Xã hội Mỹ ngày nay đang chứng kiến cảnh trắng và đen, thiện và ác, tốt và xấu bị đảo lộn, với thực trạng ngày càng khủng khiếp hơn. Bây giờ còn có người đảo ngược vấn đề sử dụng cần sa khi cho rằng tiếng xấu của cần sa là do phân biệt chủng tộc!

1024px Cannabis Ganja Farm 18460493035
Cây cần sa (Nguồn: Ganja Farm/ Wikimedia)

Ở California, chẳng hạn như khu vực trồng cần sa ở phía tây bắc của Santa Barbara, kể từ tháng 11/2016 khi cử tri California bỏ phiếu để hợp pháp hóa cần sa trong giải trí thì đã có ngày càng nhiều người trồng cần sa, và nổ ra cuộc xung đột với những người trồng nho trước đây…

Ở Trung Quốc cổ đại, cây cần sa có ghi trong “Bản thảo cương mục” với ứng dụng làm thuốc. Vào đầu thế kỷ 20 khi việc cấm rượu được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới thì lệnh cấm thuốc lá và cần sa cũng bắt đầu được tăng cường. Nghiện chất dạng thuốc phiện hiện đang là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn ở Mỹ, một số người cho rằng sau khi cởi mở đối với cần sa trong y tế thì người bệnh có thể dùng thay thế hoặc dùng chung thuốc giảm đau dạng thuốc phiện, giúp giảm liều lượng và tác dụng phụ, và hy vọng giảm thiểu tử vong và nghiện do thuốc giảm đau. Quan điểm như vậy là rất hời hợt.

Cần sa, người Mỹ thường gọi Marijuana, và có những người gọi Cannabis theo cách Tây Ban Nha, là thứ có thể tác động trực tiếp lên tinh thần con người và có thể khiến người ta nghiện vì nó chứa hàng loạt thành phần gây nghiện… như chất kích thích thần kinh tetrahydrocannabinol (THC), vì vậy cần sa có tác dụng làm dịu, gây hưng phấn và ảo giác, có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người. Cũng giống như các loại ma túy khác, con người sau khi sử dụng cần sa sẽ có nhiều phản ứng khác nhau về tâm lý và thể chất, có thể gây hưng phấn, tăng cảm giác thèm ăn, thay đổi nhận thức về giác quan, ngắn hạn sẽ gây giảm trí nhớ, khô miệng, hoang tưởng và lo lắng; còn dùng lâu dài sẽ gây nghiện, giảm trí lực. Sau khi sử dụng cần sa, bạn không thể lái xe một cách an toàn, giống như sau khi uống rượu.

Vài thập kỷ qua, thái độ với cần sa của các cơ quan chức năng Mỹ như y tế, học thuật và chính phủ đã liên tục thay đổi. Ngày nay giới chuyên môn phân loại ma túy thành 4 loại phổ biến căn cứ vào cách chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương: thuốc an thần hệ thần kinh trung ương (Depressants), thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (Stimulants), chất gây ảo giác (Hallucinogens), và cần sa (Cannabis). Thuốc an thần (như thuốc phiện, morphin, heroin) tạo ra khoái cảm bằng cách ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương; chất kích thích (như cocaine, amphetamine và thuốc lắc) tạo ra khoái cảm bằng cách kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương; thuốc an thần và chất kích thích chỉ thay đổi cảm xúc con người, còn chất gây ảo giác (chẳng hạn như LSD) trực tiếp tác động lên các hoạt động của con người ở cấp độ cao hơn – những suy nghĩ của con người, có thể khiến người dùng bị ảo giác! Các pháp sư của xã hội nguyên thủy thường sử dụng những chất gây ảo giác này để hại người nhằm trục lợi.

Cần sa được xếp vào loại riêng biệt thuộc loại thứ 4, vì cần sa có phương thức hoạt động rất phức tạp trên hệ thần kinh trung ương, vừa có thể gây hưng phấn và ức chế, lại có thể gây ảo giác, thậm chí có khả năng chữa bệnh, tương đương với việc sở hữu cùng lúc đặc tính của 3 loại thuốc đầu tiên, nhưng lại nhờ có công dụng chữa bệnh nên vấn đề định vị phân loại trở nên mơ hồ nhất. Cũng vì vậy mà những nhận định về nó thường gây tranh cãi nhất. Ngoài ra, cần sa còn được xem là loại ma túy “mang tính khơi gợi”, vì người ta thường sử dụng các loại ma túy khác với cường độ mạnh hơn sau khi sử dụng cần sa.

Cả hai cựu Tổng thống Clinton và Obama của Đảng Dân chủ Mỹ đều thừa nhận thời trẻ họ đã thử qua cần sa. Ngày 4/1/2018, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions của Tổng thống Trump khi đó đã ký sắc lệnh bãi bỏ luật của Chính quyền Obama cho phép hợp pháp hóa cần sa ở một số khu vực nhất định, ngoài ra cho phép chính quyền liên bang có quyền xử lý pháp luật ở các tiểu bang trước đây đã hợp pháp hóa cần sa. Ở Mỹ, khi có xung đột giữa luật liên bang và luật địa phương thì sẽ được ưu tiên áp dụng luật liên bang.

Nhưng gần đây xuất hiện bài báo trên tờ Business Insider của Mỹ cho rằng tiếng xấu của cần sa chủ yếu là do “phân biệt chủng tộc”. Tác giả tin rằng Harry Anslinger, người phụ trách Cơ quan Thực thi Ma túy (DEA) của Bộ Tài chính Mỹ từ thời Hoover đến Kennedy, đã mượn phim ảnh giật gân để phi pháp hóa cần sa. Tại một hội nghị sách giới thiệu sách mới của Viện Brookings ở Mỹ vào tháng 6/2020, một cuốn sách mới như vậy đã được giới thiệu, sách kể về lịch sử của cần sa. Tác giả tin rằng các cuộc chiến chống ma túy hàng chục năm qua ở Mỹ là nhằm vào những người Mỹ da đen và da nâu.

Hơn nữa, không chỉ cuộc chiến chống ma túy của Mỹ có nguồn gốc từ vấn đề “phân biệt chủng tộc” mà ngay cả lực lượng cưỡng chế ma túy ở biên giới của Mỹ cũng mang tính “phân biệt chủng tộc”. Vì vậy, tác giả cho rằng từ thế kỷ 20 đến nay việc nhiều chính trị gia Mỹ nhìn nhận vấn đề cần sa đã gây “chia rẽ” nước Mỹ!… Có thể thấy rõ quan điểm đó xuyên tạc như thế nào.

Tác giả cực đoan đó cũng cho rằng cơ quan chức năng Mỹ đã đi tiên phong mô tả cần sa là “mặt hàng nguy hiểm và có hại từ biên giới phía nam, giống như những người nhập cư từ Mexico”; Chính phủ Mỹ nhìn cần sa là “loại ma túy của khu vực trung tâm thành phố lớn, và loại ma túy của cộng đồng người da đen, và việc sử dụng cần sa có thể dẫn đến giết người, hãm hiếp, điên loạn và các tội ác độc ác khác”. [Như vậy] tác giả đã phớt lờ tác hại mà ma túy gây ra cho toàn xã hội, thẳng thừng lôi những thứ vốn không liên quan gán lên cái mác phân biệt chủng tộc, cho rằng cách tiếp cận của nước Mỹ đối với cần sa như vậy khiến tình trạng nguy hiểm hơn.

Người viết cánh tả đó thậm chí còn khôi hài lôi cả chuyện xung đột giữa người Hoa với nhau vào “cuộc chiến phân biệt chủng tộc”. Cho rằng Đạo luật Chống Thuốc phiện của Mỹ những năm 1870 nhằm vào những người nhập cư Trung Quốc, vì người Trung Quốc mang thuốc phiện vào Mỹ; Đạo luật Chống Cocaine những năm 1900 nhằm vào người Mỹ da đen ở miền Nam; và Đạo luật Chống cần sa của những năm 1910 và 1920 nhắm vào những người nhập cư Mexico ở miền Trung Tây và Tây Nam của Mỹ!

Đúng, người Mỹ gốc Hoa không thích bị phân biệt đối xử, nếu họ bãi bỏ các tiêu chuẩn tuyển sinh mới phân biệt đối xử với sinh viên Trung Quốc trong tuyển sinh của Harvard, Yale, và Đại học California, thì người Mỹ gốc Hoa sẽ thực sự tin rằng những người cấp tiến đó đấu tranh cho xóa bỏ phân biệt chủng tộc!

Một bài báo khác được xuất bản vào tháng 1/2018 tuyên bố rằng “Nên cấm dùng từ ‘Marijuana’ (cần sa) có nguồn gốc từ phân biệt chủng tộc”. Lý do là đa số những người bị bắt vì sử dụng cần sa là người dân tộc thiểu số! Trong năm 2016, ở Mỹ có hơn 600.000 vụ bắt giữ vì tàng trữ và sử dụng cần sa, nhiều hơn tất cả các tội phạm bạo lực khác, trong đó chiếm đa số là người dân tộc thiểu số.

Trong những người tận lực thúc đẩy hợp pháp hóa cần sa ở Mỹ, một số người thậm chí còn chỉ trích lịch sử “phi pháp hóa” cần sa, cho rằng sự kết hợp của quyền lực chính trị và các yếu tố chủng tộc, cộng với hình ảnh mô tả xấu xí từ truyền thông với những người sử dụng cần sa đã dẫn đến cần sa ở Mỹ trong thế kỷ 20 dần lún vào quá trình phi pháp hóa.

Kiểu phản bác ma túy không gây hại cho xã hội, đảo ngược thực trạng để khoác lên tấm áo vô tội đối với nạn nhân như thế quả thật là gây bàng hoàng! Thực trạng trắng và đen, tốt và xấu của xã hội của chúng ta trở nên đảo lộn đã lên đến mức như vậy!

Nhìn chung, những nhà hoạt động  xã hội cấp tiến đó đang thúc đẩy việc bãi bỏ thuật ngữ “Marijuana” mà trong mắt họ đó là từ đã bị vấy bẩn, cần tránh thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” và “định kiến ​​chính trị” để mô tả loại ma túy cần sa, thay vào đó nên dùng từ “Cannabis” nghe êm hơn mà nhiều người vẫn chưa biết rõ ràng, để mở đường cho việc thực hiện triệt để việc hợp pháp hóa cần sa.

Khi các bang ở Mỹ tiếp tục thúc đẩy việc hợp pháp hóa cần sa, họ dán nhãn thuật ngữ cần sa là phân biệt chủng tộc! Rõ ràng họ muốn đưa xã hội Mỹ vào vũng lầy sâu hơn qua việc thúc đẩy hợp pháp hóa ma túy trên quy mô lớn.

Tiến sĩ Tạ Điền – ​​giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.
Bài viết được đăng trên Epoch Times

Xem thêm: