Tại Hoa Kỳ, quốc gia thiết lập một hệ thống dân chủ đầu tiên trên thế giới, thịnh vượng nhất, bắt mắt nhất, đáng ngưỡng mộ và khao khát nhất, phong trào “Người da đen đáng sống” (BLM) được đánh dấu bằng việc đánh đập, đốt phá và cướp bóc lại diễn ra gần một năm.

(Bài viết của Tào Trường Thanh, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Du lich nhat ban
(Ảnh: Shutterstock)

Sự chà đạp của phong trào này đối với luật pháp và đạo đức của nhân loại là điều không thể dung thứ đối với bất kỳ xã hội nào có nền văn minh cơ bản nhất. Nhưng cảnh tượng xấu xí này đã xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi được cho là chuẩn mực của nền văn minh nhân loại. Nguyên nhân sâu xa phía sau là sự điên cuồng của phe cánh tả. Hơn nữa, sự điên cuồng này đang phá hủy truyền thống của Hoa Kỳ, thậm chí cả lịch sử Hoa Kỳ.

Năm 1620, chiếc tàu Mayflower, gồm toàn những người Thanh giáo, đổ bộ vào Hoa Kỳ. Họ đã mở ra một nền văn minh mới, coi trọng pháp quyền, bầu cử, Cơ đốc giáo, nhấn mạnh quyền cá nhân và luân lý đạo đức. Đồng thời đặt nền móng cho các giá trị của Mỹ.

Nhưng hiện giờ, Đảng Dân chủ phe cánh tả muốn đổi năm 1620, biểu tượng đại diện của Hoa Kỳ, thành năm 1619. Họ nói rằng người da đen đã bị bán sang Bắc Mỹ trong năm này, đánh dấu sự bắt đầu của chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ. Nạn buôn người và nô lệ là những sai lầm trong lịch sử. Nhưng chúng hoàn toàn không phải là nền tảng của việc thành lập quốc gia, cũng không phải là những giá trị mà Hoa Kỳ tôn vinh.

Từ việc thay đổi năm bước ngoặt 1620 này, phe cánh tả muốn lật đổ lịch sử. Họ tẩy não học sinh tiểu học bằng cách cho chúng tự do lựa chọn việc “chuyển giới”, không còn danh xưng nam nữ, mà chuyển sang những từ trung lập, không phân biệt nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh nữ, v.v. ., nhằm cải cách xã hội toàn diện, và phá hủy Hoa Kỳ từ nền tảng cơ bản nhất.

Nhìn lại các nền dân chủ toàn cầu ngày nay, hầu như tất cả chúng đều bị tàn phá nghiêm trọng bởi những lời ngụy biện của phe cánh tả ở một mức độ đáng kể. Từ việc chính trường bị phe cánh tả chiếm lĩnh, đến xã hội cũng bị hệ tư tưởng phe cánh tả xâm nhập. Chỉ có Nhật Bản là nơi chói lọi duy nhất, vẫn ngoan cường giữ vững truyền thống và những luân lý giúp nhân loại sinh tồn.

Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Hệ thống dân chủ của họ vẫn được thiết lập dưới sự chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ. Vì sao Nhật Bản không thể tưởng tượng nổi kiểu cướp bóc như phong trào “Người da đen đáng sống?” Một số người có thể nói rằng đó là bởi Nhật Bản là một quốc gia có chủng tộc đơn nhất.

Tuy nhiên, trong lịch sử, Nhật Bản cũng chưa bao giờ trải qua những biến đổi xã hội chấn động như Cách mạng Pháp, Cách mạng Tháng Mười của Lenin và Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông trong lòng dân tộc mình. Bởi nền văn hóa độc đáo của Nhật Bản đã ước chế những cơ chế xã hội xấu xa.

Dụ Chí Quan, một nhà văn Trung Quốc từng sống ở Nhật Bản nhiều năm và hiện đang sống tại Ireland, đã phát hiện ra rằng thành công của Nhật Bản dựa trên việc học hỏi từ phương Tây (hệ thống dân chủ, v.v.) về phần cứng, nhưng lại giữ gìn truyền thống của riêng mình (văn hóa xã hội, v.v.) trong phần mềm. Vậy những cơ chế nào đã làm nên sự độc đáo của Nhật Bản ngày nay?

Dưới đây là một vài biểu hiện dễ nhận biết bên ngoài:

Một là giáo dục.

Ngay từ năm 1868, trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (Cải cách Minh Trị) tại Nhật Bản, một đạo luật đã được ban hành. Đạo luật này quy định rằng các trường tiểu học phải thực hiện giáo dục bắt buộc 4 năm, sau đó thời gian được kéo dài lên thành 6 năm và 9 năm.

Ngay khi cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 tại Trung Quốc kết thúc triều đại nhà Thanh, tất cả người Nhật dưới 30 tuổi, đều được học hành và không bị mù chữ. Năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được thành lập, tỷ lệ mù chữ vẫn cao tới 80%. Năm 1977, khi kỳ thi tuyển sinh đại học được khôi phục, 30% -40% thanh niên Trung Quốc vẫn chưa biết chữ.

Các cuộc cách mạng nổi dậy ở Pháp, Nga và Trung Quốc đều sử dụng những kẻ vô sản lưu manh. Những người tham gia hầu hết không biết chữ và dễ bị Robespierre, Lenin và Mao Trạch Đông xúi giục và lừa gạt. Nơi nào có nhiều người mù chữ, nơi đó sẽ có nhiều người nghèo. Những kẻ lưu manh vừa ngu ngốc vừa xấu xa như A Q trong các tác phẩm của Lỗ Tấn cũng sẽ sản sinh.

Trước 3 cuộc cách mạng ở Pháp, Nga và Trung Quốc, 3 quốc gia này đều có tầng lớp dân nghèo “than khóc và bất mãn” như những quan sát và mô tả một cách chính xác của nhà văn người Anh Dickens. Họ đã trở thành đối tượng bị các nhà cách mạng xúi giục và dựa dẫm.

Do đó, lời tiên đoán của Marx rằng “Chủ nghĩa cộng sản sẽ xuất hiện đầu tiên ở các nước tư bản phát triển” đã hoàn toàn không linh nghiệm. Cách mạng đã xảy ra đầu tiên ở Nga và Trung Quốc, nơi có nhiều người nghèo nhất.

Người nghèo coi cuộc cách mạng như một lễ hội hóa trang. Vì họ không có gì, nên cũng không có gì để mất nếu thất bại. Nhưng nếu thành công, họ lại có thể đánh đổ thổ hào, chia ruộng đất và đứng lên nắm quyền. Vì vậy, trình độ học vấn phổ thông ở Nhật Bản đã giảm thiểu việc sinh ra những kẻ vô lại.

Coi trọng đạo đức và luân lý là điều cốt yếu trong văn hóa Nhật Bản.

shutterstock 1091262803
(Ảnh minh họa: Glowonconcept / Shutterstock)

Hai là truyền thụ các giá trị truyền thống cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, mà cốt lõi là “đạo đức và luân lý”.

Đây cũng là giá trị cốt lõi của văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản từng có một trang sử đáng xấu hổ về cuộc chiến tranh xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng giá trị của đạo đức và luân lý đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong lịch sử lâu dài của Nhật Bản. Đó là lý do tại sao lại có một đất nước Nhật Bản trọng lễ nghi, với xã hội ổn định, an ninh công cộng tốt, kinh tế giàu có, và một nền chính trị dân chủ.

Ngay từ bậc tiểu học, người Nhật đã dạy con em mình biết tự lập, tự chủ, và tự chăm sóc bản thân. Họ nhấn mạnh những hành vi và đạo đức cơ bản, như tôn sư trọng đạo, biết ơn, siêng năng, sạch sẽ. Ví như, trẻ em phải cảm ơn giáo viên khi lớp học kết thúc, cảm ơn đầu bếp trước khi ăn trưa, và tự mình kéo chiếc xe chứa cơm hộp. Trẻ cũng sẽ tự mình phân phát thức ăn.

Hơn nữa, giáo viên và học sinh sẽ dùng bữa cùng nhau, và cơm canh đều giống nhau,  ngay cả thầy cô hiệu trưởng cũng vậy. Sau bữa ăn, các em rửa dọn hộp cơm, phân loại rác, quỳ xuống lau sạch sàn nhà và ghế ngồi. Mọi thủ tục được hoàn thành trước khi bữa trưa kết thúc.

tre em nhat ban image
(Ảnh: Shutterstock)

Không thể phủ nhận rằng việc giáo dục và đào tạo mà một người nhận được khi còn nhỏ, thực sự có thể ảnh hưởng đến đạo đức suốt đời của người đó. Người Nhật không tiến hành tẩy não tư tưởng đối với trẻ em thời thơ ấu, mà đào tạo phẩm hạnh cá nhân của chúng. Đó quả thực là điều vô cùng trí huệ.

Một chuyện nhỏ khác cũng có thể thấy được sự tinh tế trong việc định hình tính cách của người Nhật. Với phần cơm còn thừa ra sau khi chia xong, bọn trẻ sẽ bốc thăm, ai thắng, cơm sẽ thuộc về người nấy. Điều này cũng rèn luyện tính công bằng khi trẻ dám đặt cược và chấp nhận thua cuộc.

Người Nhật ngưỡng mộ kẻ mạnh, nhưng nếu thua, thì trong tiềm thức của họ sẽ là việc giành lại chiến thắng trong lần sau, chứ không phải ghen tị với người thắng cuộc và ôm tâm oán hận.

Nhật Bản bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử và hoàn toàn thua Mỹ, nhưng Nhật Bản lại là nước thân cận với Mỹ nhất và không mang tâm thái mình là người bị hại. Nhưng Trung Quốc được Mỹ giải phóng trong Thế chiến thứ 2, cả nước từ trên xuống dưới lại chửi bới Mỹ hết lời. Đúng là khác nhau một trời một vực.

Tóm lại, người Nhật biết phân biệt tốt xấu, ai giỏi thì học hỏi người đó, ai xuất sắc thì tâm phục người đó. Những người không biết phân biệt tốt xấu, chỉ có thể là những kẻ vô lại.

Trẻ em Nhật Bản tự mình xách ba lô đến trường, thay vì được bố mẹ đưa đón. Ngay từ nhỏ, chúng đã được rèn luyện tâm lý bình thường, tự lực tự cường và sinh tồn bằng chính sức lực của mình. Vì vậy, xã hội Nhật Bản chưa bao giờ chứng kiến ​​kiểu nghèo đói thê thảm như trước khi Cách mạng Pháp bùng nổ, hay sự đối đầu nghiêm trọng giữa người giàu và người nghèo trước cuộc cách mạng Nga và Trung Quốc.

Thậm chí ngày nay, hai tầng lớp nghèo nhất và giàu nhất của Nhật Bản, mỗi tầng lớp chỉ chiếm chưa đến 5%. Trong khi tầng lớp trung lưu chiếm tới 92%! Tầng lớp trung lưu về cơ bản đều tự lực để tạo ra của cải, và hành vi của họ phù hợp với luân lý hơn.

Vì vậy, những cảnh hỗn loạn như Cách mạng Pháp, Cách mạng Nga, Cách mạng Trung Quốc, và phong trào “Người da đen đáng sống” của Mỹ, cũng như những động thái điên cuồng của phe cánh tả, nhằm biến đổi toàn bộ hệ thống giá trị xã hội, không thể xảy ra tại Nhật Bản.

Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến phe bảo thủ Nhật Bản (chính xác là “những người bảo lưu và gìn giữ truyền thống”) đã nắm quyền 60 năm trong 66 năm qua, kể từ khi Đảng Dân chủ Tự do được thành lập năm 1955.

Bởi đại đa số tầng lớp trung lưu tin vào các giá trị truyền thống, họ đương nhiên sẽ có xu hướng ủng hộ chính đảng thuộc phe bảo thủ. Đây là lý do cơ bản khiến phe cánh tả và Đảng Cộng sản không thể khoa trương tại Nhật Bản.

Đảng Dân chủ phe cánh tả của ông Biden đã đánh cắp cuộc tổng tuyển cử tổng thống, thúc đẩy hôn nhân đồng giới, chuyển giới, không phân biệt nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh nữ, hợp pháp hóa ma túy, suốt ngày cung cấp tiền cho những người há miệng chờ sung, v.v. Những việc này căn bản không thể diễn ra tại Nhật Bản. Bất kỳ đảng chính trị nào dám hô hào những điều này, thì chính là tự sát chính trị, họ sẽ bị nhấn chìm bởi những lá phiếu của người dân.

Thứ ba là Nhật Bản không những chưa bao giờ có một tầng lớp nghèo khổ lớn đến mức “than khóc và bất mãn”, mà còn có một nền “văn hóa biết xấu hổ”.

“Văn hóa biết xấu hổ” coi trọng nhân phẩm, pháp quyền, lễ nghi. Vậy nên sẽ không tạo ra một nhóm khổng lồ nhận trợ cấp của chính phủ và ăn bám tiền thuế của người khác như Hoa Kỳ.

Khi ông Obama, một người nhiệt thành với chủ nghĩa xã hội vừa lên nắm quyền, 24 triệu người đã nhận được trợ cấp tại Hoa Kỳ. 8 năm sau, khi ông từ chức, con số này đã tăng lên 47 triệu, gần như gấp đôi.

Hiện giờ, khi ông Biden lên nắm quyền, số người nhận phúc lợi xã hội đã lên đến 60 triệu! Hoa Kỳ có dân số 330 triệu người, tương đương với trung bình cứ 5 người Mỹ thì có một người hưởng phúc lợi. Những người không tự mưu sinh bằng chính đôi bàn tay của mình, sẽ dễ trở thành những bệnh nhân có tâm lý không lành mạnh, vì luôn nghĩ rằng họ là nạn nhân. Những bệnh nhân này không thấy xấu hổ khi sống dựa vào phúc lợi xã hội.

Trong văn hóa Nhật Bản, không có quá nhiều người lười biếng và không biết “xấu hổ” như vậy. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, các học giả Mỹ đã mô tả trong cuốn “Hoa cúc và thanh gươm” rằng người Nhật có “văn hóa biết xấu hổ”. Họ không phải thấy khó là lui, mà là thấy nhục thì lui. Điều này không hẳn chỉ là trọng thể diện, mà còn là sự tôn nghiêm, là ý thức danh dự mạnh mẽ.

Mọi người đều làm việc chăm chỉ và không có một tầng lớp khổng lồ hưởng phúc lợi. Đây là lý do quan trọng khiến hệ tư tưởng của phe cánh tả Nhật Bản không phát huy tác dụng.

Trong phong trào “Người da đen đáng sống” ở Mỹ, nhiều thành viên là những người nhận trợ cấp, mà không phải làm việc. Vì vậy họ có thời gian (vì không cần phải đi làm) và có tâm sức. Họ hưởng tiền thuế của những người làm việc chăm chỉ và bước ra đường phố đánh đập, đốt phá và cướp bóc, để phô trương bạo lực. Nhiều người ở tầng lớp này vẫn không biết cảm ơn. Thay vào đó, họ ghen tị với tầng lớp trung lưu, những người giàu có và luôn không hài lòng với xã hội.

Năm 1831, tác phẩm kinh điển “Bàn về nền dân chủ Hoa Kỳ” do học giả người Pháp Tocqueville viết sau chuyến thăm Hoa Kỳ, đã đề cập cụ thể rằng sự phát triển lành mạnh của Hoa Kỳ, một quốc gia mới thành lập, là nhờ không có một tầng lớp nghèo khổ nào đang than khóc và bất mãn như tại Châu Âu. Người dân làm việc siêng năng và bắt đầu khởi nghiệp với lòng biết ơn và coi đó là một đức tính tốt để có thể trở nên giàu có bằng chính đôi tay của họ.

Sự giàu có của Hoa Kỳ ngày nay lớn hơn nhiều so với thời đại Tocqueville cách đây 190 năm. Nhưng điều này lại sinh ra một đội quân hưởng phúc lợi rất hùng hậu với hơn 60 triệu người, chiếm 1/5 dân số Hoa Kỳ! Đây không phải là sản phẩm của sự nghèo đói, mà là sản phẩm của việc thúc đẩy các chính sách xã hội chủ nghĩa và “đúng đắn chính trị” mà phe cánh tả theo đuổi. Đây cũng là một biện pháp được các chính trị gia phe cánh tả sử dụng nhằm thu hút phiếu bầu.

Đội quân hùng hậu hưởng phúc lợi này là nhóm có tâm lý không lành mạnh nhất. Họ rất dễ trở thành con mồi cho những kẻ kích động thuộc phe cánh tả. Nhật Bản không có nhóm người như vậy. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến phe cánh tả không có thị trường ở Nhật.

Người dân Nhật Bản nói chung đều cần cù, nỗ lực, coi trọng truyền thống, tuân thủ đạo đức, luân lý, biết xấu hổ và luôn cố gắng không xúc phạm hoặc làm phiền người khác.

Điều này đã khiến các phong trào man rợ trái luân lý, phản tôn ti trật tự như bài xích truyền thống, con cái tố cáo cha mẹ, học sinh đấu tố giáo viên trên quy mô lớn như trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá tại Trung Quốc không thể xảy ra ở Nhật Bản. Nhật Bản cũng không có những biến động và bạo loạn điên cuồng trong toàn xã hội như cuộc Cách mạng Pháp. Việc lật đổ hệ thống giá trị xã hội của người da đen Hoa Kỳ và những người phe cánh tả là hoàn toàn không thể thực hiện được tại Nhật Bản.

Bởi truyền thống của Nhật Bản là không quan tâm đến những biến đổi mạnh mẽ của xã hội, mà là thực hiện “cải cách dần dần” một cách tự nhiên như ông Hayek nhấn mạnh trong “Trí thức và chủ nghĩa xã hội”, hay “Công trình xã hội lẻ tẻ” như Popper đã chủ trương trong “Xã hội mở và kẻ thù của nó”. Chứ không phải là sự cải tạo xã hội tổng thể, đập đi xây lại, long trời lở đất, một cách toàn diện như các trí thức phe cánh tả luôn nhiệt thành thúc đẩy.

Giới truyền thông Nhật Bản bị phe cánh tả thống trị tuyệt đối. Tại Nhật Bản cũng có một lượng lớn trí thức phe cánh tả. Nhưng bầu không khí văn hóa, định hướng giá trị và truyền thống pháp trị của toàn xã hội Nhật Bản đã hạn chế những người phe cấp tiến.

Vì vậy, Cách mạng Pháp, Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, Tháng Năm Thủy triều đỏ ở Pháp, cùng phong trào “Người da đen đáng sống” đánh đập, đốt phá, cướp bóc tại Hoa Kỳ, khó có thể xảy ra ở Nhật Bản. Đây là điều may mắn cho Nhật Bản, và cũng là một tấm gương cho Đài Loan, quốc gia hiện đang thiên tả nghiêm trọng.

Đối với người Trung Quốc mà nói, dẫu chỉ còn một chút nhận thức cơ bản và biết phân biệt tốt xấu, họ cũng sẽ không đi theo chính phủ độc tài lưu manh trong thời loạn lạc, mà thành thật học hỏi nhiều đức tính của xã hội Nhật Bản. Nếu không, thì dẫu sau khi thể chế được dân chủ hóa, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện các phong trào thiên tả, mang đặc điểm lưu manh ở cấp độ xã hội.

Tào Trường Thanh, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: