Khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2 đã có quan điểm cho rằng ông Putin đã chơi xỏ ông Tập Cận Bình. Trước đó 3 tuần, họ đã đứng cùng nhau ở Bắc Kinh và tuyên bố quan hệ của họ là “không giới hạn”. Điều này khiến ông Tập bị coi như tòng phạm trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

p3157771a344827547
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau. (Nguồn: Kremlin.ru, 2019CC-BY-4.0).

Thời điểm đó, việc Nga phát động xâm lược Ukraine khẳng định là điều đáng ngờ. Khi ông Putin tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, các quan chức Mỹ tuyên bố họ đã chia sẻ thông tin tình báo với Trung Quốc trước cuộc gặp của ông Putin và ông Tập Cận Bình, kêu gọi họ giúp ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, nhưng ông Tập chỉ yêu cầu ông Putin không tấn công trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Quả không sai, 24 giờ sau lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông, xe tăng Nga bắt đầu tiến vào miền đông Ukraine.

Vậy ông Tập Cận Bình biết về kế hoạch của ông Putin, liệu ông ta có phải là đồng phạm? Hay là ông Tập bị người đàn ông mà ông ta gọi là “người bạn tốt nhất, thân thiết nhất” chơi xỏ? Quan trọng hơn, điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của quan hệ Trung-Nga?

Nhiều khả năng ông Putin đã không thể hiện tham vọng lớn khi gặp ông Tập ở Bắc Kinh, hoặc ông ta nói với ông Tập rằng ông tin Kyiv sẽ thất thủ trong vòng vài ngày tới và cuộc xung đột nghiêm trọng sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Cũng có thể là họ đã không thảo luận chi tiết về chuyện đó. Nhưng bất kể dù trước xung đột ông Tập đã làm gì hay không biết gì, những hành động trong 6 tháng qua đã chứng tỏ tầm quan trọng của ông đối trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Như họ tuyên bố: “Không giới hạn”.

Trung Quốc đã cẩn thận để tránh mọi “lằn ranh đỏ” của phương Tây khiến có thể gây ra các lệnh trừng phạt, chẳng hạn như viện trợ quân sự trực tiếp cho Nga. Vì công ty Trung Quốc dường như tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu quốc tế, nên xuất khẩu sang Nga đã giảm mạnh. Nhưng ông Tập vẫn tiếp tục cung cấp cho ông Putin hỗ trợ về ngoại giao và kinh tế.

Ví dụ vào thời điểm cuộc điện đàm ngày 15/6, khi các hành động tàn bạo của Nga ở các thành phố của Ukraine như Bucha đã được phơi bày, ông Tập vẫn ca ngợi quan hệ Trung – Nga “phát triển tốt” và cam kết ủng hộ quan tâm an ninh của Nga.

Cùng tháng, khi ông Tập Cận Bình tham dự trực tuyến Diễn đàn Kinh tế St.Petersburg ở Nga đã nói rằng hai nước sẽ thiết lập “kỷ lục mới” cho thương mại song phương. Trong 5 tháng đầu năm 2022, với việc Trung Quốc gia tăng mạnh nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga thì kim ngạch thương mại Trung – Nga tăng gần 1/3 so với năm trước. Lý do của Nga là rõ ràng. Đối mặt với thực tế ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập, ông Putin không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay sang Trung Quốc để đẩy nhanh quá trình “trở lại phương Đông” bắt đầu từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Lý do khiến ông Tập Cận Bình quyết tâm có quan hệ tốt với ông Putin thực ra rất đơn giản: sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ. Ông Tập tin rằng Mỹ sẽ tham gia vào một cuộc cạnh tranh kéo dài và có hệ thống với Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng nguy cơ thể chế Cộng sản. Điều đó khiến ông Tập coi trọng ông Putin hơn tất cả, coi ông Putin là đối tác mạnh mẽ trong kiềm chế đối thủ chung là Mỹ.

Cho dù đây vẫn chỉ là mối quan hệ thường được miêu tả là “cuộc hôn nhân tạm thời”, như ông Tập Cận Bình đã chứng minh những giới hạn họ có thể hỗ trợ lẫn nhau; dù hai nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, nhưng cả Trung Quốc và Nga đều ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đối đầu quan trọng nhất (với Mỹ). Do đó, bất chấp còn những khó khăn thì mối quan hệ liên kết của họ có khả năng sẽ còn kéo dài.