Từ ngày 14 – 16/2, Tổng thống Rahim của Iran đã đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên trong nhiệm kỳ. Phía Trung Quốc “trông đợi” quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước có bước phát triển lớn hơn. Phía Iran cho biết hai bên đã ký kế hoạch hợp tác toàn diện 25 năm, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Rahim có thể đạt được bước nhảy vọt trong thúc đẩy thỏa thuận.

Tap Can Binh
Tổng thống Iran Ibrahim Rahim thăm Trung Quốc lần đầu tiên. (Ảnh chụp màn hình video)

Liệu nguyện vọng của hai bên có thành hiện thực? Có vẻ như rất khó. Tất nhiên, Trung Quốc và Iran sẽ ký kết một số văn kiện hợp tác, nhưng mấu chốt là những văn kiện này có thể thực hiện được bao nhiêu? Có thể thúc đẩy thương mại song phương đến mức nào? E rằng hình thức lớn hơn nội dung, mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn.

Thứ nhất, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc – Iran xuống mức thấp nhất trong nhiều năm vì áp lực trừng phạt của Mỹ

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của thương mại Trung Quốc-Iran. Chất lượng quan hệ Mỹ-Iran quyết định hoạt động ngoại thương của Iran. Kim ngạch thương mại Trung Quốc – Iran đạt đỉnh vào năm 2014 nhưng sau đó đã liên tục sụt giảm, đặc biệt trong 3 năm đại dịch COVID-19 (như dữ liệu trong bảng dưới).

Screen Shot 2023 02 16 at 8.12.55 AM
(Chụp màn hình Epoch Times)

Mặc dù Iran trong nhiều năm đã có kinh nghiệm trong việc chống lại các lệnh trừng phạt, mặc dù vào năm 2021 Iran và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược 25 năm với tổng trị giá 400 tỷ USD (đây là lần đầu tiên Iran ký một thỏa thuận dài hạn như vậy), mặc dù cả ĐCSTQ và Iran đều thống nhất chiến lược chống lại Mỹ, nhưng trong điều kiện Mỹ thống trị các quy tắc thương mại toàn cầu thì thương mại Trung Quốc và Iran gần như không thể đạt được tiến bộ đột phá.

Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc bấp bênh, lực bất tòng tâm để hỗ trợ Iran

Trước tình hình trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt từ Mỹ đi cùng lạm phát và bất ổn xã hội trong nước lan rộng, Chính phủ Iran đã tăng cường bán dầu cho Trung Quốc với giá chiết khấu cao và trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ ba của Trung Quốc (sau Nga và Ả Rập Xê Út). Dù “Trung Quốc là nước thắng lớn nhất trong lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ đối với Iran” (lúc nhiều nhất mỗi ngày nhập hàng triệu thùng dầu từ Iran, từng có thời điểm trong một tháng nhập hơn 10 triệu thùng dầu từ Iran) nhưng tình hình Trung Quốc ảnh hưởng vấn đề mua dầu của Iran.

Năm 2021 nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 512,978 triệu tấn, giảm 5,4% so với năm 2020, lần giảm đầu tiên trong gần 20 năm. Năm 2022 nhập khẩu dầu thô là 508,28 triệu tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Vấn đề nữa là ĐCSTQ cũng tính toán cân bằng trong quan hệ với Nga, sau chiến tranh Nga xâm lược Ukraine thì lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Nga không ngừng tăng lên, chỉ trong vài tháng Nga đã thay thế Ả Rập Xê Út trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc. Nói tóm lại, nền kinh tế Trung Quốc suy thoái đã dẫn đến việc giảm mua dầu thô và lượng mua ưu tiên đảm bảo cho Nga (dầu của Nga chiếm 8% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2011, 16% vào năm 2021, đến tháng 8/2022 một lần nữa tăng lên gần 21%). Vấn đề nữa cũng phải tính đến Ả Rập Xê Út (khối lượng xuất nhập khẩu song phương giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê Út vào năm 2022 là 116.035.779.600 USD, cao hơn nhiều so với khối lượng thương mại giữa Iran – Mỹ, Trung Quốc – Iran). Vậy thì ĐCSTQ có thể mua được bao nhiêu dầu thô của Iran?

Thứ ba, Iran cảnh giác với ĐCSTQ

Vào năm 2015, Mỹ và Iran đã đạt được thỏa thuận hạt nhân và tình hình được cải thiện. Tháng 1/2016, ông Tập Cận Bình thăm Iran và hai bên đề xuất dự thảo kế hoạch hợp tác toàn diện 25 năm, nhưng tiến bộ có được rất chậm. Năm 2018, Mỹ đưa ra thỏa thuận hạt nhân Iran khiến quan hệ Mỹ – Iran tụt dốc không phanh trong khi quan hệ Mỹ – Trung Quốc cũng xuống đáy, từ đây Iran đã tích cực đàm phán về kế hoạch 25 năm và đã đạt được thỏa thuận vào tháng 3/2021. Thỏa thuận được giữ bí mật (New York Times tiết lộ cái gọi là “chi tiết của hợp đồng” bao gồm việc Trung Quốc tiếp cận dầu mỏ của Iran với giá ưu đãi và đầu tư vào ngân hàng, viễn thông, cảng, đường sắt và các dự án xây dựng khác ở Iran). Tuy nhiên, có nhiều vấn đề hai bên xung khắc trong thỏa thuận này và vấn đề đã trở thành chủ đề nóng ở Iran, nhiều nhà quan sát cho rằng vấn đề trong thỏa thuận có thể dẫn đến “bóc lột”, thậm chí ví với Hiệp ước Turkmenchay nhục nhã mà Iran phải ký với Nga trong lịch sử (2/1828). Mặt khác, ĐCSTQ cũng lo ngại về việc đầu tư quy mô lớn vào Iran (rủi ro quá cao). Tháng 1/2022, Ngoại trưởng Iran thăm Trung Quốc và tuyên bố khởi động thỏa thuận hợp tác toàn diện 25 năm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Hãy nhìn xem rốt cuộc qua một năm thì hai bên đã làm được gì? Giới quan sát bên ngoài không thể biết chi tiết, nhưng chắc hẳn không lý tưởng lắm, vì thế mà Tổng thống Rahim của Iran mới phải đích thân hành động thúc đẩy. Từ những biến động thực tế cho thấy “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên đầy tính hữu danh vô thực.

Kết luận

Nhìn lại lịch sử, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Iran trở nên lạnh nhạt sau “Cách mạng Hồi giáo” ở Iran năm 1979, khi đó khẩu hiệu phổ biến trên đường phố Iran là “Đả đảo Mỹ, Đả đảo Israel, Đả đảo Trung Quốc”. Quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa vào năm 1984. Nhưng ĐCSTQ và Iran đối lập về ý thức hệ. Câu nói nổi tiếng của chính quyền Iran là “Không có Đông, không có Tây, chỉ có Hồi giáo” (bối cảnh câu khẩu hiệu ở Iran khi đó: phương Tây ám chỉ Mỹ, còn phương Đông ám chỉ Liên Xô). Sau khi Liên Xô tan rã thì ĐCSTQ thành thế lực chủ nghĩa cộng sản chính. Tôn giáo là ưu tiên hàng đầu trong nền chính trị Iran ngày nay. Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Tổng thống Rahim cũng đã có chuyến đi đặc biệt để gặp Lãnh đạo tối cao Cách mạng Hồi giáo Khamenei. Hiện tại, dưới áp lực của Mỹ, quan giữa ĐCSTQ và Iran ấm lên, nhưng cả hai đều biết rằng họ không cùng đường với nhau. Không chỉ công chúng nói chung, mà cả một số quan chức cấp cao Iran gồm cả cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đều cảnh giác với ĐCSTQ. E rằng hai bên đều không có bao nhiêu tự tin có thể đi cùng nhau bao xa.

Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times)