Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã và sẽ không từ bỏ bất kỳ kế hoạch nào để xác định nguồn gốc của đại dịch COVID-19, Tổng giám đốc WHO cho biết hôm thứ Sáu (3/3).

Embed from Getty Images

“Tôi đã viết thư và nói chuyện với các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc nhiều lần, gần đây nhất là cách đây vài tuần. Cho đến lúc đó, tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus vẫn còn trên bàn”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

“Tôi muốn nói rõ rằng WHO không từ bỏ bất kỳ kế hoạch nào nhằm xác định nguồn gốc của đại dịch COVID-19,” ông Tedros nói.

Tạp chí Phố Wall đưa tin hôm Chủ nhật rằng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã kết luận rằng đại dịch có khả năng phát sinh từ một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, một đánh giá mà Bắc Kinh phủ nhận.

Giám đốc FBI Christopher Wray cũng cho biết hôm thứ Ba (28/2) rằng, đánh giá của cơ quan này là virus corona mới “rất có thể” bắt nguồn từ “một sự kiện phòng thí nghiệm tiềm năng ở Vũ Hán, Trung Quốc”.

Ông Wray nói thêm rằng ông tin rằng Bắc Kinh đã và đang nỗ lực phá hoại cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona mới của Mỹ và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế.

“Tôi chỉ muốn nói rằng theo quan điểm của tôi, Chính phủ Trung Quốc đã và đang làm mọi thứ có thể để cố gắng cản trở và làm xáo trộn công việc ở đây. Công việc mà chúng tôi đang làm, công việc mà Chính phủ Mỹ và các đối tác nước ngoài thân thiết của chúng ta đang làm.” Ông nói, “Điều này đối với tất cả mọi người mà nói là không tốt.” 

Ủy ban đặc biệt về ứng phó với virus corona mới Hạ viện (House Select Committee on the Coronavirus Response) mới được thành lập vào tháng trước, cũng đang điều tra nguồn gốc của virus.

Các thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã kết luận trong một báo cáo được công bố vào năm ngoái rằng virus đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán Trung Quốc vào cuối năm 2019, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán và Viện nghiên cứu virus P4 Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Khi đó có hai luồng quan điểm: Một là cho rằng virus có nguồn tự nhiên từ ​​động vật lây sang người, quan điểm thứ hai cho rằng virus có thể do rò rỉ trong hoạt động thí nghiệm.

Vì Viện Virus học Vũ Hán đang tiến hành nghiên cứu về loại virus corona mới, nên giả thuyết về sự cố rò rỉ virus ở đó vẫn luôn được lưu ý. Các điện tín năm 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ và các tài liệu nội bộ của Trung Quốc cũng cho thấy vấn đề lo ngại về tính an toàn của phòng thí nghiệm virus Trung Quốc.

Bà Mao Ninh đã tuyên bố rằng Trung Quốc luôn “tích cực” hỗ trợ và tham gia cùng thế giới về tìm kiếm ngọn nguồn trong các vấn đề khoa học,  việc “COVID-19 rò rỉ phòng thí nghiệm là điều cực kỳ khó xảy ra” được phản ánh chính xác trong Báo cáo nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về truy xuất nguồn gốc COVID-19.

Nhưng phát biểu của bà Mao Ninh về “sự hợp tác tích cực” của Trung Quốc mâu thuẫn với những nhận xét trước đó của Tổng giám đốc WHO.

Phái đoàn của WHO sau khi đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của COVID-19 đã công bố báo cáo vào ngày 30/3/2021. Báo cáo xác định khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là “cực kỳ khó xảy ra”. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã làm rõ khi báo cáo được công bố rằng nhóm điều tra của WHO đã đến Vũ Hán – Trung Quốc để nghiên cứu nguồn gốc của COVID-19 nhưng họ đã bị ngăn chặn thu thập dữ liệu ở Trung Quốc, vấn đề nguồn gốc COVID-19 này cần được điều tra thêm. Ông cũng công khai thừa nhận trong bài phát biểu của mình rằng không loại trừ khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Lê Vy (t/h)