Theo nguồn tin của Washington Post, có quan chức Trung Quốc cho biết Nga liên tục thúc giục Bắc Kinh có động thái hỗ trợ về kinh tế như cam kết trước khi cuộc xâm lược Nga vào Ukraine diễn ra, nhưng điều này khiến Bắc Kinh “căng thẳng“.

shutterstock 634594754
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: plavevski / Shutterstock)

Theo Washington Post, trong những tuần gần đây Nga ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hỗ trợ, kêu gọi tôn trọng những cam kết quan hệ đối tác “không hạn chế” đã được hai bên đưa ra trong những tuần trước khi nổ ra cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, phía ĐCSTQ dù có nghĩ cách làm sao có thể hỗ trợ tài chính cho Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây, đều không đơn giản.

Một quan chức ĐCSTQ đề nghị giấu tên nói rằng chính quyền Nga đã ít nhất hai lần gây sức ép yêu cầu ĐCSTQ có hình thức hỗ trợ kinh tế theo hình thức mới [mà có thể không vi phạm lệnh chế tài từ phương Tây], nhưng quan chức này cho hay yêu cầu đó “gây căng thẳng”; một quan chức khác nói rằng Nga đã yêu cầu chương trình hỗ trợ kinh tế bao gồm “các cam kết thương mại” được duy trì trước cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2 cũng như hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.

Nguồn tin Bắc Kinh liên quan đến vấn đề đòi viện trợ từ Nga cho biết, họ hiểu hoàn cảnh khó khăn của Nga, nhưng điều đó không đủ để Trung Quốc có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình. Nguồn tin nhấn mạnh rằng ĐCSTQ không thể giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt, chủ yếu vì lo ngại Mỹ và các đồng minh của Mỹ cắt đứt trao đổi cung ứng các công nghệ quan trọng mà Trung Quốc cần, bao gồm chất bán dẫn và thiết bị hàng không vũ trụ, đồng thời nhắm mục tiêu trừng phạt vào hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Đối tác chiến lược Nga của ĐCSTQ đã bước vào tháng thứ Tư của cuộc chiến mà Bắc Kinh không ngờ được, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giao nhiệm vụ cho các cố vấn thân cận nhất nghĩ cách làm sao hỗ trợ được cho Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt. Nhưng một quan chức cấp cao của Mỹ nói thẳng rằng điều này vẫn chưa đủ đối với Nga.

Quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng ĐCSTQ nên công khai thể hiện thái độ trung lập hơn là thỏa hiệp kinh tế với Nga, nhiều mục tiêu trong đó mâu thuẫn nhau nên rất khó để đồng thời hành động cùng nhau. Về vấn đề này, Washington Post cũng đã hỏi Đại sứ quán Nga tại Washington và không nhận được phản hồi.

Theo nguồn tin, quan chức ĐCSTQ cho biết Nga không yêu cầu vũ khí và đạn dược, nhưng từ chối bình luận về việc liệu Nga có yêu cầu các mặt hàng khác có thể được sử dụng trong các hoạt động quân sự, bao gồm cả công nghệ và vật tư hay không. Nhưng cuộc chiến Ukraine đã kéo dài hơn dự kiến ​​và Bắc Kinh đã nói rõ với Moscow rằng kết thúc chiến tranh mới có thể giúp Trung Quốc có thêm nhiều cách để chống lại các lệnh trừng phạt quốc tế cũng như ngăn các công ty nước ngoài rời bỏ nước Nga.

Cựu ngoại trưởng Nga: Bắc Kinh có thể “nuốt chửng” Nga

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của ông Putin không chỉ vô cùng khó khăn về chiến sự mà còn bị cộng đồng quốc tế trừng phạt nghiêm khắc. Cựu Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev cho rằng ông Putin mong ĐCSTQ giúp đỡ Moscow vượt qua khủng hoảng suy sụp kinh tế, nhưng có thể Bắc Kinh sẽ không bao giờ đối xử “bình đẳng” với ông Putin, mà ngược lại có thể “thôn tính” nước Nga.

Hôm 12/3, ông Kozyrev nói với Fox News rằng với việc quân đội Nga thất bại ở Ukraine và nền kinh tế trong nước cũng bị tổn hại nặng nề, nhiều khả năng ông Putin sẽ cầu cứu Trung Quốc vì đã những thảm bại kinh tế, hiện giờ chỉ có thể bán một số nguyên liệu thô đến Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh sẽ không bao giờ coi ông Putin là đối tác bình đẳng, thậm chí là đồng minh, vì ông Putin không còn giá trị với ĐCSTQ như trước nữa.

Có thông tin cho rằng trước khi chiến tranh Ukraine-Nga bùng nổ, Trung Quốc và Nga đã ký một loạt thỏa thuận nhằm chuẩn bị “lối thoát” cho việc Nga bị phương Tây trừng phạt, bao gồm cả việc mở cửa toàn bộ Trung Quốc cho Nga nhập khẩu lúa mì và chiều ngược lại là Trung Quốc mua 100 triệu tấn than từ Nga…

Tuy nhiên, ông Kozyrev nhận định vấn đề ông Putin tin ĐCSTQ sẽ cứu Nga là thực sự quá ngây thơ. Phía ĐCSTQ thậm chí còn xúi giục ông Putin khơi mào xung đột với các nước phương Tây, điều này chỉ vì lợi ích của Trung Quốc. Một khi ông Putin đã mất thị trường phương Tây, bao gồm cả các nước liên quan khác như Nhật Bản, ông ta chỉ có thể ‘bò’ sang Trung Quốc để cầu xin ĐCSTQ mua tài nguyên khoáng sản của Nga. Nhưng ĐCSTQ chỉ chờ thời cơ vấn đề này thành nguồn thu nhập duy nhất còn lại của Nga là bắt chẹt Nga phải đại hạ giá.

Thậm chí, ông Kozyrev còn thẳng thắn cho rằng ĐCSTQ là một thế lực thương mại hành động lạnh lùng vì lợi ích, điều cần nghĩ đến nhất là tránh cầu cứu loại đối tác này khi lâm cảnh tuyệt vọng.