đó, một thuật ngữ Internet mới “runology” ra đời.

Ông Trần Sấm Chế (Chen Chuangchuang), một luật sư hành nghề ở New York, nói với The Epoch Times vào ngày 16/2 rằng mặc dù sự chuyên chế của ĐCSTQ đã kéo dài hàng thập kỷ, nhưng việc quản lý gần như hầu hết mọi người như tù nhân trong 3 năm qua vẫn là điều hiếm gặp.

“Chỉ số WeChat” do mạng xã hội WeChat của Trung Quốc cung cấp cho thấy rằng vào ngày 3/4/2022, sau khi ĐCSTQ chính thức tuyên bố rằng họ sẽ “nghiêm khắc kiên trì thực hiện Zero-COVID mà không không dao động”, chỉ số tìm kiếm tổng thể cho “di dân” đã tăng thêm 440%.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP), có tổng cộng 4.394 người Trung Quốc đã vượt biên giới Mỹ – Mexico vào Mỹ trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2020 đến hết tháng 11/2022. 5 người trong số họ là gia đình của Sun Jin Cai, một cậu bé đến từ vùng nông thôn Giang Tây, Trung Quốc.

Sun Jin Cai nói với phóng viên của Epoch Times rằng xuất phát từ khao khát tự do, em đã quyết tâm đến cùng trước khi rời đi, vì vậy, bất kể điều gì em gặp phải trên đường đi, em chưa bao giờ hối hận. Sun Jin Cai đã tweet vào ngày 30/10:

“Nơi mọi người muốn đến không nhất thiết phải là thiên đường, nhưng nơi mọi người liều mạng để trốn thoát nhất định phải là địa ngục.”

Gia đình Sun Jin Cai khởi hành từ Chu Hải, đầu tiên đến Ma Cao, sau đó đến Thái Lan, rồi đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vì chỉ có ở đó mới có thể mua vé máy bay đến Ecuador. Tính từ Ecuador, không kể nước Mỹ, họ đã đi qua 8 quốc gia châu Mỹ.

Trong chuyến đi kéo dài gần 3 tháng, họ cũng đã đi qua Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Guatemala từ Panama, và cuối cùng đến Mexicali (Mexico), từ đây họ vượt biên trái phép vào Mỹ.

Vào ngày 17/8/2022, CNN đưa tin rằng Vương Quần (Wang Qun), một người đàn ông Trung Quốc 33 tuổi, đã bỏ lại gia đình và vượt hàng ngàn dặm bằng máy bay, xe buýt, tàu thủy và xe máy, băng rừng vượt núi, vào và ra khỏi nhiều trung tâm giam giữ, và cuối cùng là vượt biên vào Mỹ qua biên giới phía nam của Mỹ.

Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho một số người Trung Quốc, trong đó có Liễu Tường (Liu Xiang), một thanh niên đến từ Tân Cương. Vào ngày 1/11/2022, anh vào Ma Cao từ Chu Hải, quá cảnh qua Đài Bắc đến Thái Lan, bay từ Thái Lan đến Seoul, từ Seoul đến Thành phố Panama, sau đó vượt biên vào Costa Rica, đi qua Nicaragua, Honduras và Guatemala, sau đó vào Mexico. Sau đó, anh lái xe máy, băng qua Mexico từ nam lên bắc, và đi bộ 4.000 km trong 14 ngày để đến biên giới Mỹ – Mexico ở California.

Nói về lý do rời khỏi Trung Quốc, Liễu Tường nói với Epoch Times rằng vì anh sinh ra ở Tân Cương nên anh “được xếp vào loại người khác”. “Vì vậy, miễn là tôi ở trong khách sạn hoặc đi tàu hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác ở bất kỳ đâu trên đất nước (Trung Quốc), tôi sẽ bị cảnh sát thẩm vấn.” Anh nói, “Khi tôi ở trong khách sạn, cảnh sát sẽ đến kiểm tra và hỏi tôi đang làm gì, ở mấy ngày, rồi người liên lạc là ai…họ đều hỏi như thế.”

Lưu Tường cho biết, sau khi thị thực du lịch đến Mỹ của anh bị từ chối, anh đã quyết định đi theo con đường tương tự như Vương Quần để đến Mỹ.

Khi ĐCSTQ dỡ phong tỏa, người dân Trung Quốc trong lòng vẫn còn nỗi sợ hãi

Việc ĐCSTQ vội vã mở cửa trở lại sau một cuộc biểu tình hiếm hoi trên toàn quốc chống Zero-COVID vào tháng 12 năm ngoái đã thúc đẩy nhiều người Trung Quốc dấn thân vào một hành trình mạo hiểm. Họ lo lắng rằng chỉ cần ngày nào ĐCSTQ còn nắm quyền, sẽ có khả năng bị phong tỏa kiểm soát bất cứ lúc nào.

Từ nói rằng anh từng đồng cảm với những “tiểu phấn hồng” do chủ nghĩa dân tộc cực đoan của ĐCSTQ thúc đẩy. Nhưng vào năm 2021, anh bắt đầu tìm hiểu sự thật về nạn đói kéo dài 3 năm của Trung Quốc và vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6 bằng cách sử dụng mạng riêng ảo (VPN). Từ nói, “Tôi nhận ra (ĐCSTQ) không quan tâm đến nhân quyền. Tôi biết nhiều người (trước đây) muốn rời đi, nhưng họ không thể.” 

Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, chỉ riêng trong tháng Một, 1.084 công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ tại biên giới phía nam của Mỹ, so với 89 người vào tháng Một năm ngoái, tăng 1.118% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, trong khoảng thời gian 4 tháng từ tháng Mười năm ngoái đến tháng Một năm nay, các nhân viên tuần tra biên giới ở biên giới phía nam của Mỹ đã bắt giữ 2.999 công dân Trung Quốc, tăng 719% so với 366 người cùng kỳ năm ngoái và đã vượt qua mức 2.626 của cả 2 năm tài chính 2021 và 2022 cộng lại.

Doãn Thành Tường (Yin Chengxiang), một người Trung Quốc khác đang chờ vượt qua Darién Gap, đã rời Trung Quốc vào giữa tháng 12 năm ngoái. Đầu bếp 55 tuổi người Nam Kinh nói với The Guardian rằng cuộc sống dưới chế độ ĐCSTQ đã cho ông quá nhiều lý do để muốn chạy trốn khỏi đất nước, bao gồm cả các biện pháp đối phó với đại dịch một cách cực đoan.

“Tôi không sợ họ (ĐCSTQ) chút nào,” ông Doãn Thành Tường nói, “Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công Đài Loan, chúng tôi sẽ giúp Đài Loan chống lại ĐCSTQ.”

The Guardian đưa tin, việc nhập cư ồ ạt đã thay đổi đáng kể chính Necoclí, khiến cho hệ thống y tế và các dịch vụ khác của khu vực này quá tải. Nhưng người dân địa phương đang làm những gì có thể để thích nghi với sự thay đổi này, nhiều doanh nghiệp hiện đang phục vụ nhu cầu của người nhập cư. Hiện có một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng cách bến tàu chưa đầy 100 mét, nơi những người di cư xếp hàng chờ qua biên giới Darien.

Không thiếu tầng lớp trung lưu Trung Quốc đến biên giới Mỹ – Mexico

Một số người di cư ở biên giới Mỹ – Mexico là tầng lớp lao động Trung Quốc, những người đã bị ảnh hưởng bởi những khó khăn kinh tế do phong tỏa do đại dịch ở Trung Quốc. Nhưng nhiều người mà The Guardian gặp, bao gồm một giáo viên và một tù nhân lương tâm, thuộc tầng lớp trung lưu. Cùng ngày tờ báo phỏng vấn hơn 30 người Trung Quốc đã có mặt tại thành phố cảng Darien, trong đó có một số gia đình có trẻ em.

The Guardian đưa tin, Tưởng Giang (Jiang Jiang), 28 tuổi, từng học ngành tài chính tại Úc. Vào cuối tháng 9 năm ngoái, anh ta ở bìa rừng với 4 người Venezuela và 2 người Trung Quốc. Anh gần như rơi vào tuyệt vọng trên con đường trốn thoát này, nghĩ rằng mình sẽ không thể sống sót trở ra. Cuối cùng, một số người trong số họ đã động viên nhau, vượt qua Darien Gap và tiếp tục tiến về phía Mỹ.

Anh cũng ghi lại hầu hết các dấu chân của mình trên mạng xã hội, bao gồm cả việc bị chính quyền chặn lại và khám xét. Anh đã bị giam giữ tại biên giới Mỹ trong 51 ngày trước khi vượt qua cuộc phỏng vấn xin tị nạn.

“Tôi chỉ muốn sống một cuộc sống yên bình,” Tưởng Giang nói với phóng viên The Guardian qua điện thoại, anh vừa kết thúc công việc tại một nhà hàng Trung Quốc ở Hawaii. Ở đó, anh làm việc bất hợp pháp trong khi chờ đơn xin tị nạn.

“Nước Mỹ không lý tưởng, nhưng ở đây tôi có thể là chính mình,” anh nói.

Một quan chức Colombia nói với The Guardian với điều kiện giấu tên rằng hầu hết những người nhập cư Trung Quốc đến đây là nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 55. Họ thường sống trong khách sạn vì nhìn chung họ có tiền hơn những người nhập cư khác.

Tuy nhiên, có tiền không nhất thiết là sẽ không gặp nguy hiểm trên con đường vượt biên. Quan chức này nói, “Họ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như trộm cướp, và có thể trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực hoặc thậm chí mất tích.

Ông Giuseppe Loprete, người đứng đầu phái bộ IOM tại Panama, nói với The Guardian: “Đối với những người dễ bị tổn thương nhất, có thể mất 10 ngày để đi bộ qua khu vực này. Họ phải đối mặt với thiên tai, và cũng có thể đối mặt với các băng nhóm tội phạm thực hiện hành vi bạo lực, bao gồm lạm dụng tình dục hoặc cướp bóc .”

Ông cho biết, nhiều người di cư tìm cách đến được các cộng đồng bản địa ở Panama đang đói khát, họ cần được các tổ chức nhân đạo chăm sóc y tế.

Theo IOM, ít nhất 207 người di cư được báo cáo mất tích hoặc thiệt mạng trên tuyến đường này từ năm 2014 đến 2022, có 41 trường hợp tử vong chỉ riêng trong năm 2022. Những người di cư khác nói với The Guardian rằng ít nhất 6 người Trung Quốc chết vào năm 2022, nhưng không thể xác minh điều này.

Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết, không có người Trung Quốc nào được tìm thấy đã chết trong rừng Darien vào năm ngoái, nhưng không loại trừ khả năng này.

Không hối hận

Lương Tử Hiên (Liang Zixuan), một đại lý di dân Trung Quốc có trụ sở tại Tokyo, đã nhận thấy sự quan tâm đến việc đến Mỹ ngày càng tăng. Ông tin rằng trong những tháng tới, một lượng lớn người di dân Trung Quốc sẽ vẫn tìm cách mạo hiểm qua biên giới Mỹ – Mexico.

Ông nói với The Guardian: “Đối với những người đã nhìn được bộ mặt thật của chính phủ, họ sẽ rời Trung Quốc bất chấp tất cả.”       

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đã mở cửa lại biên giới và nới lỏng các hạn chế phòng dịch, nhưng Từ vẫn hài lòng với quyết định ra nước ngoài của mình. Anh chỉ ra rằng dưới chính sách Zero-COVID của ĐCSTQ, các vụ tự tử và gia đình ly tán lần lượt xuất hiện, nhưng các phương tiện truyền thông của đảng chỉ nói về “chiến thắng vĩ đại (trong phòng chống dịch)” và nhắm mắt làm ngơ trước những khổ đau của người Trung Quốc.

Anh nói với tờ The Guardian:

“Tôi không biết nhiều về nước Mỹ, nhưng ít nhất nó sẽ tốt hơn là sống ở Trung Quốc… (ở Trung Quốc) chúng tôi giống như động vật.”

Cựu đặc vụ Cơ quan Thực thi Di trú Mỹ và là chuyên gia an ninh biên giới, ông Victor Avila, nói với Texas Scorecard rằng một trong những nguồn tin ở Mexico đã nói với ông rằng hàng ngàn người Trung Quốc đang hướng đến biên giới Mỹ – Mexico từ Nam Mỹ.