Năm 2020 đánh dấu những sự kiện vô cùng chấn động của nhân loại, từ dịch bệnh bùng phát dữ dội khắp toàn thế giới, đến những đợt cháy rừng thảm khốc tại Úc, những trận lũ lụt lịch sử lại Trung Quốc, cho đến thành trì tự do của thế giới – Hoa Kỳ – bị đe dọa thông qua một cuộc bầu cử gian lận trên diện rộng… 

12 sự kiện thế giới

Mời quý độc giả cùng Trí thức VN điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2020, được sắp xếp chủ yếu theo mốc thời gian:

1 – Đại dịch COVID-19 và những hệ lụy toàn cầu

+ Virus corona Vũ Hán được chính thức phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu tháng 12/2019, mặc dù có các báo cáo nói rằng nó đã xuất hiện từ tháng 11, thậm chí tháng 9. Nó cũng bị nghi ngờ là một loại vũ khí sinh học.

+ Chính quyền Trung Quốc giấu dịch và xử lý kém đã khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng trên cả nước và sau đó lan ra toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt và thông tin bị che giấu đã không cho thế giới rõ các thiệt hại về người và của do dịch bệnh gây ra tại Trung Quốc. Nhiều ước tính cho rằng con số thực tế lớn hơn gấp nhiều lần con số được báo cáo. 

+ Dịch bệnh cũng cho thấy rõ sự quan liêu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO khi đưa ra các biện pháp tiếp cận và lời khuyên không hiệu quả. Mãi đến tháng 3 (tức 3 tháng sau khi dịch diễn ra), WHO mới tuyên bố đây là “đại dịch” toàn cầu. Mỹ cho biết sẽ rút khỏi WHO.

+ Tính đến nay, toàn cầu đã ghi nhận hơn 80 triệu ca nhiễm, hơn 1,7 triệu người tử vong và con số chưa có dấu hiệu dừng lại.

+ Đại dịch đã và đang tàn phá nặng nề mọi khía cạnh đời sống con người, từ kinh tế, y tế, giáo dục đến những mối quan hệ xã hội, cách mà cộng đồng tương tác với nhau. Nhiều thành phố, quốc gia phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Kinh tế thế giới lao dốc.

+ Mỹ và nhiều nước phương Tây đã yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc lây lan dịch bệnh, cũng như yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus. Trung Quốc kịch liệt phản đối, xuất hiện thuật ngữ “ngoại giao chiến lang”.

+ Đại dịch đã cho thế giới thấy hậu quả của chế độ độc tài, che giấu thông tin như Trung Quốc; cũng như nguy cơ của việc phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc trong việc sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Trong thời kỳ đầu dịch bệnh, khẩu trang và vật tư y tế trở nên thiếu thốn chưa từng thấy. 

+ WHO đã khởi xướng việc điều tra nhưng đến nay nhóm điều tra chính thức vẫn chưa được vào Trung Quốc.

+ Cuộc đua sản xuất vắc-xin được đẩy mạnh ở nhiều nước. Nga là nước đầu tiên tuyên bố sản xuất thành công vắc-xin. Cuối tháng 12, FDA Mỹ chính thức phê duyệt 2 loại vắc-xin của Pfizer/BioNTech và Moderna. 

+ Có nhiều thông tin cho rằng virus đang đột biến và lây lan nhanh hơn ở Anh. Nhiều nước đã chặn việc đi lại với Anh Quốc.

2 – Đàn hạch Tổng thống Trump

+ Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump được khởi xướng từ tháng 9 năm ngoái bởi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ sau đó đã đưa ra 2 nội dung luận tội: một cho lạm quyền (cho rằng ông đã yêu cầu Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông ta, Hunter Biden); và một cho cản trở Quốc hội (cho rằng ông Trump ngăn cản nhân chứng và không nộp các hồ sơ theo như Hạ viện yêu cầu).

+ Phiên tòa luận tội đã diễn ra vào tháng 1/2020. 

+ Nhóm luật sư của ông Trump tuyên bố các lời luận tội đã không đưa ra được tội gì và đây là một âm mưu thanh toán chính trị nhằm truất phế Tổng thống của phía đảng Dân chủ; đồng thời là một nỗ lực trơ trẽn nhằm làm giảm uy tín của ông Trump trong kỳ bầu cử Tổng thống 2020.

+ Ngày 5/2, Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng án cho Tổng thống Trump về cả 2 tội.

3- Hai lần ‘Brexit’

+ Brexit 1 – Anh chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU): Ngày 31/1, sau nhiều năm giằng co, Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi EU, kết thúc hơn 4 thập kỷ hợp nhất về kinh tế, chính trị và pháp luật với các nước láng giềng. Đến ngày 24/12 vừa qua, Anh và EU đã chính thức đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit.

Tuy nhiên, để có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, trong thời gian ít ỏi còn lại của năm 2020, thỏa thuận này cần được các bên phê chuẩn. Nghị viện châu Âu đã quyết định cần thêm thời gian và sẽ có thể chưa phê chuẩn thỏa thuận này trước tháng 1/2021. 

+ ‘Brexit’ 2 – Hoàng tử Harry và công nương Meghan Markle rời Hoàng gia Anh: Ngày 8/1, Hoàng tử Harry và công nương Meghan Markle ngày 8/1 chính thức tuyên bố từ bỏ nghĩa vụ hoàng gia cấp cao tại Cung điện Buckingham. Công tước và nữ công tước xứ Sussex cho hay, họ có kế hoạch độc lập về tài chính và phân chia thời gian giữa Bắc Mỹ và Anh. Sự việc đã gây chấn động Hoàng gia Anh. Hiện Harry và Meghan đang sống tại Los Angeles, Mỹ.

4 – TT Trump tiêu diệt khủng bố Iran, thúc đẩy các thỏa thuận lịch sử về hòa bình Trung Đông

Embed from Getty Images

+ Tiêu diệt trùm khủng bố Iran: Ngày 3/1, theo chỉ đạo của TT Trump, Mỹ tiến hành không kích tiêu diệt tư lệnh Qasem Soleimani – nhân vật quyền lực số 2 Iran bằng máy bay không người lái (drone) một cách bất ngờ và chóng vánh. 

+ Mâu thuẫn Mỹ – Iran lên đỉnh điểm: Iran đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các căn cứ Mỹ ở Iraq để trả đũa nhưng không có thiệt hại đáng kể. Giữa làn sóng xung đột, hôm 8/1, Iran đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi bắn nhầm máy bay chở khách Boeing 737-800 của Ukraine do tưởng nhầm là máy bay quân sự Mỹ, giết chết 176 người trên khoang. Washington tiếp tục áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt khắt khe hơn đối với Tehran nhằm đóng băng việc xuất khẩu dầu, lệnh cấm vận vũ khí với Iran cũng được gia hạn.

+ Các thỏa thuận lịch sử về hòa bình Trung Đông: Hôm 15/9, Israel đã ký thỏa thuận hòa bình với 2 quốc gia vùng Vịnh là UAE và Bahrain với vai trò trung gian của Mỹ. TT Trump gọi đây là “bình minh của một Trung Đông mới.” Sau đó, thêm 2 quốc gia khác là Sudan và Morocco cũng đã tham gia vào thỏa thuận hòa bình với Israel. Đây được cho là một trong những điểm sáng của chính sách đối ngoại dưới chính quyền TT Trump – điều mà các đời TT trước chưa ai làm được.

+ Mỹ rút quân ở Trung Đông: Ngày 17/11, chính quyền TT Trump quyết định rút bớt quân ở Afghanistan và Iraq nhằm dần chấm dứt cuộc chiến với Al-Qaeda ở những khu vực này và thực hiện lời hứa của ông “đưa lính Mỹ về nhà”. Trước đó vào cuối tháng 2 tại Doha (Qatar), Mỹ và Taliban đã ký thỏa thuận kết thúc 18 năm chiến tranh ở Afghanistan. Mỹ và các đồng minh NATO đã cam kết rút quân sau 14 tháng nếu thỏa thuận được giữ.

5 – Nhật Bản hoãn Olympic do đại dịch, Thủ tướng Abe từ chức

Embed from Getty Images

+ Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch và đã phải hoãn lại sự kiện được đất nước mong chờ nhất là Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Tổn thất của Nhật ước tính nhiều tỷ USD.

+ Dịch bệnh bùng phát, kinh tế đi xuống và việc hoãn Olympic đã làm uy tín của ông Shinzo Abe giảm sút. Vì lý do sức khỏe, ông đã từ chức hôm 28/8. 

+ Ngày 15/9, ông Yoshihide Suga chính thức được bầu làm tân Thủ tướng Nhật thay ông Abe.

6 – Cháy rừng và lũ lụt: Hai thảm họa tự nhiên tàn phá thế giới

Embed from Getty Images

+ Cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại Úc: Úc phải đối mặt với một trong những mùa hoả hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, bắt đầu từ năm 2019 và tiếp tục kéo dài tới 2020. Vụ cháy rừng buộc người dân ở nhiều thành phố phải sơ tán, làm ít nhất 34 người thiệt mạng, hơn 18 triệu hecta (46 triệu acres) rừng bị thiêu trụi. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngọn lửa đã giết chết hơn một tỷ con vật và hơn 100 loài cần được can thiệp ngay lập tức để sống sót.   

+ Cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ: Những đám cháy rừng dữ dội đã bùng phát từ California đến bang Washington, thiêu rụi hàng triệu hecta đất và khiến hàng trăm nghìn người phải di dời kể từ giữa tháng 8/2020. Ước tính năm 2020, các đám cháy đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 31 người, phá hủy 8.454 ngôi nhà và nhiều công trình khác.

+ Lũ lụt ở Trung Quốc và châu Á: Lũ lớn tại Trung Quốc kéo dài liên tiếp từ tháng 5 đến cuối tháng 9 khiến hơn 800 con sông vượt mức báo động, nguy cơ ảnh hưởng đến con đập lớn nhất thế giới: Đập Tam Hiệp. Tại Pakistan, Nepal, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam cũng hứng chịu các đợt lũ quét, sạt lở, gây ra thiệt hại lớn về người và của.

7 – Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông 

Embed from Getty Images

+ Ngày 30/6, bất chấp quốc tế phản đối, Bắc Kinh đã thông qua Luật An ninh quốc gia đối với Hồng Kông, có hiệu lực từ ngày 1/7, theo đó quy định hình phạt cho các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các thế lực bên ngoài nhằm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia với mức cao nhất lên đến chung thân. Điều 38 của luật này còn cho phép ĐCSTQ mở rộng quyền lực đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. 

+ Nhiều nhóm dân chủ Hồng Kông đã giải tán, nhiều người tìm cách đi tị nạn ở nước ngoài.

+ Nhiều vụ bắt bớ và trừng phạt đã liên tiếp xảy ra đối với những người ủng hộ và đấu tranh dân chủ, điển hình có ông trùm truyền thông Jimmy Lai, các nhà hoạt động Simon Cheng, Ray Wong, Lau Hong v.v.

+ Ngày 2/12, Tòa án Hồng Kông tuyên phạt tù đối với Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn và Chu Đình với tội danh kích động, tổ chức và tham gia tụ tập mà không được phép. 

+ Các nước Anh, Mỹ, Úc và Đài Loan sau đó đã cam kết hỗ trợ người di cư từ Hồng Kông đến tị nạn. Canada, Úc, New Zealand, Đức, Mỹ đã đình chỉ Hiệp định dẫn độ với Hồng Kông.

+ Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự trị Hồng Kông đầu tháng 7, cắt các quy chế ưu đãi dành cho Hồng Kông và trừng phạt các quan chức có liên quan.  

8 – Phong trào “Black Lives Matter” (BLM) và ANTIFA

Embed from Getty Images

+ Cái chết còn nhiều nghi vấn của người đàn ông da màu George Floyd hôm 25/5 tại Minneapolis, Mỹ đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình “chống phân biệt chủng tộc” “Black Lives Matter” (Tính mạng người da đen quan trọng) và ANTIFA trên khắp nước Mỹ.

+ Phong trào BLM, Antifa sau đó dần biến thành bạo loạn, cướp bóc, thậm chí người biểu tình còn chiếm giữ nhiều khu phố, đòi cắt ngân sách cảnh sát (Defund the Police).

+ Tổng thống Trump cáo buộc “Antifa và phe cấp tiến” đã kích động bạo lực tại nhiều thành phố của Mỹ, đồng thời đề nghị luật liên bang phải xác định những tổ chức và những kẻ bạo động “Antifa” này là khủng bố..

+ Tác động của phong trào này còn lan rộng toàn cầu, thu hút hàng chục nghìn người tại Australia, Anh, Pháp, Đức… xuống đường thể hiện sự đoàn kết với người biểu tình ở Mỹ. 

+ BLM đã gửi thư đòi gặp gỡ nhóm của ông Joe Biden để bàn về việc “trả công” cho họ trước và trong cuộc bầu cử Mỹ.

9 – Bê bối của Hunter và gia tộc nhà Biden

cha con nha ong Biden
Hai cha con Joe Biden và Hunter Biden. (Ảnh ghép từ các bức ảnh của: Pixabay, Ralph Alswang Flickr, Barack Obama Flickr)

+ Bê bối về Hunter Biden được coi là “Bất ngờ Tháng 10” trước cuộc bầu cử Mỹ năm nay. Ổ cứng từ laptop của Hunter Biden bỏ ngoài cửa hàng đã tố giác nhiều hành vi phạm pháp và đồi bại của nhà Biden. 

+ Các cáo buộc điển hình bao gồm: Joe Biden có liên quan đến các giao dịch làm ăn của Hunter và các đối tác Trung Quốc, Nga, Ukraine, Romania, Kazakhstan; Joe Biden được hưởng 10% trong một số vụ giao dịch; Hunter đã “thay mặt gia đình” kiếm bộn tiền với Trung Quốc nhờ ảnh hưởng của cha mình; cùng các cáo buộc loạn luân, khiêu dâm trẻ em.. của Hunter.

+ TT Trump gọi vụ việc là “tham nhũng lớn” và gọi gia đình Biden là “tội phạm có tổ chức.” Luật sư Rudy Giuliani tố ông Biden phạm 5 tội phản quốc.

+ FBI bị cáo buộc đã che giấu vụ việc.

+ Big Tech và nhiều hãng tin lớn đã giúp che giấu bê bối của Hunter Biden. Twitter đã khóa tài khoản của New York Post khi hãng này đưa bài về vụ việc. Nhiều người dân Mỹ sau đó cho biết nếu họ biết về vụ bê bối, họ sẽ không bỏ phiếu cho Joe Biden.

+ Đang có nhiều yêu cầu Bộ Tư pháp chỉ định Công tố viên đặc biệt để điều tra về Hunter Biden. 

10 – Gian lận bầu cử Mỹ 2020 

bau cu my 2020

+ Những điểm đặc biệt của kỳ bầu cử Mỹ năm 2020: Tổng số cử tri đi bầu kỷ lục; việc bỏ phiếu qua thư (phiếu vắng mặt) cao kỷ lục và nhiều quy định được thay đổi ở một số bang do dịch COVID; sự đối lập giữa số người tham dự các buổi vận động của TT Trump và ông Biden; việc kiếm phiếu diễn ra sau Ngày bầu cử rất lâu; và sự cố các bang chiến trường đồng loạt ngừng kiểm phiếu vào đêm Ngày bầu cử rồi sau đó hàng loạt phiếu được thêm vào cho Joe Biden.

+ Hôm 7/11, đại đa số các hãng tin lớn tuyên bố Joe Biden là “Tổng thống đắc cử”, trong khi đó Chiến dịch Trump cáo buộc có gian lận bầu cử và nói rằng cuộc chiến chưa kết thúc.

+ Kết quả bầu cử được 50 bang công bố cho thấy ông Joe Biden có 81,2 triệu phiếu bầu phổ thông – cao nhất trong lịch sử. Tuy có lượng phiếu cao nhất, nhưng ông Biden chỉ thắng 16% tổng số Hạt (thấp nhất trong lịch sử), lượng người đến dự các buổi vận động và lượng người theo dõi các bài phát biểu cũng thấp kỷ lục. Đảng Dân chủ còn thua trắng hơn một chục ghế tại Hạ viện. Như vậy, tại một số bang đã xảy ra hiện tượng các Dân biểu & Thống đốc Cộng Hòa chiến thắng nhưng Tổng thống đảng Cộng Hòa lại thua (?).

+ Một số cuộc kiểm phiếu lại đã được tiến hành ở Georgia, Wisconsin nhưng không xác minh chữ ký.

+ Các cuộc điều trần đã được tổ chức ở cơ quan lập pháp các tiểu bang chiến trường, cho thấy rất nhiều bằng chứng và nhân chứng về gian lận bầu cử.

+ Hệ thống máy bỏ phiếu Dominion và phần mềm Smartmatic bị cáo buộc đã chuyển đổi hàng triệu phiếu bầu của ông Trump sang cho ông Biden. Các nước như Trung Quốc, Iran, Venezuela… bị cáo buộc đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

+ Nhiều vụ kiện do Chiến dịch Trump đưa đơn đã bị các tòa tiểu bang bác bỏ; vu kiện của Tiểu bang Texas với 4 tiểu bang cũng bị Tối cao Pháp viện từ chối. Lý do chủ yếu của việc bác bỏ liên quan nhiều đến tư cách và thủ tục hơn.

+ Nhóm của ông Biden đã bắt đầu việc lựa chọn nhân sự cho chính quyền kế tiếp và một số bước của việc chuyển đổi quyền lực. Bà Kamala Harris vẫn chưa từ chức Thượng nghị sĩ.

+ Đảng Cộng hòa ở các bang chiến trường đã đưa danh sách Đại cử tri thay thế bầu cho Tổng thống Trump. Đã có nhiều lời kêu gọi cơ quan lập pháp của bang lấy lại quyền Hiến pháp trong việc bổ nhiệm Đại cử tri.

+ Hiện cơ hội giành lại Nhà trắng của Tổng thống Trump vẫn còn với con đường tranh chấp tại Quốc hội hôm 6/1 tới đây và các vụ kiện đang đưa lên TCPV. Tổng thống Trump bác bỏ thông tin về Thiết quân luật.

+ Sự can thiệp của Big Tech (Twitter, Facebook, YouTube) vào các cáo buộc gian lận bầu cử, nhất là đối với bài viết Tổng thống Trump, đã hứng chịu nhiều chỉ trích. Ông Trump đang muốn bãi bỏ Điều 230 vốn bảo vệ cho Big Tech.

11 – Chính quyền TT Trump ngày càng mạnh tay với ĐCSTQ 

Trong năm 2020, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục coi ĐCSTQ là mối đe dọa số 1 đối với an ninh, chính trị, kinh tế của Mỹ và thế giới và đã có nhiều biện pháp để dần loại bỏ mối nguy này. Điểm qua một số sự kiện chính như sau:

tap vs trump

+ Gọi virus corona là “virus Trung Quốc”, cáo buộc Trung Quốc đã mắc lỗi khi che giấu thông tin và xử lý sai thời gian đầu, khiến đại dịch lan khắp thế giới.

+ Tiếp tục phân biệt rõ ĐCSTQ với người dân Trung Quốc.

+ Tăng cường trừng phạt quan chức ĐCSTQ với các lệnh: Cấm thành viên ĐCSTQ định cư; siết visa du lịch cho ĐCSTQ và gia đình từ 10 năm xuống 1 tháng; cùng nhiều lệnh cấm vào các cá nhân riêng lẻ khác.

+ Chế tài hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn, chi nhánh Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với PLA và ĐCSTQ, gây nguy hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nước trong khu vực liên quan đến Trung Quốc.

+ Thông qua Đạo luật Nhân quyền ủng hộ Hồng Kông, trừng phạt các quan chức Đại lục và Hồng Kông đàn áp người dân và làm xói mòn nền tự trị ở Hồng Kông.

+ Đóng cửa LSQ Trung Quốc ở Houson, Texas với cáo buộc gián điệp.

+ Thông báo sẽ đóng cửa tất cả viện Khổng Tử ở Mỹ.

+ Tăng cường quan hệ, hỗ trợ Đài Loan: các quan chức cấp cao đến thăm chính thức Đài Loan, thông qua nhiều đạo luật hỗ trợ và bảo vệ Đài Loan, bán lượng lớn vũ khí cho Đài Loan, điều tàu quân sự đến gần khu vực, nói thẳng “Đài Loan không phải một phần của Trung Quốc.”

+ Ngoại trưởng Mike Pompeo đi khắp các nước kêu gọi cảnh giác trước dã tâm và mưu đồ của ĐCSTQ, kêu gọi từ bỏ mạng 5G của Huawei và các dự án thuộc Sáng kiến vành đai con đường.

+ Thành lập và củng cố các liên minh chống ĐCSTQ như nhóm Ngũ Nhãn và chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo của ĐCSTQ: các trại lao động cưỡng bức ở Tân Cương, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây tạng, Thiên Chúa giáo và Pháp Luân Công.

12 – Cuộc chiến về ý thức hệ ngày càng rõ rệt

+ Cuộc chiến về ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản với thế giới tự do thể hiện ngày càng rõ nét trên khắp toàn cầu. Bằng nhiều cách thức khác nhau, một cách âm thầm, chủ nghĩa cộng sản vẫn len lỏi khắp các quốc gia, các tổ chức quốc tế và xuất khẩu ý thức hệ của nó vào trong mọi lĩnh vực, từ chính trị đến văn hóa, xã hội, tôn giáo, truyền thông, học thuật… làm biến dị và tha hóa dần nhân tâm con người.

+ Ở một số nơi khác, nó có thể thể hiện dưới hình thức giữa cực tả và cực hữu, toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc, cấp tiến và bảo thủ. 

+ Những tư tưởng cấp tiến có xu hướng trở nên ngày càng cực đoan, thể hiện hoài bão về một “thế giới đại đồng” nơi mọi người đều bình đẳng, xóa nhòa giới tính, trộn lẫn sắc tộc, mở cửa biên giới. Các chương trình nghị sự của họ, vốn được bao bọc bởi các “sứ mệnh” như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, quyền cho người da màu, quyền cho người đồng giới, bảo vệ trẻ em, quyền phụ nữ… đã thu hút được rất nhiều người tham gia. Sự phát triển của truyền thông và Big Tech góp phần làm sâu sắc thêm và lan tỏa xa hơn xu hướng này.

+ Thế giới bắt đầu quen thuộc hơn với các khái niệm “Trật tự thế giới mới”, “Đại tái thiết”, “Chính phủ thế giới”, “Nhà nước ngầm”, “cabal” (nhóm lợi ích độc quyền)…

Minh Ngọc – Lê Vy (tổng hợp)

Xem thêm: