Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô nhất định từ Nga trong năm 2022, theo các cáo báo từ hãng tin RIA dẫn nguồn từ một sắc lệnh của tổng thống về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh Nga.

Embed from Getty Images

Cũng theo RIA, chính phủ Nga vẫn chưa công bố chi tiết danh sách các sản phẩm, hàng hóa, nguyên liệu thô sẽ bị cấm xuất nhập khẩu từ/vào Nga trong năm 2022.

RIA cho biết chính phủ liên bang trong vòng hai ngày tới sẽ phải công bố danh sách áp dụng sắc lệnh mới của tổng thống. Hãng tin này tiết lộ thêm rằng danh sách hạn chế xuất nhập khẩu này sẽ không bao gồm các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô do công dân Nga vận chuyển phục vụ nhu cầu cá nhân.

Lệnh cấm xuất nhập khẩu của ông Putin được đưa ra khi người đồng cấp Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba (8/3) đã loan báo rằng Mỹ sẽ cấm nhập khẩu năng lượng Nga, gồm dầu, khí tự nhiên và than nhằm đáp trả Nga xâm lược Ukraine.

Đây là một động thái nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội và tôi tin tưởng vào đất nước”, Ông Biden phát biểu, và nói thêm: “Người Mỹ đã đồng lòng ủng hộ người dân Ukraine và tỏ rõ thái độ rằng chúng tôi sẽ không tham gia trợ cấp cho cuộc chiến của Putin”.

Ông Biden thừa nhận động thái này cũng sẽ khiến bản thân người Mỹ phải chịu hậu quả nhất định khi giá khí đốt ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục. Theo Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ, chi phí trung bình trên toàn quốc cho một gallon xăng đã lên đến 4,17 USD vào ngày 8/3.

Trong cùng ngày, chỉ số hợp đồng tương lai dầu thô West Texas Intermediate được giao dịch ở mức hơn 128 USD. Phiên trước đó cũng chứng kiến mức giá cao nhất kể từ năm 2008, 130 USD.

Một số công ty dầu mỏ lớn gồm ExxonMobil, BP và Shell cho biết họ cũng sẽ không mua dầu từ Nga.

Nga cung cấp 10% nguồn khí đốt tự nhiên và dầu cho Hoa Kỳ, và khoảng 40% cho Liên minh châu Âu.

Các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã áp đặt những biện pháp trừng phạt chống lại Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, tuy nhiên vẫn ngần ngại trong việc cấm vận dầu khí của Nga.

Xuân Thành (T/h)