Mỹ và ĐCSTQ thực ra là cuộc đối đầu giữa quân tử và lưu manh. ĐCSTQ dùng các thủ đoạn phi pháp như đê tiện, bỉ ổi, thấp hèn, ám sát, mua chuộc, gây ra sự phá hoại và sát thương cực lớn đối với Mỹ. Ông Biden thực ra vẫn không nhận thức rõ ràng được bản chất của ĐCSTQ.

TẠ DIỀN 3
(Nguồn: Vision Times)

Theo truyền thông hải ngoại tổng hợp đưa tin, chính quyền Bắc Kinh gần đây biểu diễn “ngoại giao chiến lang” trong các trường hợp khác nhau đối với các nền dân chủ phương Tây như Mỹ, châu Âu, khiến cho các nước mạnh mẽ chống lại. Sự tùy tiện, thô bạo, dã tâm lang sói của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đã khiến cho thế giới cảnh giác. Gần đây cơ quan tình báo Mỹ đã công bố báo cáo điều tra, chỉ ra ĐCSTQ tiến hành thách thức Mỹ ở nhiều phương diện kinh tế, quân sự, công nghệ, v.v, đang ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh “ngang tài ngang sức” với Mỹ. Làm thế nào để giải thích về điều này? Sự định vị mối quan hệ đối với ĐCSTQ của chính quyền ông Biden có ảnh hưởng thế nào tới quan hệ Mỹ – Trung? Phóng viên Vision Times đã có cuộc phỏng vấn đề vấn đề này với Tiến sĩ Tạ Điền, hiện đang giảng dạy tại Trường kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.

ĐCSTQ đe dọa an ninh Mỹ, là đối thủ cạnh tranh hay là địch thủ?

Cơ quan tình báo Mỹ gần đây đưa ra báo cáo điều tra cho biết, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh ngang tài ngang sức của Mỹ, khiến ngoại giới có nhiều cách hiểu khác nhau. Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Trump đã coi ĐCSTQ là địch thủ của Mỹ. Về vấn đề này, tiến sĩ Tạ Điền cho biết:

“Mỹ có mười mấy cơ quan tình báo, bao gồm Cục Tình báo Trung ương hoặc Cục Điều tra Liên bang, các quân chủng như Lục quân, Hải quân Mỹ, Giám đốc tình báo quốc gia. Giám đốc Tình báo quốc gia thông thường là điều phối những hệ thống này, những đơn vị tình báo này là liên hợp lại, đưa ra đánh giá với vấn đề đe dọa ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ. Loại đánh giá này trên thực tế vẫn luôn đang được tiến hành. 

Lần này, báo cáo này đã liệt kê ra các mối đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp của ĐCSTQ đối với Mỹ trong nhiều phương diện. Theo lý mà nói, không nên dùng danh từ đối thủ cạnh tranh này. Dùng từ đối thủ cạnh tranh này, tôi phỏng đoán vẫn là chịu ảnh hưởng từ chính quyền ông Biden, bởi vì nếu chính quyền cấp cao nhất định vị Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là một đối thủ cạnh tranh của Mỹ, những người làm việc ở bên dưới cũng định vị ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh, sau đó tiếp tục đưa ra các loại các dạng đánh giá về mối đe dọa. 

Nhưng trên thực tế, bản thân những mối đe dọa này, đã không phải là một đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh không có mối đe dọa như thế này. Ví dụ Nhật Bản và Mỹ, đây mới là đối thủ cạnh tranh, về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ, bạn có thể nói nước Đức cũng thế. Nhưng bạn không thể nói Nga cũng thế, hiện tại không có ai dám nói Nga là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, Nga vẫn là một kẻ địch của nước Mỹ.

So với Nga thì sự đe dọa của ĐCSTQ đối với Mỹ càng lớn hơn, bởi vì ĐCSTQ nắm được rất nhiều công nghệ quân sự của Nga, nhưng ĐCSTQ lại có thứ mà Nga không có ví dụ như công nghệ hiện đại, công nghệ điện tử hiện đại, còn có phương diện nguồn tiền. Nga không có nhiều như Trung Quốc, sức mạnh kinh tế của Nga không lớn như thế. Cho nên hệ thống tình báo Mỹ nói Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, tôi cho rằng đây là yêu cầu của chính quyền hiện tại đối với họ. 

Đối với bản thân nhận định về mối đe dọa cụ thể, tôi nghĩ nó vẫn có giá trị, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của ‘Tư lệnh Tối cao’ về vấn đề này. Tôi cho rằng ĐCSTQ chính là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ, ĐCSTQ chính là địch thủ của Mỹ, chính là kẻ địch. Điều này được chính quyền ông Trump đưa ra, ông Biden hiện tại xem ra có vẻ không theo kịp, không nâng cao được nhận thức về vấn đề này.”

Giải thích về “ngang tài ngang sức”, một quân tử và một lưu manh

Ông Tạ Điền chỉ ra, về việc nói Trung Quốc và Mỹ có phải là “ngang tài ngang sức” hay không, “Bởi vì hai nước Mỹ – Trung, họ đối đãi với giá trị nhân quyền, tiêu chuẩn an toàn cá nhân là rất khác nhau. Ví dụ nói ĐCSTQ là kẻ phá hoại, ĐCSTQ có thể không tiếc để rất nhiều người chết nhằm đạt được một số mục đích chiến lược. Còn chúng ta biết về Mỹ, quân đội cũng thế, một khi đi đánh trận cũng thế, một khi tỷ lệ tử vong tăng cao, tử vong mấy chục người, mấy trăm người, thì dư luận trong nước sẽ thật khủng khiếp. Còn phía ĐCSTQ, vài ngàn, vài chục ngàn người tử vong, họ vẫn có thể tiếp tục làm thế. Chính là nói giá trị quan niệm về tính mạng, tài sản, nhân quyền của hai bên hoàn toàn khác nhau. Nếu một cuộc xung đột dẫn đến phía Mỹ tử vong vài trăm người, thì người ở trong nước Mỹ sẽ sôi sục lên. Còn ở Trung Quốc chết vài chục ngàn người, cả trăm ngàn người, thì ĐCSTQ vẫn có thể dễ dàng che đậy. chính là nói năng lực tạo thành sát thương hoặc năng lực đe dọa, thì hai bên là có tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ tham gia vào hoạt động khu vực và quốc tế, năng lực quân sự, vũ khí sát thương, tình báo mạng, Mỹ là xã hội văn minh, là xã hội tuân thủ những chuẩn tắc chính đáng, còn ĐCSTQ là lưu manh, có thể không màng đến chuẩn tắc quốc tế, không màng đến Công ước Genève, cũng không màng đến tính mạng quân nhân hoặc an toàn của nhân viên tình báo, hoặc tính mạng của binh sĩ ở tiền tuyến, họ (ĐCSTQ) có thể làm bừa. 

Tại Mỹ, ví dụ thông qua tình báo mạng để vận hành, họ phải tuân thủ rất nhiều luật pháp, còn ĐCSTQ có thể không tuân thủ những luật pháp này. Cho nên dù cho năng lực của Mỹ có vượt xa ĐCSTQ, nhưng lực phá hoại của ĐCSTQ có thể mạnh hơn Mỹ. 

Còn nữa, Mỹ sẽ không dùng sức mạnh của chính phủ để can dự vào bầu cử của quốc gia khác, xã hội dân chủ sẽ không làm như thế, cũng không có tiền để đi làm như thế, không có dựa toán cho việc này, họ không cách nào làm. Còn ĐCSTQ có thể hoàn toàn sử dụng đến nguồn tiền của quốc gia để mua chuộc, tiến hành hoạt động phi pháp, hành động bại hoại đạo đức để ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ. 

Chính là nói rằng về cơ bản, khi quân tử đối đầu với lưu manh, lưu manh có thể dùng các loại thủ đoạn phi pháp, đê tiện, ám sát, mua chuộc. Còn quân tử thì không thể làm thế. Giống như ở Mỹ chúng ta nhìn thấy phong trào ‘người da đen đáng sống’ (BLM), thông thường trình độ văn hóa cao, địa vị xã hội cao, hoặc là tầng lớp trung lưu, họ nhìn thấy đập phá đồ đạc có lúc thật sự không biết làm thế nào. Đương nhiên chúng ta biết dù là từ các phương diện như đạo đức chính nghĩa, địa vị xã hội, hoặc giá trị bản thân, bạn không thể đánh đồng tầng lớp trung lưu, một chính nhân quân tử với một kẻ lưu manh, nhưng nếu liên quan đến sự đe dọa và lực phá hoại, thì kẻ lưu manh thực sự có khả năng là lợi hại hơn. 

Thực tế, các nước cũng làm như thế này. Quốc gia lưu manh vì có thể sử dụng thủ đoạn lưu manh phi pháp, cho nên lực sát thương đối với Mỹ đặc biệt lớn. Còn Mỹ thông thường muốn làm việc gì, thì lại có dư luận quốc tế theo dõi giám sát, có luật quốc tế đốc thúc quản lý, còn có sự giám sát của đảng phái chính trị đối lập trong nước, nên sẽ vướng tay vướng chân. 

Một vấn đề nữa, về phương diện quân sự và công nghệ, Mỹ có vũ khí này nhưng không dám sát thương người dân. Còn ĐCSTQ có thể lấy vũ khí của mình để đe dọa người dân. Mỹ không thể dùng sức mạnh quốc gia để đánh cắp công nghệ nhưng ĐCSTQ thì có thể dùng sức mạnh quốc gia để đi đánh cắp công nghệ. Cho nên từ góc độ này mà nói, cơ quan tình báo cho rằng Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh ngang bằng với Mỹ, tiến hành thách thức Mỹ về phương kinh tế, quân sự, công nghệ. Tôi hiểu là như thế.”

Chính quyền Biden có định vị ĐCSTQ? 

Gần đây chính quyền ông Biden đồng thời phái hai quan chức lần lượt thăm Đài Loan và Trung Quốc, để thăm dò phản ứng của Bắc Kinh. Về vấn đề này, tiến sĩ Tạ Điền cho rằng ông Biden dường như vẫn chưa có sự định vị rõ rằng đối với ĐCSTQ.

“Ông ấy hiển nhiên không thực sự nhận thức được chính quyền ĐCSTQ là gì. Đương nhiên còn có điều tồi tệ hơn, nếu thực sự là tình huống gia đình của ông thông đồng với ĐCSTQ, vậy thì càng mất đi lập trường khách quan và công bằng để đối đãi với ĐCSTQ. Ngay cả khi gạt nhân tố này sang một bên, tôi cho rằng ông ấy không nhận thức rõ ràng được bản chất của ĐCSTQ. 

Bạn xem chính quyền ông Trump vừa mới nhậm chức, khi đó ông vẫn chưa đặc biệt rõ ràng về ĐCSTQ. Thời điểm năm 2017, ông Trump vẫn cho rằng ĐCSTQ là một chính nhân quân tử bình thường, là đối tác quốc tế bình thường có thể giao thiệp, cũng đã dùng rất nhiều phương thức đàm phán, đối thoại, đối thủ cạnh tranh, có chút bóng dáng của cạnh tranh chiến lược. Nhưng sau năm 2018, chúng ta nhìn thấy ông Trump và đội ngũ của ông, Ngoại trưởng của ông ấy, những cố vấn an ninh quốc gia, đều lần lượt biểu thị rằng họ đã nhìn thấy rõ ĐCSTQ là như thế nào, biết ĐCSTQ là kẻ địch vô cùng tà ác. Cho nên thái độ của họ mới bắt đầu thay đổi, về sau biện pháp chế tài ĐCSTQ của ông Trump cũng ngày càng cứng rắn. Điều này chúng ta đều nhìn thấy được. 

Ông Biden còn có một điểm, ông ấy thuộc phe cánh tả. Đối với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ có một lực tương tác tự nhiên, cho nên về ý thức hình thái cũng không đủ mạnh, về nhận thức đối với ĐCSTQ, cũng không đủ rõ ràng. Cộng thêm có khả năng gia đình pha trộn với sự lôi kéo và hủ bại của ĐCSTQ, cho nên khiến cho toàn bộ tình huống trở lên rất khó khăn. Hiện tại ĐCSTQ hùng hổ dọa người, ĐCSTQ đang thăm dò ông Biden, cũng không ngừng gây áp lực cho ông buộc ông phải biểu đạt thái độ. Chúng ta biết ông Biden và ông Tập Cận Bình vẫn chưa thực sự gặp nhau sau khi ông Biden nhậm chức, hai bên hiện vẫn ở trong trạng thái thăm dò. Lần này ông Biden phái một đội ngũ cấp cao gồm người bạn cũ của mình thăm Đài Loan, đồng thời cũng phái đại sứ khí hậu của ông thăm Trung Quốc, cả hai cùng đồng thời tiến hành. Ông ấy cũng đang chơi trò cân bằng, đang dè dặt từng bước, có chút dùng phương thức đối đáp ngoại giao để thăm dò thái độ thực sự của Bắc Kinh.”

Lý Tịnh Nhữ, Vision Times

Xem thêm: