Ngày 22/11, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố “sau 6 năm, Trung Quốc đã khôi phục việc phát sóng trực tuyến phim và truyền hình Hàn Quốc ở Đại Lục”, đồng thời dỡ bỏ tất cả “lệnh cấm đối với Hàn Quốc” đã ban hành do trước đó Hàn Quốc đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.

shutterstock 2052880862
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Squid Game” (Trò chơi con mực) của Netflix đã trở thành hit trên toàn thế giới và có rất nhiều phiên bản vi phạm bản quyền ở Trung Quốc Đại Lục. (Nguồn: Shutterstock)

Yonhap: Bắc Kinh dỡ bỏ “lệnh cấm văn hóa Hàn Quốc” sau 6 năm

Theo hãng thông tấn Yonhap, dẫn lời Thư ký báo chí cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc, quyết định này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Indonesia vào tuần trước.

Không hài lòng với việc Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, chính quyền ĐCSTQ đã ban hành “lệnh cấm phim truyền hình Hàn Quốc” vào năm 2017.

Tuy nhiên, có quá nhiều người hâm mộ Hàn Quốc ở Đại Lục, gây ra một núi vi phạm bản quyền trên thị trường. Theo các báo cáo, “lệnh cấm Hàn Quốc” đã được dỡ bỏ một cách lặng lẽ vào tháng Ba năm nay. Các nền tảng phát trực tuyến ở Trung Quốc Đại Lục đã tiếp tục phát hành các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

Năm nay được coi là một năm quan trọng và then chốt trong mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Bởi việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã tròn 30 năm, đồng thời Tổng thống Yoon Suk-yeol đã nhậm chức vào tháng Năm và bắt đầu chính sách mới.

Tuy nhiên, ông Yoon Suk-yeol thuộc phe bảo thủ Đảng Sức mạnh quốc dân, đã tuyên bố rằng ông sẽ tăng cường quan hệ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, và giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Hoa Kỳ luôn là đối tác an ninh của Hàn Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác kinh tế và thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

“Nam Hoa Tảo Báo” (SCMP), một tờ báo tiếng Anh ở Hồng Kông, trích dẫn một báo cáo phân tích vào tháng Ba năm nay, cho biết lệnh cấm các ngành công nghiệp có nội dung văn hóa Hàn Quốc ở Trung Quốc chỉ mới được nới lỏng gần đây.

Theo “Nam Hoa Tảo Báo”, “Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi” (Something in the Rain) là phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được phát hành trên nền tảng phát trực tuyến của Trung Quốc sau 5 năm, kể từ khi được cơ quan quản lý phát sóng của Bắc Kinh chấp thuận.

Ngày 3/11, nền tảng phát trực tuyến Đại Lục iQIYI đã dẫn đầu, khi phát hành bộ phim truyền hình Hàn Quốc này với sự tham gia của Son Ye-jin, một trong những nữ diễn viên được đảm bảo về doanh thu phòng vé của Hàn Quốc.

Sau đó nền tảng cộng đồng nghe nhìn “Bilibili” (thường được gọi là Trạm B) cũng phát sóng bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Đời sống ngục tù” (Prison Playbook) sản xuất năm 2017.

Trong những năm gần đây, việc phim truyền hình Hàn Quốc đổ bộ vào “Đại Lục” gặp nhiều thăng trầm. Nguyên nhân chính là do mối quan hệ nhạy cảm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tháng 8/2016, Hàn Quốc thông báo rằng họ đồng ý để Hoa Kỳ triển khai “Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối” (THAAD) tại sân gôn Seongju của Tập đoàn Lotte.

Ngay lập tức, Cục Quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện một loạt “lệnh cấm đối với Hàn Quốc” để trả đũa. Phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn Quốc và các tác phẩm chuyển thể từ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc đều bị cấm phát sóng.

Nhiều hoạt động văn hóa Hàn Quốc dự kiến ​​tổ chức ở Trung Quốc Đại Lục, như các buổi biểu diễn của các ca sĩ cũng liên tiếp bị hủy. Các diễn viên và nghệ sĩ Hàn Quốc trong những bộ phim Trung Quốc bị thay đổi giữa chừng. Các ngôi sao hàng đầu của Hàn Quốc gần như bị cấm hoàn toàn.

Trong những năm gần đây, khách du lịch từ Trung Quốc Đại Lục đã gây ra nhiều cảnh tượng hỗn loạn ở Hàn Quốc. Các hành vi như băng qua đường trái phép, xả rác bừa bãi đã gây phiền toái cho người dân nước này.

Apple đưa tin tại đảo Jeju của Hàn Quốc, nơi du khách Trung Quốc từng chen chân, một lượng rác lớn đã biến mất; sân bay cũng lấy lại được sự yên tĩnh và trật tự.

Dưới “Lệnh cấm Hàn Quốc” của Đại Lục, người dân vẫn đang cố gắng hết sức để trốn tránh lệnh cấm, như bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Trò chơi Con mực” của Netflix vẫn càn quét Đại Lục. Hơn 60 trang web Đại Lục đã vi phạm bản quyền phát sóng.

Có hơn 2 tỷ lượt tìm kiếm trên Weibo của Trung Quốc. Các sản phẩm ngoại vi cũng được săn đón rộng rãi. Một số thương nhân đã bán hơn 300.000 chiếc khẩu trang cùng kiểu dáng. Chương trình tạp kỹ YouTube cũng bị tố cáo ăn cắp ý tưởng “Trò chơi con mực”.

Theo báo cáo của Nam Hoa Tảo Báo, các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn ở Trung Quốc như “Taobao”, “JD.com”, “Pinduoduo” đã cấm từ khóa tìm kiếm “Trò chơi con mực”, nhưng vẫn có thể tìm thấy các sản phẩm liên quan với những cái tên khác, như “mặt nạ con mực”, “đồ chơi con mực”, “cosplay Halloween”, “trang phục con mực”, v.v..

Nội dung của “Trò chơi con mực” đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm, trong đó âm mưu “buôn bán nội tạng”, nên càng bị ĐCSTQ cấm kỵ, khiến người dân Đại Lục liên tưởng đến tội ác mổ cướp nội tạng sống của nước này.

Đầu tháng 11/2022, lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh Y tá ngăn chặn ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống được tổ chức trên Internet. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia nói rằng bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng sống do ĐCSTQ thực hiện là không thể bác bỏ, hơn nữa tội ác này vẫn đang tiếp diễn, cộng đồng quốc tế nên hành động để ngăn chặn hành vi tà ác này.

Bình Minh (t/h)