Cuộc chiến tấn công và phòng thủ xung quanh gian lận bầu cử Mỹ vẫn đang giằng co. ​​Mối liên hệ thực sự giữa hệ thống kiểm phiếu điện tử  Dominion và phần mềm Smartmatic ngày càng thu hút nhiều chú ý. Quyền sở hữu trí tuệ của phần mềm máy bỏ phiếu nằm trong tay ai? Bài viết này sẽ nói thêm mối quan hệ phức tạp giữa Smartmatic, Sequoia và Dominion.

may bo phieu shutterstock 1846868263
Một máy đọc phiếu bầu hiển thị thông điệp sẵn sàng cho Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 tại California, ngày 3/11. (Ảnh: Matt Gush / Shutterstock).

Ngày 12/11, Tổng thống Trump đã trích dẫn tin tức của kênh truyền thông Mỹ OANN trên Twitter, “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu của ông Trump trên toàn nước Mỹ … Các bang sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion đã đổi 435.000 phiếu bầu từ ông Trump sang ông Biden.” Đây là một cáo buộc gây sốc.

Ông Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump từng tiết lộ rằng Dominion thực sự do Smartmatic kiểm soát. Mark Malloch Brown – Chủ tịch của Hội đồng quản trị của Smartmatic, là nhân vật số hai trong tập đoàn tài chính khổng lồ của George Soros, và Soros là nhà tài trợ lớn nhất của Đảng Dân chủ. Ông cũng cáo buộc rằng dữ liệu bỏ phiếu của 28 tiểu bang Mỹ đã được gửi đến Đức và Tây Ban Nha, do công ty Smartmatic tiến hành kiểm đếm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Luật sư Sidney Powell tiết lộ rằng do gian lận kiểm phiếu điện tử, nên ông Biden tăng thêm 10 triệu phiếu bầu giả, còn ông Trump đã giảm 7 triệu phiếu. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Venezuela và Cuba đã cung cấp tài chính cho Dominion, can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Khởi nguồn của Smartmatic

Theo tờ Elamerican, ngày 11/4/2000, 3 kỹ sư trẻ đến từ Venezuela đã thành lập Smartmatic tại Delaware (Mỹ), thành viên ban giám đốc có cả cố vấn tranh cử của cựu độc tài Venezuela Hugo Chavez. Họ tập trung sức lực vào phát triển một phần mềm để quản lý quá trình bầu cử. Theo New York Times, đầu năm 2004, một tổ chức tài chính của Chính phủ Venezuela đã đầu tư 200.000 USD vào Bitza Technology. Chủ sở hữu của Bitza cũng sở hữu Smartmatic.

Thời điểm đó, Venezuela đang trải qua một cơn bão chính trị. Sau nhiều tháng biểu tình của phe đối lập chống chế độ độc tài Chávez, hai bên đã đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 15/8. Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc bãi miễn lần này là lần đầu tiên Venezuela sử dụng phần mềm do 3 kỹ sư nói trên thiết kế.

Bỏ phiếu trưng cầu dân ý thất bại, Smartmatic sau đó đã giành được hợp đồng và thu nhập khả quan từ chính quyền Chávez.

Tháng 3/2005, Smartmatic đã mua lại Sequoia Voting Systems từ công ty De La Rue của Anh Quốc với giá 16 triệu USD.

Trang web của Smartmatic cho thấy, đến nay công ty này đã phục vụ hàng ngàn cuộc bầu cử ở 25 quốc gia ở 5 châu lục.

Sequoia Voting Systems làm thế nào lọt vào tay của Dominion?

New York Times đưa tin, rằng kể từ khi Sequoia Voting Systems (gọi tắt là Sequoia) được mua lại bởi Smartmatic, công ty đã đặt mục tiêu trở thành nhà dẫn đầu toàn cầu về các giải pháp bỏ phiếu điện tử.

Sau khi Smartmatic mua lại Sequoia, nó cũng được tái cơ cấu lại thành một công ty do nhiều công ty nắm cổ phần. Các công ty này có trụ sở chính tại lần lượt ở Delaware (Smartmatic International), Hà Lan (Smartmatic International Holding) và Curaçao (Smartmatic International Group).

Tháng 5/2006, Dân biểu liên bang thuộc đảng Dân chủ Carolyn Maloney yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ điều tra việc Smartmatic mua Sequoia. Bà Carolyn Maloney cho rằng công ty Smartmatic có bối cảnh liên quan đến Chính phủ Venezuela, do đó nếu phục vụ bầu cử Mỹ thì sẽ liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia. Vào thời điểm đó, hệ thống bỏ phiếu Sequoia do Smartmatic sở hữu đã được lắp đặt tại 17 tiểu bang của Mỹ và Đặc khu Columbia.

Tháng 8/2007, Bộ trưởng Nội vụ California lúc bấy giờ là bà Debra Bowen đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật lớn trong hệ thống Sequoia, và do đó đã phủ quyết việc sử dụng máy bỏ phiếu Sequoia và máy quét quang học.

Tháng 11/2007, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Mỹ đã ra lệnh cho Smartmatic bán Sequoia. Tuy nhiên, người mua là một quản lý thuộc nội bộ công ty có quốc tịch Mỹ.

Các tài liệu của tòa án cho thấy Smartmatic vẫn giữ phần lớn quyền kiểm soát tài chính của Sequoia cũng như quyền sở hữu một số sản phẩm của Sequoia được phát hành trên khắp nước Mỹ. Giám đốc điều hành khi đó của Sequoia Capital là Jack Blaine, từng là quản lý cấp cao của Smartmatic.

Sau khi sự việc bị phanh phui, ngày 4/6/2010, ông chủ Sequoia Capital đã buộc phải bán công ty này cho một công ty nhỏ của Canada là Dominion Voting Systems, Dominion đồng thời còn mua lại tất cả phần mềm và công nghệ mà Smartmatic đã đăng ký.

Dominion nắm giữ phần lớn thị trường Mỹ

Dominion Voting Systems liên tiếp mua lại Sequoia và Premier Election – một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của ES&S, vì thế chiếm được một nửa thị trường bầu cử Mỹ. Tờ Huffington Post đưa tin cho biết, tại thời điểm đó chỉ có hai đối thủ tại thị trường Mỹ là ES&S (40% thị phần) và Hart InterCivic (10% thị phần).

ES&S bán Premier Election là theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, bởi vì công ty này tiềm ẩn vấn đề độc quyền.

Điều này khiến cho Dominion thông qua thương vụ mua lại, nên đã hạn chế năng lực bán thiết bị Premier của ES&S ra thị trường. Khi đó, hệ thống bỏ phiếu Premier được sử dụng ở hơn 1400 hạt thuộc 33 tiểu bang Mỹ, phục vụ cho gần 28 triệu cử tri Mỹ.

Quyền sở hữu trí tuệ của Sequoia thuộc về ai?

Một báo cáo độc quyền trên Huffington Post đã tiết lộ mối liên hệ bí mật giữa Smartmatic, Sequoia và Dominion. Báo cáo tiết lộ rằng “tài sản trí tuệ” của hệ thống bỏ phiếu Sequoia do Dominion mua lại vẫn thuộc sở hữu bí mật của Smartmatic. Phản hồi về vấn đề này, người phát ngôn của Dominion, Chris Riggall từng xác nhận: “Vì Sequoia Capital không có quyền sở hữu trí tuệ của Smartmatic, nên nó không phải là một phần của giao dịch Sequoia Capital”.

Năm 2010, công ty nhỏ Dominion của Canada gia nhập thị trường bầu cử  thông qua thương vụ mua lại Premier Election. Văn phòng của Dominion tại Mỹ được đặt tại Denver, bang Colorado.

Mặc dù Smartmatic đã bán Sequoia, nhưng người ta phát hiện ra rằng cả hai vẫn có mối quan hệ lợi ích. Trên thực tế, Smartmatic không chỉ kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ của Sequoia mà còn có quyền đàm phán thông qua các thỏa thuận không cạnh tranh với nước ngoài. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài đã đồng ý rằng nếu Smartmatic thoái vốn hoàn toàn khỏi Sequoia, thì sẽ kết thúc cuộc điều tra.

Texas đã ba lần từ chối Dominion

Hiến pháp Mỹ quy định, mọi tiểu bang có quyền tự chủ để thực hiện hệ thống bầu cử đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình.

Một bài báo trên tờ Central Plaza đã chỉ ra rằng “Do hệ thống bỏ phiếu Dominion không đạt được tiêu chuẩn an toàn cơ bản, nên đã bị từ chối ba lần bởi các chuyên gia dữ liệu truyền thông thuộc Văn phòng Bộ trưởng Nội vụ Texas và Tổng chưởng lý bang Texas. Nó chính là hệ thống bỏ phiếu được sử dụng ở một số tiểu bang, và đang bị nghi ngờ là gian lận trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ.”

Dominion bao phủ toàn bộ các bang chiến trường

Tờ Wall Street Journal cho biết một báo cáo do các nhà nghiên cứu tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania công bố chỉ ra rằng, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, hai công ty Election Systems & Software LLC và Dominion đã cung cấp công nghệ để phục vụ hơn 75% cử tri.

Phần mềm Smartmatic mà Dominion mua khi mua lại Sequoia vào năm 2010 đã được sử dụng tại 28 tiểu bang của Mỹ, bao gồm cả các ban chiến trường như Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.

Tháng 12 năm ngoái, ba thượng nghị sĩ đảng Dân chủ trong đó có bà Elizabeth Warren đã nêu quan ngại về việc “các công ty cổ phần tư nhân kiểm soát gần như tất cả công nghệ bỏ phiếu ở Mỹ”. Họ cho rằng, sự thiếu minh bạch của các công ty bầu cử tư nhân sẽ đe dọa tính công bằng của các cuộc bầu cử.

Giằng co trong cuộc chiến phòng thủ tấn công gian lận bầu cử 

Trong những ngày gần đây, đội ngũ pháp lý của ông Trump và luật sư Powell đã đưa ra những tin tức nặng ký về việc Dominion tham gia gian lận bầu cử, và thề sẽ thực hiện cuộc chiến tư pháp đến cùng. Bà Powell nói rằng gian lận bầu cử quy mô lớn của Dominion đã được tính toán trước, là vấn đề an ninh quốc gia và liên quan đến trọng tội liên bang. Hiện nay, các bằng chứng đang đến như một cơn sóng thần, thậm chí còn không kịp xử lý, nhưng chắc chắn từng kẻ phạm tội sẽ bị được đưa ra công lý.

Đối mặt với các cáo buộc gian lận, Smartmatic và Dominion đều đưa ra tuyên bố phủ nhận. Dominion cho biết: “Dominion không có quan hệ tài sản với gia đình Pelosi, gia đình Feinstein, Quỹ Clinton, Smartmatic hoặc bất kỳ thực thể nào liên quan đến Venezuela.”

Tuy nhiên, Dominion gần đây đã đóng cửa văn phòng trụ sở ở Mỹ và Canada, hơn 100 nhân viên đã xóa tên công ty khỏi LinkedIn. Dominion né tránh phiên điều trần của tại bang Pennsylvania trong tuần này. Eric Coomer, giám đốc điều hành của Dominion từng  tuyên bố tại Hội nghị Antifa rằng ông sẽ không để ông Trump thắng cử, cũng đã biến mất.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: