Tân Đại diện Thương mại Mỹ của chính quyền Biden, bà Katherine Tai mới đây nói với báo giới rằng bà chưa sẵn sàng gỡ bỏ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc do chính quyền Trump ban hành.

Katherine Tai
Bà Katherine Tai xuất hiện trong một cuộc thảo luận về hiệp định thương mại USMCA do diễn đàn Đối thoại Liên Mỹ và Viện châu Mỹ tổ chức ngày 14/12/2018. (Ảnh: Viện châu Mỹ /Flickr)

Tôi đã đang nghe thấy mọi người nói, ‘Vui lòng gỡ bỏ các loại thuế này’”, bà Katherine Tai nói với Wall Street Journal.

Dù vậy trước khi “xóa bỏ các loại thuế quan”, cần phải thông tin theo cách nào đó để các thành phần trong nền kinh tế này có thể thực hiện các điều chỉnh, bà Tai nói thêm.

Dù họ là các công ty, các nhà thương mại hay những nhà sản xuất, thì khả năng lập kế hoạch là quan trọng”, bà Tai nói tiếp.

Tân Đại diện Thương mại Mỹ nhấn mạnh rằng các loại thuế đó cũng là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại mới tiềm năng.

Không có nhà đàm phán nào lại bỏ đi đòn bẩy [đàm phán], đúng không nào?” bà Tai nói.

Trước khi bùng phát đại dịch virus corona Vũ Hán, cựu Tổng thống Donald Trump đã tìm cách đạt được các thỏa thuận thương mại từng phần, theo nhiều giai đoạn với Trung Quốc. Chính quyền Trump sử dụng các loại thuế khoảng 370 tỷ USD áp lên Trung Quốc làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.

Trung Quốc cũng đã đáp trả bằng việc áp thuế 110 tỷ USD lên hàng hóa Mỹ và nhiều loại thuế còn có tỷ suất cao hơn tỷ suất thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

Wall Street Journal dẫn lời ông Chad Bown của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa đưa ra với chính quyền Trump về việc mua hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản.

Bà Tai đồng tình với luận điểm của ông Trump cho rằng các loại thuế quan được áp đặt lên Trung Quốc là “nhằm khắc phục tình trạng thương mại không cân đối và không công bằng”.

Mọi nhà đàm phán giỏi đều giữ lại đòn bẩy của mình để sử dụng. Mọi nhà đàm phán giỏi đều sẽ để mở tất cả các lựa chọn của mình”, bà Tai nói với Wall Street Journal.

Bà Tai, 47 tuổi, sinh tại bang Connecticut và đã lớn lên tại thủ đô Washington DC, nơi bà theo học Trường Sidwell Friends. Bố mẹ của bà Tai là những người sinh ra tại Trung Quốc đại lục, lớn lên tại Đài Loan và sau đó nhập cư vào Mỹ.

Bà Tai nhận bằng cử nhân lịch sử tại Đại học Yale và sau đó lấy bằng Tiến sĩ luật tại Trường Luật Harvard. Bà đã từng dạy tiếng Anh tại Đại học Tôn Dật Tiên 2 năm theo chương trình trao đổi học thuật giữa Đại học Yale và đối tác Trung Quốc. Bà Tai từng làm việc cho nhiều công ty luật, trong đó có Baker McKenzie và Miller & Chevalier; cũng từng là thư ký tòa án tại Tòa Sơ thẩm Liên bang tại Washington, D.C và bang Maryland.

Đáng chú ý, bà Tai là cựu nhân viên của Ủy ban Thuế vụ Hạ viện, giúp soạn thảo Hiệp định Mỹ – Mexico- Canada (USMCA) của chính quyền Trump, thay thế thành công Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Bà Tai đã nhận được sự nhất trí tuyệt đối của Thượng viện cho vị trí Đại diện Thương mại Mỹ (98 phiếu tán thành, 0 phiếu bản đối). Bà là người Mỹ gốc Á đầu tiên và cũng là phụ nữ da màu đầu tiên làm Đại diện Thương mại Mỹ.

Tôi không nghĩ tôi sẽ gặp quá nhiều người đồng cấp từ các quốc gia khác có hồ sơ cá nhân như của tôi”, bà Tai nói.

Theo Newsmax, một quan chức Trung Quốc tháng này đã viết trên mạng xã hội rằng: “Đại diện thương mại [Mỹ] mang dòng máu Trung Quốc luôn luôn là một phụ nữ không thân thiện với Trung Quốc”.

Trong một diễn biến liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm Chủ Nhật (28/3, giờ Mỹ) đã tuyên bố rằng ông thấy các khía cạnh “thù địch đang gia tăng” trong mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.

Có những khía cạnh thù địch đang gia tăng rõ ràng trong mối quan hệ này, có những sự cạnh tranh nhất định”, ông Blinken nói với CNN, nhưng cho biết thêm rằng cũng đã có những lĩnh vực hợp tác giữa hai quốc gia.

Trước đó, hôm thứ Bảy (27/3), Mỹ đã lên án Trung Quốc chế tài hai quan chức quyền tôn giáo của Mỹ và một nhà lập pháp Canada. Bắc Kinh đưa ra động thái này nhằm trả đũa phương Tây tuần qua đã cùng hợp tác chế tài hàng loạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác tại Tân Cương.

Xuân Thành

Xem thêm: