Chiều ngày 5/8, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã đưa ra một thông báo báo chí cho biết Chính phủ có kế hoạch trước cuối năm nay sẽ sửa đổi “Luật chế tài độc lập 2011” (the Autonomous Sanctions Act). Đây là một phần phản hồi báo cáo về Đạo luật Nhân quyền Magnitsky của Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại.

1024px Marise Payne 31092544358
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne (Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Wikimedia)

Thông báo nêu rõ Chính phủ Úc sẽ cải tổ “Luật chế tài độc lập 2011” để có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính có mục tiêu và cấm đi lại [nhập cảnh vào Úc] đối với những kẻ vi phạm gây hành vi tàn bạo mà quốc tế quan tâm.

Một phần phản hồi báo cáo về “Luật Nhân quyền Magnitsky”

Bản sửa đổi sẽ mở rộng khuôn khổ chế tài căn cứ vào tình hình hiện tại của Úc, cho thấy rõ hơn các biện pháp chế tài, chẳng hạn như các biện pháp đối với chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, hoạt động mạng độc hại và tham nhũng nghiêm trọng.

Một khi loại hành vi được xác định, cơ quan chức năng Úc có thể áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính có mục tiêu và cấm đi lại đối với các cá nhân và tổ chức được xác định có hành vi liên quan.

Thông báo của Ngoại trưởng Marise Payne nêu rõ việc sửa đổi luật chế tài của Úc là một phần của phản ứng đối với báo cáo về “Đạo luật Nhân quyền Magnitsky” của Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại. Bà Marise Payne cảm ơn các thành viên Ủy ban vì sự hợp tác và cam kết giữa các bên về vấn đề quan trọng này, đồng thời cho biết Chính phủ có kế hoạch trước cuối năm nay sửa đổi “Luật chế tài độc lập năm 2011” để đạt được những cải cách quan trọng này.

Trước đó vào ngày 7/12 năm ngoái, Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại của Thượng viện Úc (bao gồm nhiều đảng viên thuộc các đảng khác nhau) đã đệ trình một báo cáo có tựa đề “Tội phạm, tham nhũng và trừng phạt: Úc có nên tham gia phong trào luật Magnitsky Toàn cầu?” Báo cáo đề nghị Chính phủ Úc nên ban hành Đạo luật Nhân quyền Magnitsky tương tự như của Mỹ, qua đó để có các biện pháp trừng phạt về thị thực và tài sản đối với những người nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng.

Thượng nghị sĩ: Chính phủ Morrison đã có răn đe mạnh với tội phạm nhân quyền

Chiều hôm đó, Thượng nghị sĩ James Paterson đã đăng một thông điệp trên Facebook để ủng hộ Ngoại trưởng, nói rằng đây là một thắng lợi lớn nữa cho dân chủ, chủ quyền và tự do. Chính phủ Morrison đã đồng ý ban hành luật chế tài kiểu Magnitsky có mục tiêu cụ thể nhắm vào các quan chức nước ngoài vi phạm nhân quyền, tham nhũng hoặc đe dọa an ninh quốc gia của Úc.  Ngoại trưởng Payne vừa đệ trình phản hồi của Chính phủ đối với báo cáo của Ủy ban Nhân quyền tại Thượng viện, qua đó đồng ý nâng cấp luật chế tài lỗi thời của Úc lên mức tiêu chuẩn hiện đại và linh hoạt hơn:

Úc sẽ tham gia cùng bạn bè, đồng minh và các quốc gia cùng chí hướng như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu… trong cuộc phản công của các nền dân chủ toàn cầu chống lại các nước độc tài.”

“Các biện pháp trừng phạt tài chính, cấm thị thực và các biện pháp khác giờ đây sẽ được sử dụng để khiến các quan chức nước ngoài đe dọa các giá trị của chúng tôi phải trả giá.”

“Giờ đây, Chính phủ Morrison đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các chế độ độc tài và tội phạm vi phạm nhân quyền, đe dọa an ninh quốc gia và tham nhũng: Úc sẽ luôn đứng về phía tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Mời xem video: Vì sao Đạo luật Nhân quyền Magnitsky khiến ĐCSTQ sợ hãi?