Tháng Sáu năm ngoái đã nổ ra đụng độ đẫm máu ở vùng biên giới tại thung lũng Galwan giữa quân đội hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Trong vụ đụng độ, cả hai bên đều có thương tích và thiệt hại sinh mạng. Sau đó 4 tháng đã xảy ra sự cố đột ngột mất điện ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ cách đó hơn 2.000 km. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng việc mất điện có liên quan đến xung đột biên giới Trung-Ấn.

shutterstock 1845095554
Mumbai, Ấn Độ (Ảnh: Andrey Armyagov/ Shutterstock)

Theo New York Times ngày 28/2 đưa tin, một báo cáo nghiên cứu chỉ ra khi xung đột đẫm máu giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra trên dãy Himalaya, phần mềm độc hại của Trung Quốc đã tấn công vào quản lý nguồn cung cấp điện trên toàn Ấn Độ.

Báo cáo của Công ty thông tin tình báo mạng Recorded Future có trụ sở tại Boston (Mỹ) đã phát hiện ra, sau khi những phần mềm độc hại xâm nhập vào hệ thống điện thì đa số phần mềm liên quan đến hệ thống điện của Ấn Độ không thể khởi động được.

Gám đốc điều hành Stuart Solomon của Recorded Future cho biết, một công ty có tên Red Echo do Bắc Kinh hậu thuẫn đã sử dụng một cách có hệ thống công nghệ xâm nhập mạng tiên tiến để âm thầm chi phối hoạt động tại 12 nút chính cơ sở hạ tầng truyền tải và phát điện ở nhiều vùng của Ấn Độ. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu sự cố mất điện lớn vào ngày 13/10 năm ngoái ở Mumbai, một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của Ấn Độ, có hàm ý là Bắc Kinh đưa ra cảnh báo rằng nếu New Delhi thúc đẩy quá mạnh các yêu sách biên giới thì Ấn Độ sẽ phải chịu tổn hại như thế nào trong tương lai?

Đáng chú ý là sự cố mất điện trên diện rộng ở Mumbai xảy ra vào thời điểm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành nghiêm trọng, việc mất điện không chỉ khiến các chuyến tàu ngưng trệ, thị trường chứng khoán không thể vận hành, ngay cả các bệnh viện của Ấn Độ cũng phải chuyển sang dùng máy phát điện khẩn cấp để bảo đảm máy thở hoạt động.

Khi xảy ra vụ mất điện ở Mumbai, giới chức Ấn Độ có người cho biết nguyên nhân mất điện là do tấn công mạng từ Trung Quốc, khi đó Chính phủ Ấn Độ cũng hứa sẽ điều tra và sẽ có công bố kết quả trong vài tuần. Nhưng rồi sau đó đã không thấy giới chức Ấn Độ không công bố lý do mất điện ở Mumbai. Thông tin dẫn phân tích chỉ ra có thể lý do vì phía Ấn Độ vẫn đang tìm kiếm các nút mà Trung Quốc đã kiểm soát… Trong khi giới chức ngoại giao Ấn Độ lo ngại sự can thiệp của Bắc Kinh có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực gần đây của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm tìm kiếm các kênh ngoại giao để giảm căng thẳng biên giới.

Nhiều vụ tấn công mạng từ Trung Quốc nhắm vào Ấn Độ

Sau khi New York Times đưa tin tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống lưới điện Ấn Độ, trong họp báo thường kỳ ngày 1/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã có phản bác rằng tin tức liên quan là “vu khống trắng trợn”, “không chỉ vô trách nhiệm, mà còn có ý đồ khác. Trung Quốc kiên quyết phản đối.”

Tuy nhiên các dữ liệu cho thấy nhiều vụ tấn công mạng từ Trung Quốc nhắm vào Ấn Độ trong thời gian gần đây.

Tháng 8/2020 cơ quan an ninh Ấn Độ đã đưa ra báo cáo cáo buộc đơn vị quân đội không gian mạng của ĐCSTQ mang số hiệu 61398 đã thúc đẩy thu thập thông tin tình báo và thông tin nhạy cảm trên không gian mạng trong một thời gian dài, trong đó có hoạt động tấn công mạng đặc biệt mạnh mẽ nhắm vào Ấn Độ. Các hoạt động tấn công mạng của họ bao gồm nhắm vào tàu ​​ngầm INS Arihant chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ có khả năng phóng tên lửa đạn đạo dưới nước mang đầu đạn hạt nhân, ngoài ra là tài liệu nhạy cảm việc Ấn Độ mua sắm trang thiết bị quân sự của Mỹ như máy bay tuần tra hàng hải P8I…

Ngoài ra cuối năm ngoái tổ chức an ninh mạng Ấn Độ cũng tiết lộ với giới truyền thông rằng trong các đợt khuyến mại mua sắm trực tuyến của Ấn Độ vào tháng 10 và tháng 11/2020, tin tặc từ Trung Quốc đã tiến hành tấn công mạng hàng triệu người tiêu dùng Ấn Độ với mục đích “lừa đảo thương mại” nhằm thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng Ấn Độ.

Một thông tin mới nhất từ ​​Reuters, trong những tuần gần đây, một tổ chức hacker được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã khóa hệ thống công nghệ thông tin (IT) của hai nhà sản xuất vắc xin Ấn Độ. Loại vắc xin viêm phổi Vũ Hán do hai công ty này sản xuất đều được sử dụng trong kế hoạch tiêm chủng tại Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của ​​Reuters.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: