Báo cáo truy xuất nguồn gốc virus COVID-19 sắp tới của giới tình báo Mỹ và việc Tổ chức Y tế Thế giới thành lập một nhóm mới để truy tìm nguồn gốc của virus trực tiếp chỉ ra rằng cần phải tiến hành một cuộc điều tra minh bạch Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán. ĐCSTQ dường như đang hoảng sợ về việc này.

Viện Virus học Vũ Hán Phòng Thí nghiệm P4 Vũ Hán 2
Viện Virus học Vũ Hán (Nguồn: Chụp màn hình video)

Ngày 13/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đang thành lập “Nhóm tư vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc của mầm bệnh mới”, đồng thời cho biết nhóm cố vấn này sẽ hỗ trợ nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. WHO kêu gọi tất cả các chính phủ hợp tác để tăng tốc độ nghiên cứu về truy xuất nguồn gốc virus, đồng thời “phi chính trị hóa tình trạng này”.

Washington hôm thứ Sáu (ngày 13/8) hoan nghênh kế hoạch này của WHO, đề cập “nhấn mạnh vào nghiên cứu dựa trên khoa học và các nỗ lực dựa trên dữ liệu nhằm tìm ra nguồn gốc của đại dịch này để chúng ta có thể phát hiện, ngăn chặn và đối phó tốt hơn với các sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai.”

Chuyên gia WHO đổi giọng

Dịch viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 4 triệu người trên toàn thế giới và lây nhiễm cho hơn 200 triệu trường hợp. Tiếng nói kêu gọi làm rõ nguồn gốc của virus của các nước trên thế giới chưa bao giờ ngừng lại. Các chuyên gia của WHO và Trung Quốc đã đến Vũ Hán để thực hiện một cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc vào tháng Một năm nay, và cuối cùng đã đưa ra một báo cáo điều tra phủ định khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia của WHO thừa nhận rằng Trung Quốc đã không cung cấp dữ liệu về những bệnh nhân thời kỳ đầu trong cuộc điều tra này, ngụ ý rằng cuộc điều tra là không đủ.

Người đứng đầu đoàn phái đoàn của WHO, ông Peter Ben Embarek, đã tiết lộ trong một bộ phim tài liệu được phát sóng tại Đan Mạch hôm thứ Năm (ngày 12/8) rằng báo cáo kết luận (đã được công bố) chịu áp lực từ Trung Quốc.

Theo báo cáo trên các kênh truyền thông tiếng Anh như Washington Post, ông Peter Ben Embarek cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Đan Mạch rằng khi phái đoàn đang khảo sát ở Vũ Hán, các quan chức Trung Quốc đã gây áp lực, buộc họ phải từ bỏ giả thuyết về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, trước sự kiên quyết của các thành viên trong đoàn, báo cáo đã đề cập đến giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, nhưng nói rằng điều đó là “rất không có khả năng” và nói rằng không cần điều tra thêm.

Theo báo cáo, trong một bình luận phỏng vấn đăng trên trang web của kênh truyền hình Đan Mạch 2 (TV2), ông Embarek nói rằng có thể có “sai lầm của con người” từ phía Trung Quốc, nhưng hệ thống chính trị của Trung Quốc nhấn mạnh rằng điều đó luôn đúng và hoàn hảo. “Có lẽ có người nào đó muốn che giấu những việc này, ai biết được? “

Washington Post nói rằng ông Embarek nói với tờ báo rằng phương tiện truyền thông tiếng Anh đã mắc lỗi trong bản dịch bài báo tiếng Đan Mạch này và từ chối bình luận thêm. WHO cũng nói với tờ báo này rằng bản dịch không chính xác và đây là một cuộc phỏng vấn cách đây vài tháng.

Reuters đã không thể liên hệ với ông Embarek để đưa ra bình luận thêm vào thứ Sáu. Một quan chức của WHO nói với Reuters rằng tuyên bố của WHO về việc thúc đẩy nghiên cứu về nguồn gốc của virus không liên quan gì đến những nhận xét này và đã đề cập rằng cuộc phỏng vấn của ông Embarek đã được ghi lại vài tháng trước.

ĐCSTQ chỉ trích ông Tedros Adhanom phản bội, từ chối điều tra lần 2

Đáp lại lời kêu gọi của WHO về việc yêu cầu Trung Quốc chia sẻ thông tin về virus viêm phổi Vũ Hán thời kỳ đầu và hỗ trợ cuộc điều tra thứ hai về nguồn gốc của virus, ĐCSTQ không chỉ từ chối mà còn chỉ trích WHO chính trị hóa vấn đề nguồn gốc dịch bệnh. Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ thậm chí còn chỉ trích Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, người từng từng làm bệ đỡ cho ĐCSTQ, là “kẻ phản bội”“chó săn của Mỹ”.

Ngày 13/8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc đã tuyên bố tại cuộc họp báo của các phái viên nước ngoài về truy xuất nguồn gốc virus rằng hơn 70 quốc gia gần đây đã ủng hộ báo cáo nghiên cứu chung về truy xuất nguồn gốc virus do Trung Quốc và WHO phối hợp, đồng thời Trung Quốc phản đối việc “chính trị hóa” vấn đề này. Hơn 300 đảng phái chính trị, tổ chức xã hội và các tổ chức nghiên cứu từ hơn 100 quốc gia và khu vực đã đệ trình một tuyên bố chung lên Ban Thư ký WHO, kêu gọi WHO tiến hành nghiên cứu về nguồn gốc của virus corona mới một cách khách quan và công bằng.

Tuyên bố do WHO đưa ra vào ngày 12/8 một lần nữa chỉ ra rằng giai đoạn đầu của cuộc điều tra không tìm thấy đủ bằng chứng để loại trừ bất kỳ giả thuyết nào và cần tiến hành điều tra thêm về khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm. “Phân tích và cải thiện quy trình và an toàn của tất cả các phòng thí nghiệm trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, là rất quan trọng đối với an toàn sinh học chung của chúng ta.” Ông cũng phủ nhận rằng giai đoạn hai của cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc virus đã bị chính trị hóa. Tuyên bố đề cập rằng chỉ có các phòng thí nghiệm ở Nga và Mỹ lưu trữ virus variola trên thế giới và WHO đã cử người tiến hành kiểm tra an toàn đối với các phòng thí nghiệm này hai năm một lần.

Cơ quan tình báo Mỹ khởi thảo báo cáo cơ mật

Tổng thống Mỹ Biden đã yêu cầu giới tình báo Mỹ đệ trình một báo cáo truy tìm nguồn gốc virus, thời hạn để đưa ra báo cáo này sắp đến. Theo một báo cáo độc quyền của CNN, cơ quan tình báo đang soạn thảo một báo cáo mật. Cơ quan tình báo cũng đã thu được một lượng lớn thông tin về gen virus của Viện viurs học Vũ Hán, và đang tiến hành giải mã, tuy nhiên chưa rõ tiến độ ra sao.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng báo cáo này cùng tuyên bố của WHO và thái độ của các chuyên gia như ông Embarek đều chỉ ra cùng một trọng tâm, đó là Viện Virus học Vũ Hán trang phải chấp nhận một cuộc điều tra độc lập và minh bạch thì mới giải quyết bí ẩn.

Điều này đã khiến ĐCSTQ hoảng sợ, do đó gần đây đã tung tin thất thiệt nhằm công kích Mỹ qua nhiều kênh khác nhau để chuyển hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với Viện Virus học Vũ Hán. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây dẫn lời một nhà sinh vật học được cho là từ thành phố Berne, thủ đô Thụy Sĩ, cáo buộc Mỹ và một số kênh truyền thông gây áp lực lên các chuyên gia đã tuyên bố rằng virus COVID-19 không liên quan trực tiếp đến các phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Tuy nhiên Đại sứ quán Thụy Sĩ chỉ ra rằng đây là tin tức giả, đồng thời yêu cầu các phương tiện truyền thông và cư dân mạng Trung Quốc gỡ các bài báo liên quan.

Hôm thứ Năm (ngày 12/8), truyền thông của ĐCSTQ là tờ “Thời báo Hoàn cầu” đã sử dụng lời của hai người nước ngoài giấu tên để chỉ trích việc Mỹ thúc đẩy điều tra nguồn gốc của virus “nhằm tiêu hao nguồn lực ngoại giao của Trung Quốc”, nói rằng “chính quyền Biden tiến hành một cuộc điều tra nguồn gốc virus thời hạn 90 ngày là một chiến dịch chính trị phối hợp nhất trí.”

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: