Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Hai (22/2) nói rằng Mỹ và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau về một số vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch virus corona nếu hai bên chỉnh sửa lại mối quan hệ song phương đã bị tổn hại.

Embed from Getty Images

Theo Reuters, Ngoại trưởng Vương tại một diễn đàn do Bộ Ngoại giao Trung Quốc bảo trợ, cho biết Bắc Kinh đã sẵn sàng mở lại cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Washington sau khi mối quan hệ song phương dưới thời cựu tổng thống Donald Trump đã bị rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Ông Vương kêu gọi Washington hãy loại bỏ các biểu thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc và từ bỏ điều mà ông gọi là đàn áp phi lý trí nghành công nghệ Trung Quốc. Ông cho rằng những bước đi này sẽ tạo “điều kiện cần thiết” cho việc cải thiện quan hệ hợp tác song phương Trung – Mỹ.

Trước khi ông Vương phát biểu, ban tổ chức diễn đàn đã cho trình chiếu một đoạn phim tài liệu về “ngoại giao bóng bàn” Trung – Mỹ năm 1972, thời điểm mà việc giao lưu qua lại giữa các vận động viên bóng bàn hai nước đã mở đường cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon chính thức thăm Trung Quốc.

Ông Vương đã thúc giục Washington hãy tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chấm dứt “bôi nhọ” Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, dừng can thiệp vào các công việc nội bộ của Bắc Kinh, và dừng “âm mưu” cùng các lực lượng ly khai để đưa Đài Loan trở thành quốc gia độc lập chính thức.

Trong vài năm qua, Mỹ cơ bản đã cắt đứt đối thoại song phương [với Trung Quốc] tại mọi cấp độ”, ông Vương nói bằng tiếng Trung tại diễn đàn và được phiên dịch song song sang tiếng Anh.

Chúng tôi sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với phía Mỹ, và tham gia vào các cuộc đối thoại nhằm giải quyết nhiều vấn đề”, Reuters dẫn lời ông Vương.

Phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc là đồng điệu với tuyên bố tại cùng diễn đàn của Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải.

Ông Thôi cho biết Trung Quốc và Mỹ phải định nghĩa rõ ràng các đường biên giới chính sách của mình và cần có hiểu biết chính xác về những mục tiêu chiếc lược của nhau. Ông chỉ rõ những chủ đề như Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng là những “vấn đề lằn ranh đỏ” đối với Bắc Kinh.

Quan hệ Mỹ – Trung trong một tháng qua kể từ khi ông Joe Biden làm chủ Nhà Trắng là chưa được định hình rõ ràng. Những vấn đề căng thẳng hai bên tiếp tục trải rộng từ thương mại, nhân quyền, Đài Loan và Biển Đông.

Trong những phát biểu công khai, các quan chức chính quyền Biden cho thấy họ sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh. Họ thừa nhận về tập quan thương mại “cưỡng bức và không công bằng” của Bắc Kinh và đồng ý với việc chính quyền tiền nhiệm xác định Trung Quốc phạm tội diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Tuy nhiên, ông Biden cũng nhiều lần lên tiếng cam kết sẽ thực hiện một cách tiếp cận đa phương và rất muốn hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề như ứng phó với biển đổi khí hậu, xử lý đại dịch virus corona và thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Ông Biden và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 2 giờ vào tuần trước.

Ông Vương Nghị, trong phát biểu hôm 22/2, đã chỉ ra rằng cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Biden tuần trước là một bước đi tích cực.

Trong cuộc điện đàm đó, ông Biden có vẻ như muốn hợp lý hóa những hành động của ông Tập bằng việc cho rằng Trung Quốc có lịch sử bị là “nạn nhân” của các thế lực bên ngoài khi họ không “thống nhất” được trong quốc nội.

Nếu bạn hiểu về lịch sử Trung Quốc, nước này luôn là nạn nhân của thế giới bên ngoài vào thời điểm khi họ không đoàn kết tại quốc nội”, ông Biden nói. “Nguyên tắc trung tâm của ông Tập Cận Bình là phải có được một nước Trung Quốc thống nhất, được kiểm soát chặt chẽ. Và ông ta sử dụng lý trí đối với mọi thứ ông ta làm dựa trên nguyên tắc đó”.

Ông Biden cho biết ông đã nói rõ với ông Tập rằng ông phải lên tiếng về nhân quyền và rằng ông Tập đã nói ông ta “hiểu điều đó”. Ông Biden sau đó nói: “Về mặt văn hóa, có những chuẩn mực khác nhau mà mỗi nước và họ – các lãnh đạo của họ – được yêu cầu phải tuân thủ”.

Phát biểu nêu trên của ông Biden được truyền thông cánh tả Mỹ “phớt lờ”, nhưng đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của những người cánh hữu, trong đó có cựu Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Mỹ Kash Patel.

Ông Kash Patel, trong cuộc phỏng vấn hôm 21/2 trên Fox News, đã nói rằng việc Tổng thống Joe Biden gọi nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc là vấn đề “chuẩn mực văn hóa khác nhau” đang cho phép “hành vi vô đạo đức” tiếp diễn và đặt ra “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới”.

Đức Thiện 

Xem thêm: