Việc ông Tập Cận Bình không tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thế giới ở Scotland đã bị ông Biden thẳng thắn quở trách là một “sai lầm lớn”. Ngoại giới vốn kỳ vọng rằng ông Tập sẽ thay thế bằng một bài phát biểu trực tuyến, cuối cùng thì chỉ còn lại văn bản, hơn nữa chờ sau khi các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia có bài phát biểu thì văn bản của ông Tập mới được tải lên trang web chính thức của hội nghị.

(Bài viết thể hiện quan điểm của nhà văn Nhan Thuần Câu (Yan Chungou), được cho phép đăng lại từ trang Facebook của ông.)

Embed from Getty Images

Các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia đều đến còn ông Tập Cận Bình thì không – nếu người không đến thì bài phát biểu bằng văn bản không còn có giá trị gì, không thể cứ tiếp tục chiếm dụng thời gian của lãnh đạo các nước.

Về việc ông Tập Cận Bình từ chối ra nước ngoài trong thời gian dài, ngoại giới có một số phân tích. Một số nói rằng do [ông Tập] lo lắng sẽ có một cuộc đảo chính trong thời gian ra nước ngoài (vậy trước kia từng thường ra nước ngoài thì không sợ sao?) Một số thì cho rằng là do [ông Tập] lo lắng về nạn dịch (còn các nhà lãnh đạo nước ngoài thì không sợ hãi sao?) Một số cho rằng là do [ông Tập] đang cố tình làm cho ông Biden khó xử (ĐCSTQ có vị thế cao đến mức có thể lên mặt vậy sao?) 

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu là hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo thế giới trong năm nay, là dịp quốc tế hiếm hoi để giao lưu, giành bạn và thể hiện vị thế của một cường quốc. Đó là một dịp quốc tế hiếm hoi nhưng ông Tập lại tự động từ bỏ, hẳn là có lý do sâu xa hơn.

Tác giả tin rằng quan hệ đối ngoại của ĐCSTQ không có gì để làm và đang ở trong tình trạng nửa buông lơi. Tình hình trong nước tồi tệ, đầu to như cái đấu, bứt rứt khó giải, phải chuẩn bị tinh thần chiến đấu cho qua ngày khổ ải, thêm nữa ngoại giao sói chiến đắc tội với cả thiên hạ, bây giờ đến để dập đầu xin tha thứ thì quá là mất mặt, thà làm hoàng đế cửa đóng then cài còn tốt hơn.

Trong những dịp tụ họp, các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ khoác vai nhau giả vờ là bạn chí cốt. Để tránh bị nghi ngờ, các quốc gia vừa và nhỏ khác sẽ đi đường vòng để né gặp ông Tập. Đó chẳng phải là đang để hoàng đế Tập một mình quay mặt vào góc tự khó chịu sao? Điều này tương đương với sự sỉ nhục công khai đối với một người đã quen với việc được “tiền hô hậu ủng” như hoàng đế Tập. Vậy thà là “không có mặt”, còn hơn là tránh chỗ ngồi.

ĐCSTQ có thái độ không rõ ràng về vấn đề khí hậu. Một bên muốn làm hài lòng Hoa Kỳ, một bên lại muốn sử dụng nó như một con bài thương lượng. Ông Vương Nghị đã nói rằng vấn đề khí hậu cần được thảo luận đầy đủ, có nghĩa là chúng ta không thể chỉ nói về vấn đề khí hậu mà quan hệ Mỹ – Trung, phong tỏa công nghệ cao, vấn đề Đài Loan – Hồng Kông – Tân Cương, v.v. ., phải được thảo luận cùng nhau. Hoa Kỳ phải hoàn toàn làm mềm thái độ của mình thì ĐCSTQ mới có thể hợp tác.

Lập trường của Hoa Kỳ cũng dạng như vậy, muốn hợp tác về vấn đề khí hậu nhưng lại cạnh tranh và đối đầu về các vấn đề khác, giải quyết chúng một cách riêng biệt. Người Mỹ rất lanh lợi nên họ sẽ không rơi vào bẫy của ĐCSTQ.

Mặc dù vậy, ĐCSTQ vẫn một mình đề xuất kế hoạch đạt được đỉnh xả thải carbon vào năm 2030 và trung hòa khí thải carbon (carbon-neutral) vào năm 2060, theo cách này, làm qua loa lấy lệ với toàn thế giới. Vì vậy mà các chỉ số đã được ban hành cho các địa phương. Điều này đã gây ra tình trạng hỗn loạn nhiệt điện than ở các tỉnh, thành phố.

Cam kết đối ngoại của ĐCSTQ đáng giá bao nhiêu, người Hồng Kông có quyền lên tiếng nhất. Ngay cả “Tuyên bố chung Trung – Anh” đã đăng ký tại Liên hợp quốc cũng có thể bị coi thường. Thế thì có gì là lạ khi những thứ xa xôi như 2030 và 2060 sẽ không là “lời hứa suông”? ĐCSTQ bị phá sản trên trường quốc tế và rất ít quốc gia coi trọng cam kết của ông Tập Cận Bình.

“Một quốc gia hai chế độ”: Cuộc lật lọng kéo dài hơn 20 năm

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu lần này không chỉ là tìm kiếm sự đồng thuận, mà còn để đưa ra các chính sách mới. Các quốc gia sẽ thảo luận về các hoạt động theo dõi như áp đặt thuế carbon. ĐCSTQ cũng không tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, thì sẽ bị loại bỏ, không đủ điều kiện để tham gia vào việc xây dựng các quy tắc liên quan. Việc tự động rút khỏi nhóm như vậy đã biến “sự tham gia vào quản trị quốc tế” “mô hình Trung Quốc” mà ĐCSTQ khoe khoang thành trò cười. Kết quả của sự tự cô lập là một tình thế tiến thoái lưỡng nan không thể đảo ngược trong ngoại giao.

ĐCSTQ là quốc gia lớn nhất với 30% lượng khí thải carbon của thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân Trung Quốc. ĐCSTQ không phải là không biết thực tế này, chỉ là không muốn từ bỏ thói quen sùng bái GDP đã nhiều năm. Trung Quốc Đại Lục từ lâu đã phát triển quá độ, có quá nhiều đường sắt cao tốc được xây dựng mà không có hành khách, gần như bị thua lỗ; các thành phố lớn, vừa và nhỏ đều phát triển quá mức; bất động sản và hàng hóa số lượng lớn dư thừa công suất.

Thụy Lệ là một thành phố nhỏ nhưng có hơn chục làn xe cộ qua lại, một số tòa nhà văn phòng chính quyền thị trấn thường cao mười tám tầng. Tác giả đã đến thăm Phật Sơn vào những năm 1990. Khi đó, tòa nhà văn phòng chính quyền thành phố rất nguy nga và phó bí thư có một phòng xông hơi riêng. Việc xây dựng điên cuồng với mục đích theo đuổi GDP một cách toàn diện là thủ phạm đầu tiên gây ra lượng khí thải carbon nghiêm trọng.

Ngoại trừ New York, London và Tokyo, nhiều thành phố lớn ở nhiều quốc gia chỉ có trung tâm thành phố với quy mô nhỏ, nơi có các tòa nhà cao tầng, phần lớn diện tích là các nhà một tầng với mật độ thấp. Các công trình công cộng chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản, không có công trình quy mô lớn. Triết lý sống thanh bình và khiêm tốn này là thái độ đúng đắn để bảo vệ trái đất.

shutterstock 283767884
Quế Lâm, Trung Quốc (Nguồn: Shutterstock)

Trung Quốc đã không thực sự là giàu có, chẳng qua chỉ là kiểu “nhà giàu mới nổi” mà thôi. Từ tâm lý tự ti của người nông dân đến sợ hãi rằng người khác không biết là bạn có tiền, nên mới làm ra chuyện xây dựng đô thị vô cùng xa xỉ. Các quan chức địa phương vì con đường thăng quan tiến chức của họ mà chạy theo con số GDP và gây ra thiệt hại cho môi trường nhưng người dân trên toàn thế giới lại là người phải chịu gánh nặng.

Ông Tập Cận Bình rút khỏi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và đi ngược lại xu thế thời đại, tự cô lập chính mình. Trong tương lai, ĐCSTQ sẽ tách khỏi thế giới, tự rút về trong nước, kinh tế Trung Quốc sẽ thụt lùi, ngoại giao sẽ thoái trào, đấu tranh chính trị, tương lai đầy nguy hiểm, là lợi hay hại cho quốc gia? Đó chỉ là giấc mộng Hoàng Lương (mơ giữa ban ngày) mà thôi!

Tiêu đề gốc: Việc ĐCSTQ rút khỏi nhóm quản trị toàn cầu trở thành trò cười

Bài viết được đăng lại từ trang Facebook của nhà văn Nhan Thuần Câu với sự ủy quyền của tác giả.

Xem thêm: