Vắc-xin Covid-19 nội địa của Trung Quốc ngay từ khi mới ra đời đã không được cộng đồng quốc tế ưa chuộng. Đặc biệt là những báo cáo thường xuyên gần đây về tác dụng phụ, thậm chí là tử vong sau khi tiêm vắc-xin, càng khiến vấn đề an toàn và hiệu quả của loại vắc-xin này bị nghi ngờ. Trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa tích cực thúc đẩy tiêm chủng trong nước, vừa quảng bá ngoại giao vắc-xin, thì nhiều quốc gia vẫn ‘làm lơ’ với vắc-xin Trung Quốc.

shutterstock 1821959621
Vắc-xin Sinovac của công ty dược phẩm Trung Quốc (Ảnh: Shan_shan / Shutterstock).

Dưới tác động nặng nề của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các nước trên thế giới lần lượt phát triển vắc-xin với hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng càng sớm càng tốt. Vì Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bị virus tấn công nên họ cũng đi đầu trong việc phát triển vắc-xin virus Trung Cộng (virus corona mới) trước các quốc gia khác. Trong tình trạng chưa đủ kinh nghiệm về an toàn vắc-xin và chưa biết liệu có tác dụng phụ hay không, họ đã triển khai tiêm chủng tại quốc gia mình.

Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cũng quảng bá cho hoạt động ngoại giao vắc-xin. Mặc dù giới chức Trung Quốc tuyên bố rằng vắc-xin trong nước được thế giới “chào đón” và họ đang tích cực cung cấp hỗ trợ vắc-xin cho thế giới, nhưng vẫn luôn có nhiều nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của chúng. Hơn nữa, gần đây đã có báo cáo thường xuyên về việc tiêm chủng vắc-xin trong nước, có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, nhiều nước không đánh giá cao vắc-xin của Trung Quốc.

Cộng đồng quốc tế không tin tưởng vắc-xin của Trung Quốc

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, dẫn nguồn tin của Duowei News, một kênh truyền thông thân cộng ở nước ngoài, nói rằng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam gần đây đã đệ trình đề xuất khuyến nghị nhập khẩu 5 triệu liều vắc xin Covid-19 Moderna. Hơn nữa, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang đàm phán với các nhà sản xuất khác của Mỹ để có thêm vắc-xin. Trước đó, vào đầu tháng Hai, Việt Nam đã nhận được 117.000 liều vắc-xin từ Vương quốc Anh. Cuối tháng Hai, Việt Nam cũng đã phê duyệt vắc-xin “Vệ tinh-V” của Nga, ước tính đã đặt 150 triệu liều.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Việt Nam chưa đặt mua bất kỳ loại vắc-xin nào từ Trung Quốc. Theo phân tích của Duowei.com, Việt Nam cảnh giác hơn với vắc-xin của Trung Quốc, có tâm lý phức tạp hơn đối với Trung Quốc và không muốn theo chân nước này trong mọi việc.

Ngoài ra, theo một báo cáo trên trang BBC tiếng Trung ngày 13/3, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã tổ chức “Đàm phán 4 bên” vào ngày 12/3 qua video, và đồng ý cung cấp 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho hầu hết các khu vực của châu Á vào cuối năm 2022.

Báo cáo cho biết, vắc-xin cung cấp cho khu vực châu Á là loại vắc-xin một liều do hãng Johnson & Johnson của Hoa Kỳ phát triển, và sẽ sớm được sản xuất tại Ấn Độ. Ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết ngay sau cuộc họp: “Với công nghệ Mỹ, sản xuất tại Ấn Độ, cùng nguồn tài chính của Nhật Bản và Mỹ, và hậu cần của Úc, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp 1 tỷ liều vắc-xin.”

Ông Sullivan cho biết, vắc-xin sẽ được chuyển đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) và “Khu vực Thái Bình Dương và các khu vực khác”. Được biết, ASEAN được thành lập tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 8/8/1967. Tổng cộng có 10 quốc gia thành viên, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Tính đến năm 2018, dân số bao phủ đã đạt 650 triệu người.

Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng tweet sau cuộc hội đàm rằng: “Năng lực sản xuất vắc-xin mạnh mẽ của Ấn Độ sẽ được mở rộng với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.”

Báo cáo chỉ ra rằng “Đàm phán 4 bên” được thiết lập vào năm 2007 luôn được coi là một cơ chế cân bằng trước thái độ cứng rắn của Trung Quốc ở châu Á. Những bình luận của các vị lãnh đạo 4 nước sau cuộc họp dường như cũng mang tính gián tiếp hướng vào Bắc Kinh. Bởi tất cả các quốc gia đều cam kết bảo vệ một lục địa châu Á “tự do và rộng mở”. Tổng thống Hoa Kỳ Biden, người chủ trì cuộc họp, cũng nêu rõ trong một tuyên bố: “Chúng tôi một lần nữa cam kết đảm bảo rằng khu vực của chúng tôi được quản lý bởi luật pháp quốc tế và dốc sức bảo vệ các giá trị phổ quát mà không có sự ép buộc.”

Ngoài ra, mặc dù các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết tính đến cuối tháng Hai, Trung Quốc đã hỗ trợ vắc xin cho 69 quốc gia cùng 2 tổ chức quốc tế, và đang xuất khẩu vắc-xin sang 28 quốc gia, đồng thời nói rằng con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, vào ngày 11/3, ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, đã thông báo rằng họ sẽ tiêm miễn phí vắc-xin của Trung Quốc cho các đội tuyển tham dự Olympic và Paralympic (Thế vận hội dành cho người tàn tật). Ngay khi được đưa ra, thông tin này đã bị Nhật Bản bác bỏ.

Phía Nhật Bản trực tiếp tuyên bố rằng các vận động viên Nhật Bản tham gia Thế vận hội Mùa hè Tokyo sẽ không tiêm vắc-xin của Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra rằng họ không biết về thỏa thuận đạt được giữa Ủy ban Olympic Quốc tế và Trung Quốc về việc Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin cho Thế vận hội Tokyo.

Thông tin trên cho thấy cộng đồng quốc tế không công nhận vắc xin nội địa của Trung Quốc.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: