‘Gã khổng lồ’ thiết bị mạng viễn thông Huawei của Trung Quốc đã kháng cáo lệnh cấm của cơ quan chức năng Thụy Điển về việc sử dụng thiết bị mạng 5G của công ty này. Ngày 22/6, Tòa phúc thẩm Hành chính Stockholm (Stockholm Court of Appeal) đã bác bỏ kháng cáo, theo đó giữ nguyên lệnh cấm.

huawei
(Nguồn: Shutterstock)

Tòa phúc thẩm Stockholm cho biết trong một tuyên bố, rằng việc sử dụng các sản phẩm của Huawei trong các chức năng cốt lõi của mạng 5G “có thể gây hại cho an ninh của Thụy Điển”. Năm 2020, cơ quan quản lý viễn thông của Thụy Điển đã cấm các công ty viễn thông địa phương mua thiết bị 5G của Huawei với lý do lo ngại an ninh.

Giữ nguyên lệnh cấm thiết bị 5G của Huawei

Ngày 22/6, Tòa án phúc thẩm Stockholm của Thụy Điển đã ra phán quyết giữ nguyên quyết định về việc cấm bán thiết bị mạng 5G của Huawei tại Thụy Điển cũng như cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng internet thế hệ thứ 5 của Thụy Điển.

Trong một tuyên bố vào ngày 22/6 bác bỏ kháng cáo của Huawei, Tòa phúc thẩm Stockholm cho biết an ninh của Thụy Điển có thể bị xâm phạm nếu các sản phẩm của Huawei được sử dụng trong các chức năng cốt lõi của mạng 5G, lệnh cấm ban đầu của cơ quan quản lý là dựa trên “những lo ngại về an ninh đối với Thụy Điển, đặt ra mối đe dọa thực sự đủ nghiêm trọng”.

Theo Wall Street Journal của Mỹ, Tòa án phúc thẩm Stockholm đã đưa ra phán quyết rằng nếu các sản phẩm của Huawei trở thành thiết bị cốt lõi của mạng 5G địa phương, có thể gây tổn hại đến an ninh của Thụy Điển, do đó đồng ý rằng các cơ quan quản lý căn cứ vào nguy cơ thực sự và đủ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Thụy Điển nên cần quyết định ngừng dùng sản phẩm của Huawei.

Năm 2020, Cơ quan quản lý viễn thông của Thụy Điển (PTS) đã cấm sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE. Sau khi các lực lượng vũ trang và cảnh sát an ninh của nước này đưa ra những lo ngại về an ninh, họ cho biết mọi sản phẩm của 2 công ty này hiện đang được sử dụng tại Thụy Điển phải bị loại bỏ vào trước năm 2025.

Huawei đã đệ trình tòa án quyết định phản đối, và khi đó lần đầu tiên kháng cáo lên một tòa án cấp thấp hơn, nhưng sau khi vụ kiện bị bác bỏ vào tháng 6/2021, họ vẫn yêu cầu Tòa án phúc thẩm Stockholm hủy bỏ lệnh cấm. Tuy nhiên, tòa án cấp dưới của Thụy Điển đã giữ nguyên lệnh cấm vào năm ngoái, do đó công ty Huawei lại nộp đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm Stockholm.

Chi nhánh Thụy Điển của Huawei đã ra thông báo cho biết, họ rất thất vọng với phán quyết và công ty sẽ phân tích phán quyết và đánh giá các hành động pháp lý khác, bao gồm các hành động pháp lý theo luật Thụy Điển và EU, để tiếp tục bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng cảnh báo rằng quyết định của Cơ quan Bưu chính và Viễn thông Thụy Điển (PTS) có thể khiến các công ty Thụy Điển tại Trung Quốc đối mặt “hậu quả”, vì vậy ‘gã khổng lồ’ viễn thông Thụy Điển Ericsson (một đối thủ của Huawei) lo ngại bị trả đũa.

Quyết định của PTS cũng bao gồm một quy định rằng thiết bị của Huawei đã lắp đặt cũng phải được dỡ bỏ trước ngày 1/1/2025, điều này cũng đã được Tòa án phúc thẩm Stockholm xác nhận.

Thẩm phán Anita Linder cho biết trong một tuyên bố: “An ninh của Thụy Điển đang bị đe dọa, quyết định của Cơ quan Bưu chính Viễn thông Thụy Điển dựa trên mối đe dọa thực sự, tức thời và đủ nghiêm trọng đối với an ninh của Thụy Điển”.

Mùa hè năm 2020, Vương quốc Anh cũng đã ban hành lệnh cấm đối với Huawei, sau đó Thụy Điển cũng thực hiện tương tự và trở thành nước thứ 2 ở châu Âu và nước đầu tiên thuộc EU cấm sử dụng các sản phẩm của Huawei trong hầu hết các cơ sở hạ tầng của mạng di động 5G.