Theo số liệu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổng hợp, Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất thế giới về vắc-xin COVID-19. Số lượng viện trợ không chỉ nhiều gấp hơn 3 lần Trung Quốc mà còn nhiều hơn tổng số vắc-xin do các nước khác trên thế giới tài trợ.

EMA dieu tra tinh trang viem nhiem hiem gap sau khi tiem vac xin COVID 19 1
(Ảnh minh họa: Par Flowersandtraveling/Shutterstock)

UNICEF là cơ quan của Liên hợp quốc thúc đẩy quyền trẻ em và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Trước đại dịch COVID-19, UNICEF là đơn vị mua vắc-xin đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, với hơn 2 tỷ liều vắc-xin mỗi năm phục vụ cho hoạt động tiêm chủng thường xuyên và ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh thay mặt cho gần 100 quốc gia.

Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, cơ quan này cũng hỗ trợ quản lý việc cung cấp vắc-xin của Cơ chế chia sẻ vắc-xin toàn cầu COVAX và tổng hợp thông tin công khai, dữ liệu quyên tặng vắc-xin COVID và dòng vắc-xin.

Theo số liệu được trích dẫn bởi hãng tin CBNC, tính đến ngày 7/9, Hoa Kỳ đã viện trợ và chuyển giao hơn 114 triệu liều vắc-xin COVID-19. Con số này gấp hơn 3 lần con số 34 triệu liều mà Trung Quốc đã quyên góp.

Ngoài ra, Nhật Bản đã quyên góp 23,25 triệu liều, Ấn Độ là 9,015 triệu liều và Vương quốc Anh là 6,886 triệu liều, lần lượt xếp thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Nhìn chung, tính đến ngày 7/9, hơn 207 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã được chuyển giao thông qua các thỏa thuận song phương hoặc COVAX. Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ là lượng vắc-xin thực tế được phân phối, vì vậy thông tin này có thể không hiển thị đầy đủ tình trạng toàn cầu của các đợt quyên tặng.

Dữ liệu cho thấy các quốc gia châu Á nằm trong số những nước nhận được nhiều nhất các khoản tài trợ vắc-xin COVID. Bangladesh, Philippines, Indonesia và Pakistan, mỗi nước nhận được hơn 10 triệu liều vắc-xin.

Tuy nhiên, việc quyên tặng vắc-xin trên toàn cầu thấp hơn nhiều so với số lượng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.

Theo Epoch Times

Xem thêm: