Khác với giới trẻ khiến mọi người có ấn tượng rằng họ coi mình là trung tâm, những học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi  lại hoàn toàn khác biệt.

Pháp Luân Công
Ngày 12/5/2023, các học viên Pháp Luân Công từ Khu đô thị New New York tập trung tại Manhattan, New York, để tổ chức một cuộc tuần hành lớn, kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới và Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)

Ngày 13/5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và ngày sinh của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tổ chức những buổi mít tinh kỷ niệm, đồng thời lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã và đang tiếp diễn suốt 31 năm qua của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào ngày 12/5, bốn học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi đã chia sẻ những thay đổi của họ sau khi tu luyện Pháp Luân Công với phóng viên của Epoch Times. Họ nói, Pháp Luân Đại Pháp đã khai mở trí tuệ, dạy họ cách đối nhân xử thế và cách sống đúng đắn trong thời loạn thế.

Học viên 29 tuổi Erin Fang: Tu luyện khiến tâm trí dần trở nên thư thái

id13996562 Erin fang 600x450 1
Học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi Erin Fang. (Ảnh: Tiêu Luật Sinh / Epoch Times)

Erin Fang 29 tuổi, đến từ Đài Loan. Cô nói rằng cô ấy và chị gái song sinh của mình sinh non, có vấn đề về tim và hô hấp. Họ “phải sử dụng bình dưỡng khí mỗi đêm” và “khi còn nhỏ, thường ngất xỉu khi chạy.” Sau khi mẹ của cô tu luyện Pháp Luân Công, bà đã để hai con gái học cùng, và sức khỏe của họ đã cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, tim của Erin cũng dần trở nên khỏe mạnh hơn.

Cô nói rằng mình là một người rất nhạy cảm. Tu luyện đã khiến cô ấy nhận ra rằng tất cả những đau khổ đều bắt nguồn từ những ham muốn ràng buộc con người. Nếu buông bỏ nó, cô ấy sẽ không đau khổ nhiều như vậy. “Một số chuyện tôi cảm thấy không hợp lý vào thời điểm đó, nhưng kỳ thực chúng không phải là những an bài lộn xộn.”

Khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp, Erin thường nghĩ: “Có lẽ mình không được thiện lắm”, hoặc tự hỏi mình rằng “Mình có thể tử tế và bao dung hơn với người khác được không?”

Trước những trào lưu tư tưởng của xã hội và xu hướng mà giới trẻ theo đuổi, Erin nói rằng cuộc sống của cô có phương hướng đúng đắn là nhờ Đại Pháp.

“Khi con người đến một độ tuổi nhất định, họ sẽ nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời. Nhiều người đang tìm kiếm nó. Những người cảm thấy rằng cuộc sống rất vô nghĩa sẽ uống rượu và tận hưởng. Bản thân tôi biết đến Đại Pháp và biết (thế nào là) ​​một hướng đi đúng đắn.”

Cuối cùng, cô nói: “Tôi muốn cảm ơn Sư phụ. Tôi hy vọng mình có thể làm tốt hơn nữa.”

Phiên dịch viên 23 tuổi Sam Wang: Một người dễ nổi cáu đã không còn nóng giận

Sam Wang
Học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi Sam Wang. (Ảnh: Tiêu Luật Sinh / Epoch Times)

Sam Wang đến từ Trung Quốc Đại Lục, năm nay anh 23 tuổi. Nhìn lại con đường đời của chính mình, khi gặp trắc trở, chính triết lý của Pháp Luân Đại Pháp đã che chở cho anh ấy.

Anh nói với phóng viên Epoch Times: “Bởi vì khi cô đơn nhất, bạn sẽ luôn biết rằng Thần vẫn đang dõi theo bạn, và bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn cô đơn. Hơn nữa, tôi tin vào Sư phụ.”

Anh ấy yêu nhạc rock, và từng rất nghiện nó. Nhưng việc tu luyện Pháp Luân Công đã khiến anh ấy tỉnh táo nhận ra rằng một số bản nhạc này có thể làm tăng thêm ma tính của con người, và làm trầm trọng thêm tính kiêu ngạo của những người trẻ tuổi, đặc biệt là một số lời bài hát rất tệ. Đồng thời, nhạc rock chứa đầy những nội dung kích động như hút chích ma túy, đồng tính luyến ái và tự tử.

Sam nói Đại Pháp cũng đã khai mở trí tuệ cho anh, đặc biệt là nhiều công việc anh ấy đang làm hiện giờ đều nằm ngoài sức tưởng tượng của anh so với trước kia, ví như công việc phiên dịch chẳng hạn. Anh từng rất sợ sân khấu, nhưng sau một thời gian luyện tập, anh ấy đột nhiên thấy rằng mình có thể phiên dịch kịp so với tốc độ của diễn giả.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, Sam thấy rằng mình đã có thể buông bỏ nhiều thứ. “Đôi khi đó chỉ là một ý nghĩ. Buông bỏ được ý nghĩ đó thì tâm hồn mới thăng hoa được. (Gần đây) một năm nay đôi khi tôi rất khó buông bỏ, nhưng khi buông bỏ được rồi mới thấy đó chẳng phải điều gì to tát…”

Anh ấy cũng nhận thấy rằng một người trước kia rất dễ nổi giận như mình nay lại “không cả nghĩ đến việc tức giận.”

Khi viết bản thảo trên máy tính, đôi khi máy tính sẽ bị treo. Sam nói rằng anh ấy từng rất tức giận vì mọi nỗ lực của mình đều bị lãng phí, nhưng bây giờ “Tôi thực sự không thể nhớ tới việc tức giận, nghĩa là không hề tức giận chút nào.”

Sam nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cho anh một thế giới quan rộng mở, khiến anh trở nên chân thành và biết ơn những người xung quanh nhiều hơn.

Cuối cùng, anh ấy muốn nói với Sư phụ Lý Hồng Chí rằng: “Thực sự cảm tạ Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp đã cùng tôi đi đến ngày hôm nay. Nếu Sư phụ không giúp đỡ từ khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi nghĩ mình sẽ không thể đi đến ngày hôm nay, và trở thành một người như hiện giờ. Về rất nhiều phương diện, như đối nhân xử thế và con đường nhân sinh của tôi… Sư phụ đã giúp tôi có thể phân biệt rõ ràng giữa điều tốt và điều xấu trong thời loạn thế …”

Sinh viên 26 tuổi Jenna Zhang: Đại Pháp có thể mang lại cho mọi người sự bình yên trong tâm hồn

Jenna Zhang
Học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi Jenna Zhang. (Ảnh: Tiêu Luật Sinh / Epoch Times)

Cô Jenna Zhang, một sinh viên 26 tuổi từ Trung Quốc Đại Lục đến Hoa Kỳ qua Hàn Quốc. Cô ấy sinh ra đã gắn liền với Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ của Jenna có những phản ứng nghiêm trọng khi mang thai. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công với ông bà ngoại của Jenna, tình hình của mẹ cô đã được cải thiện.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Jenna đã có thể kiềm chế trước những cám dỗ trong xã hội, và có thể đương đầu với áp lực. Cô nói: “Đại Pháp có thể mang lại cho con người sự bình yên trong tâm hồn.”

Ví dụ, cô nói rằng trong quá trình chuẩn bị luận án tốt nghiệp, một người bạn thân của mình ở Trung Quốc đã phải chịu rất nhiều áp lực, nhiều lần muốn tự tử. “Tôi đã an ủi cô ấy, và nói rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi, bạn chỉ cần chuẩn bị cẩn thận là được.”

Jenna nói rằng cô ấy cũng gặp áp lực tương tự khi ở Trung Quốc, nhưng tu luyện Đại Pháp khiến đã cô hiểu rằng nhiều việc đã được an bài, và cô ấy nên đón nhận chúng với một tâm thái cởi mở.

“Bởi vì tu luyện, và có đức tin, nên nội tâm tôi tương đối kiên định và mạnh mẽ. Khi áp lực xuất hiện, tôi sẽ sử dụng các phương pháp giải tỏa của người tu luyện, như học Pháp, luyện công.”

Cô ấy nói: “(Đại Pháp) giúp tâm bạn được tĩnh lặng, có phương hướng vững vàng trong cuộc sống, và có thể sinh ra trí tuệ…”

Khi chuẩn bị luận văn thạc sĩ, Jenna bế tắc và không có chút ý tưởng gì. Cô nói: “Tôi sẽ sử dụng các phương pháp tu luyện, nội tâm tĩnh tại, trí tuệ mới xuất sinh. Càng không viết được, càng lo lắng về việc liệu cuối cùng mình có thể tốt nghiệp được không, sẽ càng gây nhiều áp lực cho thể chất và tinh thần, và chẳng giúp được gì”.

Đồng thời, khi thấy người khác bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được điều mình muốn, cô cũng tự nhắc nhở bản thân “đừng để bị những hành vi này quấy nhiễu, cứ nỗ lực vì mục tiêu và thiết lập những giá trị đúng đắn của bản thân”.

Là những người trẻ tuổi, khái niệm về hôn nhân là một chủ đề phổ biến. Jenna kể sau khi vào đại học, các bạn cùng lớp của cô đều sống rất buông thả, không chăm chỉ học tập, cũng không làm bài tập, nam nữ sống với nhau rất tùy tiện.

“Đại Pháp đã cho tôi một tiêu chuẩn làm người, khiến tôi luôn yêu cầu bản thân làm theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của Trung Quốc.” “Xã hội bây giờ ai cũng sống như vậy, nhưng chưa chắc đã đúng.” “Vì tu luyện, nên tôi không hùa theo đám đông mà buông thả bản thân.”

Cô giải thích: “Bởi quan niệm đạo đức truyền thống nói về nhân quả báo ứng,  làm gì sau này cũng phải trả. Một số chuyện trong xã hội không phù hợp với truyền thống, nếu làm sau này mình cũng sẽ phải trả nghiệp.”

Tu luyện Pháp Luân Công đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cô. Jenna nói rằng cô rất biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí: “Cảm ơn Sư phụ đã truyền lại cho chúng con một Pháp tốt như thế này, và cho chúng con biết những đạo lý làm người… Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, tôi có thể cảm nhận sâu sắc rằng Sư phụ đã dẫn lối và hướng dẫn tôi đi đúng hướng.”

Học viên 25 tuổi Lý Minh Đức: Tu luyện khiến anh ấy nhìn lại mình trước mỗi khi gặp vấn đề

Ly Minh Duc
Học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi Lý Minh Đức. (Ảnh: Tiêu Luật Sinh / Epoch Times)

Lý Minh Đức 25 tuổi, đến từ Canada và đã tu luyện cùng cha mẹ từ khi còn nhỏ. Anh ấy nói rằng sau khi tu luyện Đại Pháp, anh ấy biết rõ ràng rằng khi gặp vấn đề, điều đầu tiên không phải là đùn đẩy trách nhiệm, mà phải tìm ra lỗi của mình trước, rồi sửa sai.

Anh nhớ lại một trải nghiệm của anh với bạn gái của mình. Khi đó, anh ấy đã nói với bạn gái về quyết định của mình trước đó một tuần, nhưng bạn gái của anh đã quên. Thế là hai người cãi nhau.

Sau đó, anh ấy nghĩ rằng mình đã sai. Minh Đức nói rằng mặc dù anh ấy đã thông báo cho bạn gái về chuyện này một tuần trước, nhưng anh ấy đã không nhắc nhở bạn gái của mình khi ngày đó đến gần, và thái độ của anh ấy với bạn gái không được tốt.

Khi bất đồng với cha mẹ, Minh Đức cho rằng trước tiên phải kiềm chế bản thân, dừng lại khi muốn cãi vã và suy nghĩ xem mình đã làm sai điều gì, và vì sao cha mẹ lại tức giận. Đồng thời, anh ấy cũng có thể nhận ra rằng cha mẹ cũng đều vì muốn tốt cho con cái, nên sau khi suy nghĩ, anh ấy đã tự mình sửa sai.

Giống như các học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi khác, Minh Đức cảm thấy rằng Pháp Luân Công đã ban cho anh trí tuệ.

Anh giới thiệu, hồi cấp 3 anh học ở một trường nổi tiếng của Canada, học sinh toàn đi học thêm ở ngoài, riêng anh không tham gia học thêm ngoại khóa. Vậy mà anh đã đạt giải quán quân trong các cuộc thi toán và khoa học, và đạt giải giải ba trong một cuộc thi sinh học.

Ngày nay, khi những người trẻ tuổi gặp khó khăn và nghĩ không thông, họ thường có xu hướng sử dụng các phương pháp cực đoan để giải quyết chúng. Minh Đức nói, là một người tu luyện, cách anh ấy đối phó với khó khăn khác với cách của mọi người.

“Người bình thường khi gặp khó khăn sẽ cho rằng cuộc sống thật vô nghĩa, và thầm nghĩ mình có nên tự tử không? Người tu luyện chúng tôi sẽ không làm điều này. Chúng tôi biết rằng khó khăn là đang khảo nghiệm bản thân, và chúng tôi phải chịu đựng gian khổ.

Vượt qua rồi chúng tôi sẽ đề cao. Chúng tôi có thể chịu đựng được nỗi khổ này, mới có thể kiên định bước tiếp. Người tu luyện vấp ngã rồi sẽ đứng dậy, phủi bụi và tiếp tục tiến lên,” anh nói.

Anh cũng cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí: “Cảm ơn Sư phụ. Không một lời nào có thể diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Nhờ có Đại Pháp, mẹ tôi vốn không thể thụ thai đã sinh ra tôi, và cũng nhờ Sư phụ mà tôi mới có thể lớn lên một cách khỏe mạnh.”

Chuyen Phap Luan
Các học viên Pháp Luân Công đang đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt.

Về Pháp Luân Đại Pháp

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn tu luyện này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

shutterstock 1993825469
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. (Ảnh: kheartmanee thongyot/ Shutterstock)

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng.

Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế và nhận được sự hoan nghênh của hàng trăm triệu người từ các giai tầng và ngành nghề khác nhau.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Bình Minh (t/h)